Thường vào lúc kết thúc các bức thư, Phao-lô nêu tên một số người là một phần trong cuộc sống và chức vụ của ông; và họ thật là đa dạng! Phao-lô không những là người chinh phục linh hồn hư mất, nhưng còn là người kết bạn; và nhiều người trong số bạn bè của ông đã nhận ra con đường dấn thân hầu việc Chúa. Nhà truyền đạo Dwight L.Moody có cùng ân tứ kết bạn như vậy và ông đã tuyển họ vào trong sự hầu việc Chúa. Một số nhà truyền đạo và nhạc sĩ nổi tiếng của cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 đã được Moody “gầy dựng”, trong đó có Ira Sankey, G. Campbell Morgan, Henry Drummond, và F. B. Meyer.
Tiền bạc và dịp tiện khơng có giá trị gì nếu khơng có con người. Tài sản quý giá nhất của Hội Thánh là con người, nhưng rất thường Hội Thánh xem con người là chuyện đương nhiên. Chúa Giê-xu không cho môn đệ Ngài tiền bạc, nhưng Ngài dành ba năm huấn luyện họ cho sự hầu việc vì vậy họ có thể chiếm lĩnh mọi dịp tiện Ngài ban cho. Nếu con người được chuẩn bị, thì Đức Chúa Trời sẽ cung cấp cả tiền bạc lẫn dịp tiện để công việc của Ngài được thành tựu.
Ti-mô-thê (ICo 16:10-11), cùng với Tít, là một trong những người giúp đỡ đặc biệt của
Phao-lô, họ thường thường được sai đến những nơi khó khăn nhất. Ti-mơ-thê đã lớn lên trong một gia đình tin kính Chúa (IITi 1:5), nhưng chính Phao-lơ là người hướng dẫn người trẻ tuổi này đến với Đấng Christ. Phao-lô thường nhắc đến Ti-mô-thê như là “đứa con đức tin của ông” (ITi 1:2). Khi Giăng Mác lìa bỏ Phao-lơ và quay trở lại Giê-ru-sa-lem, thì chính Ti-mơ- thê được kêu gọi làm người giúp đỡ Phao-lô trong chức vụ (Cong 16:1-5).
Ti-mô-thê học được nhiều bài học quí giá và lớn lên trong đời sống Cơ Đốc cũng như trong sự hầu việc (Phi 2:20-22). Cuối cùng, Ti-mô-thê thay thế chức vụ của Phao-lơ tại thành Ê-phê-sơ, một nơi khó khăn nhất cho sự hầu việc. (Thật khơng dễ gì trở thành người nối gót Phao-lơ!). Có lúc Ti-mơ-thê muốn rời bỏ Ê- phê-sơ, nhưng Phao-lơ khích lệ ơng ở lại (ITi
1:3).
Lời khuyên của Phao-lô gởi cho người Cô-rinh-tô về Ti-mô-thê (ICo 16:10) cho thấy rằng người trẻ tuổi này đang có nan đề về xúc cảm và sức khoẻ (ITi 5:23 IITi 1:4). Ti-mơ-thê cần nhiều lời khích lệ từ phía mọi người. Điểm quan trọng đó là người đang hầu việc Đức Chúa Trời và làm việc với tôi tớ của Ngài. Hội Thánh không nên mong mỏi mọi người hầu việc Đức Chúa Trời trở thành sứ đồ như Phao-lô. Những người trẻ tuổi bắt đầu hầu việc Chúa có nhiều khả năng, và Hội Thánh nên khuyến khích động viên họ. “Nên chớ có ai khinh người!”
