Đảm bảo thực hiện tốt quy trình quản lý rủi ro cho vay

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đông anh (Trang 61 - 64)

Chính sách quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay của Chi nhánh cần phải đảm bảo nguyên tắc: Phân tán rủi ro, quy trình xét duyệt cấp tín dụng phải qua nhiều cấp, nhiều người hoặc tập thể, kiểm tra giám sát thường xuyên. Hoạt động cho vay của Chi nhánh Vietinbank Đông Anh cần dựa trên ba nguyên tắc cơ bản sau:

 Vốn vay phải được hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi:

Do vốn cho vay mà Chi nhánh Vietinbank Đông Anh sử dụng chủ yếu từ nguồn vốn huy động của khách hàng, nên Chi nhánh chỉ có quyền sử dụng tạm thời nguồn vốn đó chứ không có quyền sở hữu, nếu các khoản vay không được hoàn trả đúng hạn, sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán cho ngân hàng.

 Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích:

Để đảm bảo sự an toàn của nguồn vốn, Chi nhánh cần yêu cầu khách hàng vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng mục đích đã ghi trong hợp đồng vay vì mục đích đó đã được thẩm định là có hiệu quả, khả thi và sinh lợi, nếu phát hiện khách hàng sử dụng không đúng mục đích Chi nhánh Vietinbank Đông Anh cần thu hồi nợ trước hạn, hoặc chuyển sang nợ quá hạn.

 Vốn vay phải có tài sản tương đương làm đảm bảo:

Trong nền kinh tế thị trường, các hoạt động kinh tế diễn ra rất phức tạp, biến động khó lường, vì thế mọi dự đoán rủi ro của môi trường kinh tế chỉ mang tính tương đối, do vậy cần có tài sản đảm bảo để phòng ngừa những diễn biến không thuận lợi trong môi trường kinh doanh.

Tài sản đảm bảo có thể tồn tại dưới nhiều hình thái như: Tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay, tài sản đảm bảo là tài sản của khách hàng vay vốn và tài sản đảm bảo có thể là tín chấp hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ ba.

Phân tích cho vay cần phân tích qua hai khía cạnh là phân tích tài chính và phân tích phi tài chính và mục đích đều là xác định khả năng, thành ý của khách hàng trong việc hoàn trả tiền gốc, lãi vay theo đúng những điều khoản ghi trong hợp đồng.

Thứ nhất: Chi nhánh Vietinabank Đông Anh cần tìm hiểu, phân tích và nhận định chính xác về thông tin của khách hàng:

Thông tin về khách hàng luôn là vấn đề được quan tâm đối với Chi nhánh, đây cũng là cơ sở quan trọng giúp cho Chi nhánh trong việc ra quyết định có cho vay hay không. Cho dù là khách hàng truyền thống hay khách hàng mới thì việc tìm hiểu thông tin về họ là không thể bỏ qua. Bởi vì, hiện nay rủi ro phát sinh do nguyên nhân từ phía Vietinbank Đông Anh chủ yếu xuất phát từ tình trạng CBTD phân tích và nhận định sai các thông tin về khách hàng vay vốn, từ đó gây lên những tổn thất cho Chi nhánh.

Thứ hai: Làm tốt công tác thẩm định trong khi xem xét cho vay:

Chi nhánh cần thực hiện tốt công tác thẩm định: CBTD cần phải nắm bắt được kiến thức cơ bản về thị trường, ngành nghề, các thành phần kinh tế... Tuy các CBTD đã được đào tạo cơ bản nhưng còn thiếu kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu, vì vậy các CBTD cần phải xem xét lại việc thẩm định khách hàng nhằm mục đích nâng cao hiệu quả thẩm định, giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất cho ngân hàng. Thẩm định khách hàng cần đảm bảo những yêu cầu sau:

- Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng:

CBTD tại Chi nhánh cần phải tìm hiểu kỹ thông tin về khách hàng, đặc biệt là những khách hàng lần đầu giao dịch tại ngân hàng khách hàng như: Giấy phép, ngành nghề đăng ký kinh doanh, thời gian, mẫu dấu và mã số thuế, mục đích vay vốn, tư cách pháp lý của lãnh đạo doanh nghiệp... Nếu cán bộ thẩm định là đã không kiểm tra chặt chẽ về mặt pháp lý bên đi vay thì hậu quả xảy ra khó lường, thậm chí hợp đồng cho vay có thể bị coi là vô hiệu, nặng hơn là vi phạm pháp luật.

