Đáng chú ý rằng tín hữu Cơ-rinh-tơ đã tin vào sự sống lại của Chúa Giê-xu Christ; vì vậy Phao-lơ bắt đầu lập luận của ông bằng chân lý cơ bản ấy. Ông đưa ra ba bằng chứng để bảo đảm cho độc giả của ông biết rằng Chúa Giê-xu Christ thật đã sống lại từ kẻ chết.
Bằng Chứng 1 - Sự Cứu Rỗi (ICo 15:1-2). Phao-lô đã đến giảng đạo Tin lành tại Cô- rinh-
tô, và đức tin của họ đã biến đổi cuộc đời của họ. Phần không thể thiếu của Phúc Âm chính là sự kiện Chúa Giê-xu Christ sống lại. Xét cho cùng thì một Đấng Cứu Thế chết thì khơng thể cứu rỗi được ai. Độc giả của Phao-lô đã nhận lãnh lời Kinh Thánh, tin nhận Đấng Christ, được sự cứu rỗi, và bây giờ đang đứng trên lời Kinh Thánh làm bảo đảm cho sự cứu chuộc của mình. Việc họ đứng vững là bằng chứng cho thấy đức tin của họ là thật và không trống rỗng.
Bằng Chứng 2 - Kinh Thánh Cựu Ước (15:3-4). “Trước hết” có nghĩa là “điều quan trọng
đầu tiên”. Phúc Âm là sứ điệp quan trọng nhất Hội Thánh từng rao giảng. Trong lúc thật là một điều tốt khi có liên quan đến các hoạt động xã hội và những việc làm cho nhân loại tốt đẹp hơn, thì khơng có lý do nào các chức vụ này phải giành ảnh hưởng trước Phúc Âm. “Đấng Christ chịu chết...Ngài bị chôn... Ngài sống lại...Ngài hiện ra” là những sự kiện lịch sử minh chứng cho sự trường tồn của Phúc Âm (c.3-5). “Đấng Christ chịu chết vì tội lỗi chúng ta” là lời giải thích thuộc về thần học cho các sự kiện lịch sử. Nhiều người đã bị người La Mã đóng đinh, nhưng chỉ có một “nạn nhân” chết thay tội lỗi của thế gian.
Khi Phao-lô viết “theo lời Kinh Thánh” (c. 3), ông muốn ám chỉ đến Kinh Thánh Cựu Ước. Cách thức dâng con sinh tế nhiều lần trong Cựu Ước chỉ về sự hy sinh của Chúa Giê-xu Christ là con sinh tế chuộc tội lỗi chúng ta. lễ Chuộc Tội hằng năm (Le 16:1-34) và lời tiên tri như Es 53:1-12 cũng nhắc nhở về ý nghĩa này.
Nhưng Kinh Thánh Cựu Ước tuyên bố Ngài sống lại vào ngày thứ ba được chép ở đâu? Chúa Giê-xu đưa ra từng trải của Giô-na (Mat 12:38-41). Phao-lô cũng so sánh sự sống lại của Đấng Christ với “trái đầu mùa”, và trái đầu mùa được dâng cho Đức Chúa Trời vào ngày hôm sau ngày Sa-bát sau lễ Vượt Qua (Le 23:9-14 ICo 15:23). Vì ngày Sa-bát ln ln phải là ngày thứ bảy, cho nên ngày sau ngày Sa-bát là ngày thứ nhất trong tuần lễ, hoặc ngày Chúa nhật, ngày Chúa sống lại. Điều này bao gồm cả ba ngày trong lịch của Do Thái. Ngoài ngày lễ Đầu Mùa, cịn có các lời tiên tri khác nói về sự sống lại của Đấng Mê-si-a trong Cựu Ước: Thi 16:8-11 (Cong 2:25-28), Thi 22:22 (He 2:12), Es 53:10-12 Thi 2:7 (Cong 13:32-33).
Bằng Chứng Thứ Ba - Đấng Christ Được Nhiều Chứng Nhân Xem Thấy (ICo 15:5-11).
Trên thập tự giá, Chúa Giê-xu được mọi mắt của những người không tin xem thấy; nhưng sau khi sống lại, Ngài hiện ra cho những người tin Ngài để có thể làm nhân chứng về sự sống lại của Ngài (Cong 1:22 2:32 3:15 5:32). Phi-e-rơ thấy Ngài và nhiều môn đệ cũng đồng loạt thấy Ngài sống lại. Gia-cơ là anh em cùng mẹ với Chúa Giê-xu trở thành môn đệ Ngài sau khi Chúa hiện ra cho ông (Gi 7:5 Cong 1:14). Cùng một lúc có trên 500 anh em xem thấy Ngài (ICo 15:6), vì vậy việc Chúa Giê-xu sống lại không thể là ảo tưởng hoặc bịa đặt được. Sự kiện này có thể xảy ra trước lúc Ngài thăng thiên về Trời (Mat 28:16).
Nhưng một trong những nhân chứng quan trọng nhất là chính Phao-lơ, vì lúc chưa tin ơng chắc chắn Chúa Giê-xu đã chết. Sự biến dổi trọn vẹn trong cuộc đời ông - sự thay đổi đã mang đến cho ông sự bắt bớ và đau đớn - là bằng chứng chắc chắn Chúa Giê-xu quả thật đã từ kẻ chết sống lại. Phao-lơ tun bố rõ sự cưú rỗi của ơng hồn toàn bởi ân điển ban cho của Đức Chúa Trời; nhưng ân điển ấy hành động trong ông và qua ông khi ông phục vụ Chúa. “Sinh non” có thể ám chỉ đến sự cứu rỗi của dân Y-sơ-ra-ên trong tương lai khi họ nhìn thấy Đấng Mê-si-a trong vinh quang, giống như Phao-lô (Xa 12:10-13:6 ITi 1:16).
Ở điểm này, độc giả của Phao-lơ sẽ nói,” Vâng, chúng tơi đồng ý rằng Chúa Giê-xu đã sống lại từ kẻ chết”. Lúc ấy Phao-lô sẽ đáp, “Nếu anh em tin điều đó, vậy thì anh em phải tin vào sự sống lại của người chết!” Đấng Christ đến thế gian làm người, một con người thật sự, Ngài nếm trải tất cả mọi điều như chúng ta, ngoại trừ Ngài khơng hề phạm tội. Nếu khơng có sự sống lại, Đấng Christ đã không sống lại. Nếu Ngài khơng sống lại, khơng có Phúc Âm để rao giảng. Nếu khơng có Phúc Âm, thì niềm tin anh em ra vơ ích và anh em vẫn cịn trong tội lỗi! Nếu khơng có sự sống lại, những người tin đã chết khơng có hy vọng gì. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ gặp lại họ!
Lời kết luận thật rõ ràng: Tại sao phải làm Cơ Đốc nhân nếu chúng ta chỉ có đau khổ trong đời này và khơng có sự vinh hiển trong tương lai để mong đợi? (Trong (ICo 15:29-34), Phao- lô khai triển thêm ý tưởng này). Sự sống lại khơng chỉ quan trọng; nó là “sự quan trọng hàng đầu”, vì mọi điều chúng ta tin đều nằm trong điều ấy.