A-bơ-lơ (ICo 16:12-14) là người Do Thái có tài hùng biện được A-qui-la và Bê-rít- sin giúp
ơng hiểu thấu đạo của Chúa (Cong 18:24-28). Ông đã thi hành chức vụ đầy quyền năng tại Cơ- rinh-tơ, và có một phần Hội Thánh tại đó gắn bó với ơng (ICo 1:12 3:4-8). Không chắc là A- bô-lô đã xúi giục sự chia rẽ này, vì điều quan tâm hơn hết của ơng dường như là được rao giảng về Đấng Christ. Mặc dù có sự chia rẽ ("Những người theo phe A-bơ-lơ"), Phao-lơ cũng khơng ngần ngại khích lệ A-bơ-lơ trở lại Cơ-rinh-tơ để tiếp tục chức vụ. Rõ ràng khơng có sự đố kỵ về phần Phao-lơ hoặc sự hơn thua về phần A-bơ-lơ.
Phao-lơ khơng có quyền sắp xếp ai vào chỗ họ không muốn. A-bô-lô cảm thấy không nên đi Cô-rinh-tô vào lúc ấy, và Phao-lô phải tán thành quyết định của ông ta. Thật tuyệt vời về cách thức làm việc với nhau của những con người có tính cách khác nhau này.
Có lẽ chính vì sự chia rẽ trong Hội Thánh mà Phao-lơ đã đưa ra lời khuyến cáo trong (ICo
16:13-14). Tỉnh thức có nghĩa “Hãy coi chừng! Hãy cảnh giác!” Kẻ thù luôn luôn ở bên cạnh,
và chúng ta khơng bao giờ được an tồn khỏi bị tấn cơng. Sa-tan chắc chắn tấn cơng Hội Thánh và tìm cách ngăn trở chức vụ của Ti-mô- thê hoặc A-bô-lô.
Vững vàng trong đức tin nghĩa là có sự vững vàng chín chắn. Phao-lơ đã khuyến cáo rằng họ là con trẻ non nớt cần phải lớn lên (ICo 3:1). Khơng có gì lạ khi Phao-lơ nói thêm, hãy dốc chí trượng phu nghĩa là “Hãy hành động như người lớn, chớ không như trẻ con”. Đó là lời kêu gọi sự mạnh mẽ can đảm trong giờ chức vụ lãnh đạo cần đến.
Nhưng ngay cả sự mạnh mẽ can đảm cũng cần được qn bình bởi lịng u thương, nếu khơng chức vụ lãnh đạo trở thành độc tài. Phao-lơ đã trình bày chi tiết về giá trị và các đức tính của tình u thương trong ICo 13:1-13. Carl Sandburg, khi đọc diễn văn trước Quốc Hội Mỹ, ơng nói rằng Abraham Lincoln là một người đàn ơng “thép bọc nhung”. Đó là một hình ảnh tốt đáng cho Cơ Đốc nhân noi theo, vì sự mạnh mẽ cứng rắn thật khơng loại trừ lịng khoan dung.
Sê-pha-na và nhà người (16:15-18) là những người đầu tiên được đưa dắt trở lại với Đấng
Christ trong xứ A-chai, thay vì nhờ người giúp đỡ, chính Phao-lơ làm báp-têm cho họ (1:16). Họ trở nên những nhà lãnh đạo trong Hội Thánh, vì họ “hết lịng “hầu việc Đấng Christ. Động từ hết lịng có nghĩa “họ tự đặt mình vào trong cơng việc” nhưng điều này khơng nói lên rằng họ tranh giành địa vị. Hơn nữa, bất cứ khi nào thấy có nhu cầu, họ liền làm việc để thoả đáp nhu cầu mà không đợi ai yêu cầu. Họ là những người giúp đỡ Phao-lơ, và làm việc vì Chúa ("tận lực làm việc"). Thật là điều kỳ diệu khi toàn bộ con dân Chúa phục sự Ngài cách trung tín trong Hội Thánh tại địa phương.
