rủi ro xảy ra
Khi rủi ro trong hoạt động cho vay xảy ra đối với ngân hàng như NQH và nợ xấu thì ngân hàng phải chịu tổn thất là điều tất yếu, khi đó, ngân hàng phải tăng chi phí cho việc thu hồi nợ, tăng chi phí cơ hội do đồng vốn của ngân hàng bị ứ đọng. Ngân hàng sẽ phải chịu tổn thất nặng hơn khi những khoản nợ đó rơi vào tình trạng khó thu hồi hoặc có nguy cơ bị mất vốn. Những tổn thất đó làm giảm thu nhập ròng của hoạt động tín dụng cũng như thu nhập của toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Để phòng ngừa những tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra, các NHTM thường xuyên phải trích lập dự phòng bao gồm cả trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể cho các khoản cho vay để hình thành lên quỹ dự phòng rủi ro. Quỹ dự phòng rủi ro được trích lập hàng tháng dựa vào những khoản nợ quá hạn của kỳ trước, tỷ lệ trích lập dự phòng tuân theo quy định tại Điều 7 quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của thống đốc NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và Điều 6 quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của một ngân hàng trong năm phải đảm bảo được trích lập đầy đủ để hoạt động tín dụng của ngân hàng có độ an toàn càng cao.
Thực tế công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay và tình hình rủi ro mất vốn, khả năng bù đắp rủi ro của Vietinbank Đông Anh giai đoạn 2009-2011 như sau:
Bảng 2.12: Trích lập DPRR trong cho vay tại Vietinbank Đông Anh (Đơn vị: Triệu đồng) CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 ST (%) ST (%) DP NQH từ 10 đến 90 ngày 4.814 6.003 7.780 1.189 24,71 1.777 29,60 DP NQH từ 90 đến 180 ngày 12.173 8.203 8.461 -3.969 -32,61 258 3,14 DP NQH từ 180 đến 360 ngày 16.585 12.401 16.697 -4.184 -25,23 4.296 34,64 DP NQH trên 360 ngày 12.111 13.333 14.858 1.222 10,09 1.525 11,44 Tổng trích lập dự phòng 45.682 39.940 47.796 -5.742 -12,57 7.856 19,67
Nguồn: Vietinbank Đông Anh, báo cáo hoạt động tín dụng (2009-2011)
Về cơ cấu trích lập DPRR: Theo bảng số liệu trên ta thấy, nhóm NQH từ 180 đến 360 ngày và nhóm NQH trên 360 ngày có trích lập DPRR chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng DPRR được trích lập. Năm 2009 DPRR trích lập đối với nhóm NQH từ 10 đến 90 ngày là 4.814 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 6.003 triệu đồng với tốc độ tăng 24,71% so với năm 2009, sang năm 2011 DPRR được trích tăng lên là 7.780 triệu đồng với tốc độ tăng 29,60% so với năm 2010. DPRR đối với nhóm NQH từ 90 đến 180 ngày năm 2009 là 12.173 triệu đồng, năm 2010 giảm chỉ còn 8.203 triệu đồng với tốc độ giảm 32,61% so với năm 2009, đến năm 2011 DPRR đối với nhóm này tăng là 8.461 triệu đồng với tốc độ tăng là giảm là 3,14% so với năm 2010. Tương tự, DPRR đối với nhóm NQH từ 180 đến 360 ngày và nhóm NQH trên 360 ngày giảm vào năm 2010 và tăng trong năm 2011.
