Phao-lơ đã ví sánh Hội Thánh địa phương như là một gia đình (ICo 3:1-4). Nhưng bây giờ sự nhấn mạnh nhắm vào người truyền đạo trong vai trị “người cha thuộc linh”. Chẳng có bức thư nào Phao-lơ tự gọi mình là “cha” cả. Phao-lơ lưu tâm đến lời dạy của Chúa trong Mat
23:8-12. Nhưng để tự ví sánh với “người cha thiêng liêng”, Phao-lô nhắc nhở Hội Thánh nhớ
đến các chức vụ quan trọng ông đã thực hiện vì lợi ích của họ.
Trước hết, Phao-lơ đã hình thành gia đình (ICo 4:14-15). Tín hữu Cơ-rinh-tơ là con cái yêu dấu của Phao-lô trong đức tin. Bất cứ khi nào chúng ta chia sẻ Tin lành cho người nào và vui vẻ hướng dẫn họ đến tin nhận Đấng Christ, chúng ta trở nên “người cha thuộc linh” trong
cuộc đời người đó. Điều này khơng đem lại cho chúng ta quyền hạn đặc biệt nào trên niềm tin của người ấy (IICo 1:24), nhưng điều đó tạo nên mối thơng cơng đặc biệt để Đức Chúa Trời dùng giúp ích cho người đó lớn lên. Hội Thánh địa phương là gia đình của Đức Chúa Trời nhằm giúp ích tân tín hữu lớn lên trong Chúa.
Đáng lưu ý, Phao-lô không nhận một “lời khen tặng nào” đối với những người trở lại đạo. Sự sống thuộc linh họ được sinh trưởng trong Đấng Christ và qua Kinh Thánh. Tội nhân được tái sanh qua công việc Thánh Linh Đức Chúa Trời và Lời của Ngài (IPhi 1:23-25 Gi 3:6). Phao-lơ là “người cha” ủng hộ và có mặt lúc họ trở nên con cái Đức Chúa Trời.
Có thể một em bé được nhiều người chăm sóc và dạy dỗ, nhưng chỉ có một người cha. Đứa bé có mối quan hệ đặc biệt với người cha của nó mà khơng ai khác có quyền dành lấy. Trước khi Phao-lơ đến Cơ-rinh-tơ chưa có Hội Thánh nào tại đó, thành thử các tín hữu thế hệ con cháu trong Hội Thánh cũng là kết quả của chức vụ đầy ơn của Phao-lô.
Phao-lô thành lập Hội Thánh và A-bơ-lơ kế tục dạy dỗ tín hữu. Trong chừng mực nào đó điều này khơng được nói rõ trong Kinh Thánh, vì Phi-e-rơ cũng hầu việc Chúa tại Hội Thánh Cơ-rinh-tơ. (Có lẽ cá nhân Phi-e-rơ khơng đến đó, nhưng các nhà truyền đạo khác ở Giê-ru- sa-lem “đại diện” cho Phi-e-rơ đến thi hành chức vụ tại Cô-rinh-tô). Con cái Đức Chúa Trời cần sự hầu việc của nhiều giáo sư khác nhau, nhưng không nên quên “người cha thuộc linh” đã dẫn dắt họ đến với Đấng Christ.
Thứ hai, Phao-lô là một tấm gương cho gia đình (ICo 4:16-17). Trẻ con có cách bắt chước cha mẹ chúng, cả việc tốt lẫn việc xấu. Các nhà nghiên cứu cho biết các em ở tuổi vị thành niên học cách uống rượu tại nhà không phải từ nơi các bạn cùng trang lứa. Điều ước đốn của tơi là những thói hư tật xấu khác cũng được các em bắt chước theo như vậy.
Chữ “người đi theo” có nghĩa đen là “người bắt chước”. Phao-lơ đưa ra lời khuyên giống như vậy trong Phi 3:17, nhưng chúng ta không nên nghĩ rằng ơng đang tự đề cao mình. Trẻ nhỏ học bài đầu tiên bằng cách bắt chước, sau đó làm theo lời giải thích. Lúc Phao-lơ làm mục sư tại Hội Thánh Cô-rinh-tô, ông làm gương mẫu cho con cái Chúa bằng tình u thương, lịng tận tuỵ với Đấng Christ, sự hy sinh và tâm tình phục vụ. “Hãy bắt chước tơi cũng như chính mình tơi bắt chước Đấng Christ vậy” (ICo 11:1). Phao-lô là một tấm gương tốt vì ơng học theo gương lớn lao nhất là Chúa Giê-xu Christ.
Nhưng Phao-lô cũng là một giáo sư tốt. Phải dùng cả việc nêu gương tốt lẫn sự dạy dỗ để nuôi dạy một đứa bé trưởng thành. Phao-lô gởi Ti-mô-thê (cũng là một trong những người con thuộc linh của ông) đến để nhắc nhở Hội Thánh nhớ lại những giáo lý và bài học thực tiễn Phao-lô đã dạy dỗ cho họ. Ti-mô-thê không mang thư đến cho Hội Thánh (ICo 16:10), nhưng hình như người đến trước để mở đường cho bức thư.
Đức Chúa Trời không qui định một tiêu chuẩn cho Hội Thánh này và tiêu chuẩn khác cho Hội Thánh nọ. Có lẽ Ngài thực hiện ý muốn của Ngài bằng nhiều cách khác nhau (Phi 2:12-
13), nhưng giáo lý và những nguyên tắc căn bản là một. Bởi vì Hội Thánh đã lìa bỏ sự khơn
ngoan của Đức Chúa Trời và lấy sự khôn ngoan của con người làm chuẩn mực, cho nên chúng ta có nhiều khác biệt về giáo lý giữa vịng các Hội Thánh. Con người đã vượt ra ngoài “Những lời đã chép” (ICo 4:6) và điều này gây phân rẽ trong Hội Thánh.