Phốt-tu-na và A-chai-cơ tham gia với Sê-pha-na trong uỷ ban chính thức từ thành phố Cô- rinh-tô được cử đến Ê-phê-sô để bàn bạc với Phao-lơ về những nan đề trong Hội Thánh. Phao- lơ nhìn thấy họ đại diện cho tồn Hội Thánh; lịng thương yêu của họ đối với Phao-lô bù đắp cho sự vắng mặt của ông tại Cô-rinh-tô. Nhưng những người này đã chia sẻ gánh nặng với Phao-lô; họ cũng làm cho tinh thần của Phao-lô thêm phấn khởi và mang đến cho ông sự phước hạnh.
Đây là điểm tốt để khích lệ con cái Chúa trong Hội Thánh khích lệ và nâng đỡ vị mục sư của họ. Quá nhiều lần, tín hữu chỉ san sẻ gánh nặng và khó khăn với vị lãnh đạo thuộc linh của họ, và hiếm khi chia sẻ những ơn phước. Ai là mục sư của vị mục sư? Mục sư đến với ai để được khích lệ và làm tươi mới tâm linh? Mọi con cái Chúa trong Hội Thánh, nếu sẵn lịng đều có thể giúp đỡ yên ủi mục sư và làm vơi đi gánh nặng của ơng.
Phao-lơ khích lệ Hội Thánh q trọng chính gia đình đặc biệt này và kính phục chức vụ lãnh đạo thuộc linh của họ. Thật đúng để kính trọng những Cơ Đốc nhân trung tín nếu như Đức Chúa Trời được sáng danh qua họ.
A-qui-la và Bê-rít-sin (ICo 16:19) là đơi vợ chồng tận tuỵ mà cuộc đời và chức vụ của họ
gắn bó gần gũi với Phao-lơ. Sứ đồ Phao-lơ gặp họ tại Cơ-rinh-tơ vì giống như Phao-lơ họ cũng làm nghề may trại (Cong 18:1-3). Cặp vợ chồng này đã bị trục xuất khỏi Rơ-ma vì A- qui-la là người Do Thái; nhưng đó cũng là một phần trong sự tể trị của Đức Chúa Trời Đấng muốn sai họ đến Cơ-rinh-tơ để có thể giúp đỡ Phao-lơ.
Chắc chắn Bê-rít-sin là một phụ nữ xuất sắc. Tên tuổi của cặp vợ chồng này xuất hiện sáu lần trong Kinh thánh Tân Ước, và trong bốn trường hợp này, tên của bà Bê-rít-sin đứng đầu tiên. ( phần Kinh Thánh đặt Bê-rít-sin ở đầu là Cong 18:26). Chúng ta có ấn tượng rằng bà ta là người mạnh mẽ hơn trong hai người, một nhà lãnh đạo và một chứng nhân tận tâm. Họ làm việc với nhau trong sự hầu việc Chúa và giúp đỡ Phao-lô.
Khi Phao-lô từ thành Cơ-rinh-tơ đến Ê-phê-sơ, A-qui-la và Bê-rít-sin sắp xếp và dời cơng việc của họ theo Phao-lô để giúp đỡ Phao-lô thành lập Hội Thánh tại thành phố có nhu cầu này (Cong 18:18). Vì vậy có khả năng Phao-lơ để họ trông coi công việc Hội Thánh trong khi ông trở lại An-ti-ốt. Trong thời gian ở lại Ê- phê-sô họ giúp đỡ A-bô-lô hiểu biết kỹ lưỡng về chân lý của Phúc Âm.
Mỗi Hội Thánh địa phương có thể cám ơn những cặp vợ chồng như A-qui-la và Bê- rít- sin, những người chung sức chung lòng hầu việc Chúa và giúp đỡ người rao giảng Phúc Âm. Sự việc vợ của ông là người lãnh đạo tốt hơn không làm ngăn trở A-qui-la đứng chung với vợ mình trong sự hiệp một trong chức vụ hầu việc Chúa. (Tơi chắc rằng Bê-rít-sin kính phục chồng của bà và khơng tìm cách tỏ mình là quan trọng). Hội Thánh Ê-phê-sơ đang nhóm họp trong nhà của họ, cho thấy họ là những người hiếu khách. Ro 16:4 cho biết rằng có lúc cặp vợ chồng tận tuỵ này đã liều mình để cứu sống Phao-lơ. (Xem Cong 19:29-30 20:19 để biết những tình huống có thể có sự giải cứu này).
