Những mặt còn tồn tại:
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì việc hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay vẫn còn tồn tại không ít những hạn chế nhất định như:
- Việc chấp hành cơ chế chính sách, quy trình cho vay của CBTD vẫn còn tồn tại một số sai phạm, việc cho vay đảo nợ vẫn còn phát sinh.
- Tiến độ xử lý nợ quá hạn, phát mại tài sản thế chấp, xử lý tài sản xiết nợ để thu hồi vốn còn chậm, ít có hiệu quả ví dụ như hồ sơ pháp lý để xử lý NQH hoặc
tài sản xiết nợ thiếu hoặc không đủ cơ sở pháp lý để giải quyết, một số trường hợp có đầy đủ cơ sở pháp lý nhưng giá thị trường lại thấp hơn giá trị xiết nợ nên không xử lý được.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ:
Các văn bản của Chi nhánh Vietinbank Đông Anh hiện nay chưa phân biệt rõ các khái niệm kiểm tra, kiểm soát nội bộ, chưa cụ thể hóa nhiệm vụ, vị trí và quyền hạn của kiểm tra và kiểm soát nội bộ, việc phân định không rõ ràng này dẫn đến hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, chưa đảm bảo tính độc lập trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ, phương pháp kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn lạc hậu so với yêu cầu mới.
Tuy nợ xấu của Chi nhánh đã giảm nhưng thời gian xử lý nợ xấu tồn đọng còn kéo dài, điều này là do một số nguyên nhân sau:
Nguyên nhân:
- Nguyên nhân chủ quan từ Vietinbank Đông Anh:
+ Chính sách quy trình cho vay chưa chặt chẽ, chưa có quy trình quản trị rủi ro hữu hiệu.
+ Chưa có được những biện pháp đúng và chưa có được những quyết định kịp thời để xử lý những trường hợp vay có dấu hiệu của một khoản vay kém an toàn.
+ Chi nhánh chưa chú trọng đến phân tích từng nhóm đối tượng khách hàng, xếp loại rủi ro để tính toán điều kiện vay và khả năng trả nợ, đối với cho vay doanh nghiệp nhỏ và cá nhân, quyết định cho vay của Vietinbank Đông Anh còn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm.
+ Năng lực dự báo phân tích và thẩm định phát hiện và xử lý khoản vay có vấn đề của CBTD của Chi nhánh chưa cao nhất là đối với các ngành đòi hỏi hiểu biết chuyên môn đặc biệt là một số ngành kỹ thuật, nếu không sẽ dẫn đến sai lầm trong quyết định cho vay, mặt khác cũng có thể quyết định cho vay của Chi nhánh là đúng đắn nhưng do thiếu kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay dẫn đến khách hàng sử dụng vốn sai mục đích nhưng ngân hàng không ngăn chặn kịp thời.
+ Do số lượng khách hàng tại Chi nhánh Vietinbank Đông Anh là khá cao nên còn tình trạng thiếu thông tin về khách hàng hay thiếu thông tin tín dụng tin cậy, kịp thời, chính xác để xem xét, phân tích trước khi cho vay.
+ Năng lực và phẩm chất đạo đức của một số CBTD tại Chi nhánh còn chưa đáp ứng được yêu cầu và vấn đề quản lý, sử dụng đãi ngộ cán bộ ngân hàng chưa thỏa đáng.
+ Tin tưởng vào tài sản đảm bảo:
Khi khách hàng mất khả năng thanh toán thì tài sản thế chấp được Vietinbank Đông Anh sử dụng để đảm bảo cho khoản vay, nhưng có nhiều khoản vay được thế chấp bằng những tài sản không đủ tiêu chuẩn, hoặc khó thiêu thụ khi thanh lý, đánh giá và nhận định thị trường chưa tốt khi phát mại tài sản số tiền thu về không đủ trang trải nợ và các khoản chi phí.
+ Chạy theo thành tích số lượng hoặc chỉ tiêu kế hoạch mà xem nhẹ chất lượng khoản tín dụng, quá tin tưởng vào các phương án, dự án kinh doanh của khách hàng.
+ Cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện nay ngày càng gay gắt và chưa thực sự lành mạnh, việc chạy theo quy mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện trong cho vay, thiếu quan tâm tới chất lượng khoản vay.
+ CBTD thiếu trình độ:
Đây là một trong những yếu tố mà Vietinbank Đông Anh quan tâm nhất trong quá trình hoạt động của mình vì trình độ của các CBTD nó quyết định tới tính khả quan hay không của khoản cho vay, về các phương diện như: Thẩm định dự án, thu thập thông tin từ khách hàng đánh giá các báo cáo tài chính của khách hàng... Vì vậy cán bộ tín dụng cần phải có trình độ bao quát để có những nhân định, phán quyết đúng về các khoản vay.
- Nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng:
+ Do kinh doanh thua lỗ, phá sản hàng hoá chậm tiêu thụ:
Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng nợ quá hạn hiện nay tại Vietinbank Đông Anh, nó bắt nguồn từ việc khách hàng chọn phương án kinh doanh những mặt hàng khó tiêu thụ, không đủ sức cạnh tranh, trong quá trình điều chỉnh sản xuất kinh doanh tỏ ra yếu kém về năng lực quản lý, trình độ kỹ thuật công nghệ lạc hậu dẫn tới năng suất lao động và chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao, không đủ sức cạnh tranh…
+ Do bạn hàng chiếm dụng vốn:
Nợ quá hạn do nguyên nhân này cũng khá lớn trong tổng số nợ qúa hạn của Vietinbank Đông Anh, hiện tượng chiếm dụng vốn của nhau để kinh doanh là phổ biến, do đó gây khó khăn cho một số khách hàng vay vốn ngân hàng, họ phải chịu lãi phạt chậm trả.