Có thể xem xét một cách rõ ràng hơn tình hình rủi ro mất vốn và khả năng bù đắp rủi ro trong hoạt động cho vay của ngan hàng thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.13: Tình hình rủi ro mất vốn và khả năng bù đắp rủi ro trong hoạt động cho vay tại Vietinbank Đông Anh
(Đơn vị: Triệu đồng) CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 1. Dư nợ 5.972.670 7.289.618 8.312.568 2. DPRR được trích lập 45.682 39.940 47.796 3. Tỷ lệ DPRR (%) 0,76 0,55 0,57 4. Hệ số khả năng bù đắp rủi ro 100 100 100
Nguồn: Vietinbank Đông Anh, báo cáo hoạt động tín dụng (2009-2011)
Qua bảng số liệu có thể thấy tỷ lệ DPRR đang có xu hướng giảm, đây là dấu hiệu tốt cho thấy các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay mà Vietinbank Đông Anh đang áp dụng đã có hiệu quả. Năm 2009, tỷ lệ DPRR ở mức 0,76%, tỷ lệ DPRR trong năm 2010 đã giảm rõ rệt ở mức 0,55% và trong năm 2011 tỷ lệ này tiếp tục tăng nhẹ lên 0,57%. Điều này thể hiện rõ qua biểu đồ sau đây:
Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ dự phòng RRTD trong hoạt động cho vay (Đơn vị: Triệu đồng)
Hệ số khả năng bù đắp rủi ro đối với các khoản cho vay càng cao thì mức độ an toàn, uy tín, khả năng thanh khoản của ngân hàng càng được nâng lên. Đối với Vietinbank Đông Anh trong mấy năm trở lại đây hệ số này luôn đạt 100% để đảm bảo an toàn cho ngân hàng trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay. Tuy nhiên cũng cần phải xem xét xem công tác phân loại nợ đã thực sự chính xác hay chưa hay vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
2.5. Đánh giá thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của Vietinbank Đông Anh
2.5.1.Những thành tựu đạt được
Những thành tựu đạt được:
Với những nỗ lực trong hoạt động cho vay, Vietinbank Đông Anh đã góp phần tích cực, phục vụ tối đa nhu cầu vay vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh của các khách hàng trên địa bàn, khách hàng đã có được nguồn vốn kịp thời để tiến hành mở rộng sản xuất, góp phần không nhỏ vào công tác phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.
Cùng với phát triển dư nợ cho vay Vietinbank Đông Anh cũng thực hiện đồng bộ các giải pháp để hạn chế rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động cho vay và đã đạt được những kết quả khả quan như:
Tỷ lệ NQH của Chi nhánh đã giảm dần vào năm 2009 và luôn được duy trì ở mức thấp (2,58% trong năm 2009; 1,91% trong năm 2010 và năm 2011 là 2,03%) trên tổng dư nợ. Trong khi tổng dư nợ ngày càng tăng thì những khoản nợ xấu lại có xu hướng tăng nhẹ hoặc giảm và luôn đảm bảo tỷ lệ thấp hơn so với quy định của NHNN Việt Nam (1,06% trong năm 2009; 0,85% trong năm 2010 và đến năm 2011 thì tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 0,92%).
Hệ thống các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay mà Vietinbank Đông Anh triển khai và thực hiện đã phát huy được hiệu quả rõ rệt, từ việc đi sâu phân tích, đánh giá đúng các khoản nợ quá hạn, giao trách nhiệm cho từng CBTD, từng phòng giao dịch với những chỉ tiêu về NQH và nợ xấu rõ ràng đã có tác dụng nâng cao trách nhiệm của CBTD.
Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của Chi nhánh đã tập trung vào nghiên cứu, đánh giá khách hàng từ nhiều kênh thông tin, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá khách hàng rõ ràng nhằm xây dựng hạn mức tín dụng phù hợp với từng khách hàng. Chính vì vậy, tình trạng rủi ro trong hoạt động cho vay do các nguyên nhân chủ quan có xu hướng giảm xuống, tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích đã được hạn chế.
