Hình như một trong những vấn đề Hội Thánh muốn hỏi đó là, “Có phải sống độc thân (khơng lập gia đình) thiêng liêng hơn kết hơn chăng?” Phao-lơ đáp rằng thật tốt cho người nam hoặc nữ nhận được ơn sống độc thân, nhưng tình trạng sống độc thân khơng tốt đẹp hơn có gia đình, cũng khơng là tình trạng tốt nhất cho mọi người. Tiến sĩ Kenneth Wuest dịch lời đáp của Phao-lơ như sau, “Hồn tồn đúng đắn, vinh dự, phù hợp về đạo đức cho một người sống ngay thẳng trong cảnh độc thân”
Câu 6 cho biết rõ chúng ta được phép sống độc thân, nhưng không phải là mệnh lệnh; c. 7 dạy chúng ta khơng phải mọi người đều có ơn sống độc thân. Điều này có liên quan đến lời dạy dỗ của Chúa chúng ta trong Mat 19:10-12, cho biết “Những người hoạn” ám chỉ những người từ chối việc lập gia đình. “Lồi người sống một mình khơng tốt” (Sa 2:18) là điều đúng với hầu hết mọi người; nhưng vì lý do này hoặc lý do khác một số người được gọi để sống độc thân. Cuộc sống độc thân của họ không phải “không thiêng liêng” hay “quá thiêng liêng”. Tất cả tuỳ nơi sự định đoạt của Đức Chúa Trời.
Mục tiêu hôn nhân là “tránh tội ngoại tình”. Câu 2 cho thấy rõ rằng Đức Chúa Trời không cho phép chế độ đa thê hoặc “Những cuộc hơn nhân” đồng giới tính. Từ buổi ban đầu người nam kết hiệp với người nữ trong hôn nhân là kiểu mẫu của Đức Chúa Trời. Tuy vậy, vợ chồng khơng được lạm dụng đặc quyền của tình u xác thịt là lẽ thường trong hôn nhân. Thân xác người vợ thuộc về chồng, và thân thể người chồng thuộc về vợ; và mỗi người phải lo nghĩ đến người bạn đời của mình. Tình u xác thịt là một cơng cụ tốt lành để xây dựng chớ không phải vũ khí để chiến đấu. Từ chối nhau là phạm tội ăn cướp (ITe 4:6) và đón rước Sa- tan đến cám dỗ người bạn đời đi tìm sự thoả mãn ở nơi khác.
Trong tất cả mọi việc, tâm linh phải chi phối thể xác; vì thân thể chúng ta là đền thờ của Đức Chúa Trời. Vợ chồng có thể kiêng cử để chuyên việc cầu nguyện và kiêng ăn (ICo 7:5) nhưng họ không được dùng điều này để bào chữa cho việc ly thân kéo dài. Phao-lơ muốn khích lệ những cặp vợ chồng Cơ Đốc phải “đồng điệu” với nhau trong mọi vấn đề cả thuộc linh lẫn thuộc thể.
Trong ICo 7:8-9. Phao-lô áp dụng nguyên tắc đã được đề cập trong ICo 7:1 đối với những Cơ Đốc nhân độc thân và bà gố: Nếu anh em khơng thể giữ mình, thì hãy cưới gả.
Hội Thánh không những hỏi Phao-lơ về việc sống độc thân, họ cịn hỏi về việc ly dị. Vì Chúa Giê-xu đã giải đáp câu hỏi này, nên Phao-lô trích dẫn lời dạy của Ngài: Chồng vợ khơng được ly dị nhau. (ICo 7:39). Nếu việc ly dị xảy ra, thì cả hai người nên giữ tình trạng khơng lập gia đình hoặc tìm cách hồ giải. Dĩ nhiên đây là điều lý tưởng đối với hôn nhân. Chúa Giê-xu đã dạy một điều ngoại lệ: Nếu người chồng hoặc vợ phạm tội ngoại tình, điều này có thể là lý do để ly dị. Tốt hơn hết nên có sự ăn năn, tha thứ và làm hồ; nhưng nếu những điều này không giải quyết được vấn đề, người khơng phạm tội có thể ly dị. Tuy nhiên, ly dị là giải pháp cuối cùng; trước hết chúng ta nên dùng mọi phương cách để hàn gắn sự đỗ vỡ trong hôn nhân.
Trong chức vụ mục sư, tôi kinh nghiệm rằng khi người chồng và vợ thuận phục Đức Chúa Trời, và tìm cách làm đẹp lịng nhau trong quan hệ hơn nhân, thì họ cảm thấy thoả mãn đến nỗi không ai trong họ nghĩ đến việc tìm kiếm thoả mãn ở nơi khác. Một cố vấn Cơ Đốc có lần nói với tơi, “Khơng có vấn đề tình dục nào trong hơn nhân cả, chỉ có vấn đề trong nhân cách với tính dục như là một trong những triệu chứng”. Ngày hôm nay xu hướng ly dị gia tăng
đang đe doạ trong vòng các Cơ Đốc nhân (ngay cả giữa hàng giáo phẩm) chắc chắn làm Đức Chúa Trời đau lòng.