Thứ ba, Phao-lơ trung tín giáo huấn gia đình (4:18-21). Chúng ta phải ngăn chặn ý muốn của trẻ nhưng đừng làm hại nó. Chừng nào con ngựa non chưa được thuần hố, nó vẫn cịn nguy hiểm và chẳng ích lợi gì; nhưng một khi nó học biết vâng lời, nó trở nên đáng u và ích lợi. Kiêu ngạo là điều tệ hại trong cuộc đời Cơ Đốc nhân và Hội Thánh. Men tội lỗi (men dùng làm bánh, IICo 5:6-8) đã làm cho tín hữu Cơ-rinh-tơ “lên mình kiêu ngạo”, thậm chí cịn
đưa ra lời nói, Phao-lơ sẽ khơng đến với chúng ta đâu! Trông bộ giận dữ thế thơi chớ khơng có gì phải sợ ơng ta!” (IICo 10:8-11).
Phao-lô đã kiên nhẫn với sự bất tuân của họ, nhưng bây giờ ông cảnh cáo họ rằng giờ sửa phạt đã đến. Phao-lô không giống như người mẹ khoan dung la mắng đứa con hư hỏng của mình, “Đây là lần cuối mẹ bảo con khơng được vi phạm nữa!”.
Phụ huynh trung tín phải sửa dạy con cái của mình. Dạy dỗ và làm gương trước mắt chúng không thơi chưa đủ; bậc cha mẹ cịn phải trách phạt chúng khi chúng ngang bướng và khơng chịu vâng lời. Chắc chắn Phao-lơ muốn nói đến sự hiền lành và cách giải quyết tội lỗi của họ một cách độ lượng, nhưng thái độ của họ làm cho điều này trở thành khó khăn. Họ kiêu hãnh - và tự hào về tính bất phục tùng của mình! ( ICo 5:1-2)
Nét tương phản trong đoạn văn này là giữa lời nói và năng lực, ngơn từ và hành động. Tín hữu Cơ-rinh-tơ đầy lịng kiêu căng đã khơng gặp vấn đề “ăn to nói lớn”, như cách trẻ con vẫn thường làm; nhưng họ khơng thể “hành xử” đúng với những gì đã nói. Tơn giáo của họ chỉ là văn tự. Đức Chúa Trời đã chuẩn bị Phao-lô bằng quyền năng và công việc của Ngài để tăng thêm sức mạnh cho lời nói của ơng nhằm bày tỏ tội lỗi của họ và sự thánh khiết của Đức Chúa Trời.
Phần này mở đường cho hai chương kế tiếp giải quyết kỷ luật trong Hội Thánh địa phương. Trong hội chúng Cơ-rinh-tơ có nhiều tội lỗi và Phao-lơ được Chúa chuẩn bị để giải quyết. Ông đã viết cho họ một thư về vấn đề này (5:9), nhưng hội chúng không vâng lời ông. Lúc âý một số thành viên yêu mến Chúa liên hệ với Phao-lô (1:11 16:17) và chia sẻ gánh nặng với ông. Một số chức viên Hội Thánh đã viết thư xin Phao-lô cho lời khuyên (7:1), và Phao-lô cầu nguyện để họ có thể làm theo lời khuyên của ông đã viết cho họ.
Một nguyên tắc sống cho thấy những người khơng tự cai trị mình phải bị người khác cai quản. Các công ty bảo hiểm và các nhà y học kêu gọi người điều khiển xe phải thắt dây an toàn khi lái xe, nhưng nhiều người khơng chịu làm theo. Vì vậy chính quyền phải ban hành luật định yêu cầu các người lái xe phải buộc dây an tồn. Nếu khơng tn theo, họ sẽ bị phạt.
Phao-lô cho Hội Thánh Cô-rinh-tô cơ hội để tổ chức cơng việc trong Hội Thánh của họ có thứ tự. Trong các chương sau, ơng giải thích cách nào Hội Thánh địa phương phải được cai trị trong ý muốn của Đức Chúa Trời. Chẳng may, Hội Thánh không vâng lời ngay. Phao-lô phải nhanh chóng viếng thăm Hội Thánh Cô-rinh-tô và ông thật sự đau buồn trong suốt chuyến thăm viếng đó (IICo 2:1 12:14 13:1). Lúc ấy Phao-lô phải viết cho họ một thư với lời lẽ nặng nề (7:8-12); có thể lá thư này được Tít mang đến.
Vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, hầu hết mọi việc đã được giải quyết. Tuy vẫn còn một số “việc phải thu xếp” (IICo 12:20-13:5), nhưng cơn khủng hoảng đã qua.
Làm người hầu việc Chúa Giê-xu Christ khơng phải là chuyện dễ dàng. Trong vai trị quản gia, bạn phải trung thành với Chủ của mình cho dù người ta có thể nói hoặc gây khó dễ với bạn bất cứ điều gì. Bạn sẽ bị thế gian ngược đãi chối bỏ. Các con cái thuộc linh của bạn có thể làm tổn thương bạn và phải chịu kỷ luật.
Các tơi tớ trung tín của Đức Chúa Trời xứng đáng cho chúng ta yêu thương, kính trọng, vâng theo, và khích lệ bằng sự cầu nguyện.