Các biện pháp Vietinbank đã sử dụng để hạn chế rủi ro trong họat động cho vay:
Trước đây Chi nhánh chỉ có phòng tín dụng quản lý tất cả các khâu từ khi tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, giải ngân, thu gốc và lãi vay, nhưng hiện nay phòng tín dụng đã được tách ra làm hai phòng là phòng khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân, quản lý rủi ro hiện nay do phòng tổng hợp phụ trách nên áp
lực cho CBTD cũng được giảm đi đáng kể, điều này giúp cho việc quản lý rủi ro của Chi nhánh được đảm bảo an toàn và hiệu quả hơn.
Khối lượng khách hàng tại Vietinbank Đông Anh là khá cao để quản lý có hiệu quả Chi nhánh đã áp dụng một số biện pháp hạn chế rủi ro như sau:
- Chính sách cho vay:
Hiện nay do chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ cho nên chính sách cho vay của Vietinbank Đông Anh cũng đã có những thay đổi cho phù hợp với những biến động mạnh của nền kinh tế, chính sách cho vay của Vietinbank Đông Anh tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tài trợ các hoạt động xuất nhập khẩu và phát triển khu vực nông thôn. Trong năm vừa qua, Vietinbank Đông Anh đang cố gắng giảm dần hoạt động cho vay trong lĩnh vực phi sản xuất và tạm dừng cho vay lĩnh vực bất động sản để giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn và ngăn ngừa rủi ro phát sinh, giảm thiểu những khoản nợ xấu. Vietinbank Đông Anh đã quán triệt định hướng chính sách cho vay tới từng cán bộ tín dụng của ngân hang và yêu cầu các cán bộ phải thực hiện nghiêm, kiên quyết xử lý những trường hợp cho vay sai mục đích.
- Bảo đảm tiền vay:
Chi nhánh Vietinbank Đông Anh được quyền tự lựa chọn, quyết định cho vay có bảo đảm bằng tài sản, hoặc cho vay không có bảo đảm trong thời gian qua luôn tương thích với từng loại khách hàng vay, quy mô tín dụng không ngừng tăng trưởng mà còn đảm bảo an toàn và phát huy hiệu quả, nhờ tính chủ động trong lựa chọn đó đã tạo điều kiện thuận lợi để Vietinbank Đông Anh có cơ hội quyết định đúng đắn biện pháp bảo đảm tiền vay, từ đó giúp nhiều doanh nghiệp nhà nước, các tổng công ty, doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn vay vốn không có tài sản bảo đảm đó tiết giảm được nhiều chi phí, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn cho các dự án/phương án khả thi và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, hoặc các doanh nghiệp có tài sản bảo đảm nhưng giá trị đảm bảo thấp đó không phải bỏ lỡ cơ hội làm ăn, phát triển sản xuất kinh doanh. - Chấm điểm, xếp hạng khách hàng vay:
Việc đánh giá chấm điểm khách hàng vay được Chi nhánh Vietinbank Đông Anh xếp hạng theo từng nhóm đối tượng khách hàng, mỗi nhóm đối tượng lại có tiêu chí xếp hạng riêng, với khách hàng là cá nhân đặc biệt khách hàng vay tiêu dùng hay kinh doanh bất động sản Chi nhánh sử dụng hình thức chấm điểm khách hàng với những chỉ tiêu định tính và định lượng cụ thể.