Nhưng Bê-rít-sin và A-qui-la khơng lưu lại Ê-phê-sơ; vì khi Phao-lơ viết thư cho các thánh đồ tại Rô-ma, ông đã chào hai vợ chồng này tại đó (Ro 16:3). Một lần nữa, họ để cho Hội Thánh nhóm lại trong nhà của mình (Ro 16:5). Trong chức vụ lưu hành của tôi, hơn một lần tơi đã giảng cho Hội Thánh nhóm lại nơi phịng khách của một tín đồ.
Trong thư cuối của Phao-lơ, ơng gởi lời chào thăm đến Bơ-rít-ca (phát âm thay đổi) và A- qui-la qua Ti-mơ-thê, lúc ấy Ti-mơ-thê đang coi sóc cơng việc Chúa tại Ê-phê-sô (IITi 4:19). Hai vợ chồng đáng chú ý này đã rời khỏi Rô-ma và bây giờ trở lại Ê-phê-sô, lần này họ giúp Ti-mô-thê như họ đã giúp đỡ Phao-lơ.
Ngày nay có bao nhiêu vợ chồng đi lại như A-qui-la và Bê-rít-sin, chỉ để có thể hầu việc Chúa tốt hơn? Và bất cứ lúc nào họ di chuyển, họ cũng phải di chuyển cả công việc làm ăn của họ. Những người có tinh thần hy sinh tận tuỵ như vậy thật khơng dễ tìm kiếm, nhưng họ là những tài sản quí giá đối với Hội Thánh nhà.
Lời kết thúc bức thư của Phao-lơ khơng cần phải chiếm nhiều thì giờ chúng ta. Cái “hôn thánh” (16:20) là một cách chào hỏi thông thường, người đàn ông hôn người đàn ông và phụ nữ hôn phụ nữ (Ro 16:16 IICo 13:12 ITe 5:26 IPhi 5:14). Nếu Phao-lô viết thư cho các Hội Thánh Phương Tây, ông chắc sẽ viết, “Hãy bắt tay lẫn nhau.”
Phao-lô thường thường đọc cho thư ký chép thư và rồi đặt bút ký tên của mình vào. Ông cũng thêm lời “chúc phước lành” của mình vào bức thư như là dấu chỉ rằng lá thư đáng tin cậy. (Ga 6:11 IITe 3:17).
Chữ a-na-them là từ ngữ A-ram có nghĩa là “đáng bị nguyền rủa” (ICo 12:3). Khơng kính mến Đấng Christ có nghĩa là khơng tin nhận Ngài, và những kẻ không tin phải bị rủa sả (Gi
3:16-21). Chữ Ma-ra-na-tha là từ ngữ Hy Lạp có nghĩa “Chúa chúng tơi đến” hoặc (như một
lời cầu nguyện) “Hỡi Chúa chúng tôi, xin hãy đến!” (Kh 22:20). Nếu một người kính mến Chúa Giê-xu Christ, người ấy cũng sẽ yêu mến sự hiện đến của Ngài (IITi 4:8).
Phao-lơ nghiêm khắc với tín hữu Cơ-rinh-tơ, nhưng ơng làm cho họ tin chắc về tình yêu thương của ông đối với họ lúc kết thúc bức thư. Dẫu sao “Bạn hữu làm cho thương tích ấy bởi lịng thành tín” (Ch 27:6).
Phao-lơ đã chia sẻ nhiều về sự khôn ngoan thiêng liêng cho chúng ta. Nguyện xin Chúa cho chúng ta nhận lãnh với lịng khiêm nhường nhu mì và thực hành vì cớ danh vinh hiển của Đức Chúa Trời!