Một số tín hữu Cơ-rinh-tơ được cứu sau khi đã lập gia đình, nhưng người bạn đời của họ chưa trở lại đạo. Rất có thể số ít trong những tín hữu này gặp phải khó khăn tại gia đình; và họ hỏi Phao-lơ: “Chúng tơi có phải tiếp tục sống với người bạn đời không tin Chúa không? Việc tin Chúa của chúng tôi sao không thay đổi được mọi việc?”.
Phao-lô trả lời rằng họ phải tiếp tục sống với người phối ngẫu của mình miễn là người ấy sẵn lịng sống với họ. Sự cứu rỗi khơng làm thay đổi tình trạng hơn nhân; ngược lại nó làm phong phú mối quan hệ trong hôn nhân. (Lưu ý lời khuyên của Phi-e-rơ dành cho những người vợ có chồng chưa tin Chúa trong IPhi 3:1-6). Bởi vì hơn nhân là sự dính díu về xác thịt ("họ sẽ trở nên một thịt” - Sa 2:24), cho nên hơn nhân chỉ có thể bị phá vỡ bởi nguyên nhân thuộc về xác thịt. Ngoại tình và sự chết chính là hai nguyên nhân ấy (ICo 7:39).
Một Cơ Đốc nhân hiểu biết Chúa kết hôn với người ngoại là một hành động bất tuân lời Chúa dạy (lưu ý “chỉ theo ý Chúa” trong ICo7:39 và IICo 6:14). Nhưng nếu một người tin Chúa sau khi lập gia đình, anh ta khơng nên dùng điều đó làm cớ để huỷ bỏ hơn nhân chỉ để tránh mọi rắc rối. Thực ra, Phao-lô nhấn mạnh đến sự việc người chồng hay vợ tin Chúa có thể ảnh hưởng tốt đến người bạn đời chưa tin Chúa. ICo 7:14 không dạy rằng người vợ hoặc chồng chưa được cứu sẽ được cứu vì đức tin của người kia, vì mỗi người phải có quyết định tin nhận Đấng Christ cách riêng tư. Đúng hơn là người tin Chúa có đời sống thuộc linh tác động đến những người khác trong gia đình để có thể dẫn dắt người lạc mất đến với ơn cứu rỗi.
Thế cịn con cái thì sao? Hơn nữa điểm nhấn mạnh nhằm vào ảnh hưởng của người chồng hoặc vợ tin kính Chúa. Người chồng hoặc người vợ tin Chúa khơng nên bỏ cuộc. Trong chức vụ hầu việc Chúa, tôi đã chứng kiến nhiều Cơ Đốc nhân nhiệt thành sống cho Đấng Christ trong những gia đình bị phân ly và cuối cùng tơi chứng kiến những người thân yêu của họ tin nhận Cứu Chúa.
Sự cứu rỗi không làm thay đổi tình trạng hơn nhân. Nếu việc tin Chúa của người vợ phá hỏng cuộc hơn nhân, thì con cái trong gia đình sẽ trở thành con ngồi giá thú! ("chẳng sạch” trong ICo 7:14). Thay vào đó, một ngày kia những đứa con này có thể được cứu nếu người vợ ấy trung tín với Chúa.
Thật khó cho chúng ta những người “quen thuộc” với niềm tin Cơ Đốc hiểu được sự tác động của giáo lý mới mẻ này trên thế giới La Mã. Đây là lời dạy dỗ dành cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc giai cấp xã hội. Có lẽ Hội Thánh chỉ là hội chúng trong đế quốc Rô-ma nơi lớp người nô lệ và người tự chủ, đàn ông đàn bà, người giàu kẻ nghèo có thể thông cơng trong tinh thần bình đẳng (Ga 3:28). Dầu vậy, tính chất bình đẳng mới lạ này cũng phát sinh một số hiểu lầm và rắc rối; Phao-lô đã giải quyết những khó khăn này trong ICo 7:17-24.
Nguyên tắc Phao-lô xác lập ở đây là: Cho dù các Cơ Đốc nhân hiệp làm một trong Đấng Christ, nhưng mỗi con cái Chúa phải giữ nguyên sự kêu gọi đã có lúc Chúa cứu chuộc. Tín hữu người Do Thái khơng nên cố trở nên tín hữu dân ngoại (bằng cách xố bỏ phép cắt bì theo lời hứa), và tín hữu ngoại bang khơng nên gắng sức trở thành tín hữu Do Thái (bằng cách chịu phép cắt bì). Các nơ lệ khơng nên địi hỏi tự do khỏi những người chủ Cơ Đốc, chỉ vì sự bình đẳng của họ trong Đấng Christ. Tuy nhiên, Phao-lơ đã khun nhủ các tín hữu nơ lệ tìm kiếm sự tự do của họ nếu có thể được, có thể bằng việc mua chuộc sự nô lệ. Nguyên tắc này cũng được áp dụng cho các Cơ Đốc nhân đã lập gia đình với người bạn đời chưa tin Chúa.
Nhưng giả sử người bạn đời khơng tin Chúa bỏ nhà đi thì sao? c. 15 cho chúng ta câu trả lời: người chồng hoặc vợ tin Chúa không bị bắt buộc phải giữ gia đình lại. Chúng ta đã được gọi cho được bình an, và chúng ta nên làm tất cả những gì có thể làm để sống trong sự bình an (Ro 12:18); nhưng có lúc trong những hồn cảnh nào đó sự bình an chẳng làm gì được. Nếu người phối ngẫu không tin Chúa phân rẽ người bạn đời tin Chúa của mình, thì người tin Chúa chẳng làm được gì ngồi cầu nguyện và tiếp tục trung tín với Chúa.
Sự phân rẽ có cho người vợ hoặc chồng tin Chúa cái quyền ly dị và lập gia đình khác khơng? Phao-lơ khun khơng nên làm như vậy. Nếu cuối cùng người không tin lấy chồng lấy vợ khác thì sao? Điều đó có nghĩa là ngoại tình và có lý do để ly dị. Nhưng ngay cả lúc ấy, lời Chúa trong ICo 7:10-11 cũng khích lệ sự tha thứ và hàn gắn. Phao-lơ khơng bàn đến mọi tình huống có thể xảy ra. Ông xác lập những nguyên tắc căn bản, chớ không phải một danh sách các qui định.
Chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng sự thay đổi trong mọi hồn cảnh ln ln là câu giải đáp cho vấn đề. Nhưng vấn đề thường thường nằm bên trong chúng ta chớ không ở chung quanh chúng ta. Mấu chốt của mọi nan đề là vấn nạn ở trong lịng. Tơi đã tận mắt nhìn thấy những đơi vợ chồng trải qua cuộc ly hơn và tìm kiếm hạnh phúc trong những hoàn cảnh mới, nhưng họ khám phá ra rằng họ chỉ mang theo bên mình nỗi rối reng họ đã mắc phải. Lần nọ một luật sư con cái Chúa nói với tơi, “Những người duy nhất được lợi qua các cuộc ly dị là các luật sư tranh cãi trong phiên toà!”