+ Do khách hàng sử dụng sai mục đích: Một số khách hàng vay vốn tại Chi nhánh bằng tiền mặt, với mục đích là kinh doanh nhưng sau khi có vốn vay họ lại sử dụng với mục đích khác, Chi nhánh không thể kiểm soát hết được.
+ Do khách hàng thiếu thiện chí trong việc trả nợ vay - Nguyên nhân khách quan từ môi trường cho vay:
+ Môi trường kinh tế, không ổn định: Do các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Do vậy các doanh nghiệp phải chuyển hướng sản xuất kinh doanh không theo kịp với sự thay đổi của cơ chế, chính sách, từ đó dẫn tới thua lỗ trong kinh doanh hoặc không đủ điều kiện về vốn để tiếp tục đổi mới và kinh doanh.
Bên cạnh đó hầu hết các doanh nghiệp đều nghèo nàn về vốn về khả năng quản lý yếu kém, tầm suy nghĩ, cung cách làm còn mang nặng tư tưởng thời bao cấp, chưa đổi mới chưa theo kịp với sự phát triển của thị trường nạn buôn lậu, hàng giả chưa được ngăn chặn triệt để đây là yếu tố gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất trong nước.
+ Môi trường pháp lý không thuận lợi: Hệ thống pháp luật được hạn hành
không đồng bộ và chưa phù hợp với yêu cầu thực tế của nền kinh tế thị trường, mặc dù trong những năm gần đây hệ thống pháp luật của nước ta đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài.
+ Việc ban hành các văn bản tín dụng còn bị chồng chéo, trùng lặp nên vệc hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản của Vietinbank Đông Anh còn gặp nhiều khó khăn.
+ Bên cạnh cạnh đó một số chính sách văn bản tín dụng được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với sự phát triển, nhưng điều kiện thực tế còn bất cập nên việc thực hiện các văn bản này cũng gặp không ít khó khăn.
Tình trạng nợ xấu kéo dài, điều này có một phần xuất phát từ phía Vietinbank Đông Anh nhưng do nguyên nhân khách quan là chủ yếu, các khách hàng vay vốn trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại dịch vụ… vẫn còn phải chống đỡ với những biến động bất thường của thị trường hiện nay.
Các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay mà Chi nhánh áp dụng tuy đã có những hiệu quả nhất định, nhưng thực sự vẫn chưa đầy đủ và khoa học ví dụ như: Chi nhánh chưa có giải pháp đề cập đến vấn đề mở rộng tín dụng an toàn, xếp hạng tín dụng và phân loại nợ một cách đầy đủ và chính xác gây khó khăn cho CBTD trong việc quản lý dư nợ của mình. Chi nhánh cũng chưa có các biện pháp về công tác thu thập thông tin, khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để có thể đánh giá chính xác hiệu quả của đồng vốn cho vay và năng lực tài chính của khách hàng. CBTD cần thực hiện cho vay theo những điều hành của ban lãnh đạo và phải theo kế hoạch cụ thể tránh tập trung cho vay vào những ngành có độ rủi ro cao.
Ngoài những nguyên nhân trên, còn có rất nhiều nguyên nhân khác làm cho hiệu quả của các biệp pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay không đạt được hiệu quả cao như:
Sự phức tạp của của nền kinh tế xã hội huyện Đông Anh, ở các xã có sự xen lẫn giữa nông thôn và thành thị, thành phần dân cư không đồng nhất gây khó khăn cho quá trình hoạch định các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay, có biện pháp thực hiện ở địa bàn này thì phù hợp song khi thực hiện ở địa bàn khác thì không phù hợp.
Các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh còn thiếu, chính quyền xã chưa nắm bắt được lợi thế của địa bàn mình quản lý, do đó chưa có được những chính sách khuyến khích đầu tư thích đáng, chính sự yếu kém này gây thiệt thòi cho khách hàng trong việc tiếp cận các nguồn hỗ trợ về kỹ thuật cũng như về nguồn vốn cho sản xuất làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh còn chưa cao.
Địa bàn hoạt động của Chi nhánh rộng, nhưng số lượng CBTD còn ít khiến cho công tác kiểm tra giám sát, phát hiện rủi ro của khách hàng gặp nhiều khó khăn, từ đó thực hiện các biện pháp để hạn chế rủi ro một cách chậm trễ, chưa đạt hiệu quả, sự hiểu biết của CBTD về tình hình sản xuất kinh doanh của từng ngành nghề, cũng như về thị trường còn hạn chế, các CBTD thường dựa vào những kinh nghiệm có được, hơn là dựa trên những phân tích tài chính, kỹ thuật để thẩm định dự án, cũng như xác định thời hạn và kỳ hạn trả nợ cho từng món vay. Công tác kiểm tra, giám sát của lãnh đạo ngân hàng với CBTD còn chưa thật thường xuyên và triệt để, mức độ xử lý vi phạm chưa cao.
Kết luận: Qua phân tích thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay tại Vietinbank Đông Anh ta thấy: Trong mấy năm gần đây hoạt động cho vay của Chi nhánh đã có những kết quả khả quan, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện. Tuy nền kinh tế còn có nhiều biến động bất lợi gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp, đồng thời cũng tạo cho ngân hàng những rủi ro không thể tránh khỏi.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI VIETINBANK ĐÔNG ANH