Bảng 2.14: Xếp hạng nợ của doanh nghiệp
STT Nhóm
nợ
Xếp hạng
Các dấu hiệu đặc trưng
Ghi chú và biện pháp kiểm soát nợ 1 Nợ không thể thu hồi được E Khách nợ bị phá sản hoặc chuẩn bị phá sản, không có khả năng trả nợ hoặc không tồn tại
Nợ thuộc nhóm phải xóa sổ, không làm phát sinh thêm chi phí kiểm soát nợ, xác định chi phí nợ tổn thất trong kinh doanh
2 Nợ ít có khả năng thu hồi hoặc nợ khó đòi D- D+ Tình hình tài chính của khách nợ rất xấu, không có triển vọng rõ ràng hoặc khách hàng cố ý không thanh toán nợ
Phải áp dụng các biện pháp đặc biệt theo dõi chặt chẽ, tận dụng các cơ hội thu nợ. Mức hi vọng thấp, nhóm D+ có dấu hiệu có thể chuyển hóa cải thiện
3 Nợ quá hạn nhưng có thể thu hồi C- C+ Tình trạng tài chính của khách nợ không ổn định hoặc có khó khăn nhỏ nhưng có triển vọng phát triển hoặc cải thiện
Theo dõi đôn đốc chặt chẽ để thu hồi nợ, có giải pháp đặc biệt phù hợp với từng món nợ. Nhóm C- có thể tổn thất, nhóm C+ có thể tổn thất, nhóm C+ có thể áp dụng hỗ trợ có có chọn lọc để thu hồi nợ
4 Nợ chưa đến hạn rủi ro thấp B_ B+ Tình hình tài chính của khách nợ khá tốt, khách nợ truyền thống có độ tin cậy cao
Sử dụng các biện pháp kiểm soát nợ thông thường, chú ý theo dõi nhóm nợ B- 5 Nợ chất lượng tốt, độ tin cậy cao A- A+ Khách nợ là doanh nghiệp lớn, vững chắc về tài chính, về tổ chức và thương hiệu
Sử dụng các biện pháp kiểm soát nợ thông thường, duy trì mối quan hệ tốt với khách nợ
Chi nhánh Vietinbank Đông Anh hiện nay cho vay tập trung chủ yếu ở loại A, B. Việc phân loại nợ dựa trên cơ sở phân tích tài chính và phân tích phi tài chính của khách nợ và các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro, tăng cường áp dụng công tác thông tin trong quản lý nợ.
- Phân tán rủi ro trong cho vay:
Vietinbank Đông Anh đã thực hiện đa dạng hóa hoạt đông cho vay bằng cách cho vay nhiều đối tượng khách hàng, nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh tế khác nhau như: Các doanh nghiệp nhà nước như tập đoàn điện lực Việt Nam, tập đoàn than khoáng sản Việt Nam, tổng công ty hàng không miền bắc hay các công ty như: Công ty Oto 1-5, khóa Việt Tiệp, chè Kim Anh, phân bón Hà Anh, các công ty sản xuất thép… ngoài ra Chi nhánh Vietinbank Đông Anh còn cho các hộ kinh doanh cá thể và trích một phần vốn vay cho hộ nghèo trên địa bàn huyện vay vốn với lãi suất ưu đãi góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
- Kiểm tra, kiểm soát nội bộ:
Chi nhánh Vietinbank Đông Anh tập trung phát hiện những sai sót và ngày càng hoàn thiện các quy trình trong hoạt động cho vay, đảm bảo cho các nhân viên, các phòng giao dịch áp dụng đúng các quyết định, quy chế mới; nâng cao công tác kiểm tra rà soát chéo giữa các phòng giao dịch.
- Trích lập quỹ dự phòng tín dụng:
Nếu tài sản đảm bảo vẫn chưa thể giúp Chi nhánh Vietinbank Đông Anh thu hồi được khoản vay, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, một số trường hợp Chi nhánh phải sử dụng dự phòng để bù đắp, khắc phục rủi ro, việc DPRR được Chi nhánh thực hiện nghiêm túc đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của mình.
- Chi nhánh đã có chiến lược khách hàng tốt:
Chi nhánh Vietinbank Đông Anh đã có những chính sách, chiến lược để thu hút hấp dẫn khách hàng như: Phân loại khách hàng, chính sách ưu đãi lãi suất… ngoài ra Chi nhánh Vietinbank Đông Anh còn thường xuyên chỉ đạo bám sát khách hàng, bám sát địa bàn, chủ động phân tích tài chính, giúp cho Chi nhánh sớm phát hiện các khoản nợ có vấn đề, từ đó có kế hoạch biện pháp xử lý kịp thời, không để khoản nợ quá hạn ở mức cao.