- Thẩm định về kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của khách hàng:

Tuỳ theo từng đối tượng khách hàng cụ thể mà CBTD có thể tìm hiểu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của khách hàng trong nhiều khía cạnh khác nhau. Điều quan trọng mà CBTD tại Chi nhánh phải xem xét đó là: Kiến thức, sự hiểu biết thị trường, về lĩnh vực mà khách hàng vay vốn để sản xuất kinh doanh, thời

gian thực hiện phương án kinh doanh sau đó cũng như kết quả kinh doanh mà khách hàng đã đạt được trong thời gian trước ở cùng ngành sản xuất kinh doanh mà khách hàng xin vay vốn.

- Tính toán, xác định chi phí, thu nhập của khách hàng vay vốn:

Đây là nhân tố phản ánh tình hình tài chính và khả năng trả nợ cho Chi nhánh, ngay cả khi phương án kinh doanh của khách hàng chưa đạt hiệu quả. Thu

nhập hàng năm của khách hàng có được từ nhiều nguồn khác nhau như: Thu nhập từ việc thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh, thu từ hoạt động kinh doanh khác…việc tính toán và xác định mức thu nhập phải dựa vào thời gian dự kiến có nguồn thu trên cơ sở đó tính toán số nợ phải thu trong từng kỳ và xác định kỳ trả nợ cho phù hợp.

- Thẩm định vốn tự có của khách hàng tham gia thực hiện phương án sản xuất kinh doanh:

Vốn tự có của khách hàng được tính bằng: Hiện vật (là các cơ sở vật chất tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh), tiền mặt, sức lao động, tỉ lệ vốn tự có tham gia càng lớn thì mức độ rủi ro càng thấp, đây là một chỉ tiêu rất cần thiết giúp CBTD tạ Chi nhánh xác định mức cho vay hợp lý.

- Thẩm định lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh của khách hàng:

Doanh nghiệp kinh doanh trong ngành nghề phát triển tốt, được Nhà nước ưu tiên, khuyến khích phát triển, thì khách hàng sẽ có nhiều thuận lợi trong quá trình sản xuất kinh doanh, ngược lại nếu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, luôn biến động thì khách hàng sẽ gặp nhiều rủi ro.

Thứ ba: Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, xếp hạng rủi ro, tổ chức thu hồi nợ sau khi thực hiện giải ngân:

- Kiểm tra, giám sát khoản vay vừa là công việc thường xuyên, vừa là giải pháp chủ yếu mà Vietinbank Đông Anh đang áp dụng để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. Mục tiêu của việc kiểm tra, giám sát các khoản cho vay là kiểm tra việc thực hiện các điều khoản mà khách hàng đã cam kết trong hợp đồng vay vốn bao gồm:

+ Xem xét khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không.

+ Kiểm soát mức độ rủi ro trong hoạt động cho vay phát sinh trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, theo dõi thực hiện các điều khoản cụ thể đã thoả thuận trong hợp đồng cho vay, kịp thời phát hiện những vi phạm mà có biện pháp xử lý thích hợp.

-Phương pháp giám sát khách hàng rất đa dạng Chi nhánh nên sử dụng các biện pháp sau:

+ Đến tận cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng và kiểm soát quả trình thực hiện phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn, điều này hết sức cần thiết cho quá trình kiểm soát, hạn chế được rủi ro xảy ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Giám sát hoạt động của khách hàng thông qua mối quan hệ với đối tác, bạn hàng của khách hàng, nó giúp CBTD giảm bớt được khối lượng công việc đồng thời vừa tăng cường được sự phối kết hợp giữa cán bộ các bộ phận mà vẫn kiểm soát được rủi ro.

- Xếp hạng rủi ro:

Đây là biện pháp giúp cho Chi nhánh đánh giá và kiểm soát được mức độ rủi ro trong hoạt động cho vay, mục đích của việc xếp hạng rủi ro cho từng khách hàng và từng khoản vay nhằm:

+ Cho phép Vietinbank Đông Anh đưa ra một ý kiến thống nhất về danh mục cho vay đối với từng khách hàng và từng khoản cho vay.

+Phát hiện và xử lý kịp thời những yếu tố bất lợi hay những khoản cho vay không theo đúng hướng mà chính sách cho vay đã đặt ra cho từng đối tượng khách hàng, từng giai đoạn cụ thể.

+Giúp ban lãnh đạo tại Chi nhánh có được nhận định chính xác về tổng thể mức độ rủi ro của từng hạng mục cho vay, việc xếp hạng rủi ro dựa trên độ tín nhiệm và khả năng trả nợ của khách hàng. Do vậy việc tiến hành xếp hạng rủi ro của Chi nhánh cần phải chính xác, rõ ràng và nhất quán.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đông anh (Trang 61 - 64)