11:1-34)
Trong đoạn cuối phần này của lá thư Phao-lô đã phần nào gay gắt với Hội Thánh ở một số điểm, nên ông mở đầu chương bằng lời khen tặng Hội Thánh. Nói riêng có hai vấn đề đáng khen ngợi: Hội Thánh nhớ đến Phao-lô và bày tỏ lịng cảm kích đối với ơng, điểm thứ hai Hội Thánh trung tín giữ các lời ơng đã dạy họ. Chữ lễ nghi có nghĩa “tập tục”, những lời dạy được truyền từ người này đến người khác (IITi 2:2). Chúng ta nên tránh những tập tục của con người (Mat 15:2-3 Co 2:8), nhưng các giáo lý được truyền dạy trong Lời Đức Chúa Trời chúng ta phải tuân giữ lấy.
Một trong các nan đề lớn nhất của Hội Thánh Cơ-rinh-tơ là tình trạng mất trật tự trong các buổi nhóm họp đơng người. Một số phụ nữ cho rằng họ phải có tự do hơn; lộn xộn xảy ra trong lễ Tiệc Thánh; và lầm lẫn trong việc sử dụng các ân tứ thuộc linh. Hội Thánh được dư dật ơn tứ thiêng liêng nhưng thiếu hụt trầm trọng các cử chỉ thiêng liêng.
Có thể Phao-lơ tìm cách giải quyết những nan đề này bằng cách đưa ra các qui định thuộc quyền hạn chức vụ sứ đồ của mình, nhưng thay vào đó ơng kiên nhẫn giải thích các nguyên
tắc thuộc linh hỗ trợ cho những lời dạy dỗ ông đã gởi đến cho Hội Thánh. Phao-lơ xây dựng lập luận của mình trên Lời của Đức Chúa Trời.
Phao-lô giải quyết ba điều lầm lẫn trong sự nhóm họp thờ phượng của họ. 1. Việc cầu nguyện và nói tiên tri của phụ nữ (ICo 11:3-16)
Đức tin Cơ Đốc mang lại tự do, hy vọng cho phụ nữ, trẻ em và người nô lệ. Đức tin ấy dạy rằng tất cả mọi người không kể chủng tộc hay giới tính đều bình đẳng trước Đấng Tạo Hoá, và hết thảy kẻ tin đến danh Chúa đều hiệp làm một trong Chúa Giê-xu Christ (Ga 3:28). Như chúng ta đã biết từ trước, có thể Hội Thánh địa phương là nơi thông công duy nhất trong Đế quốc La Mã tiếp đón tất cả mọi người, khơng phân biệt quốc tịch, tầng lớp xã hội, giới tính, hoặc hồn cảnh kinh tế.
Người ta có thể thấy sẽ có một số người lợi dụng sự tự do mới cótính cách thái q. Một phong trào mới dấy lên lúc nào cũng chịu nhiều nghiệt ngã từ phiá người ủng hộ hơn là chống đối, và điều này đúng với người Cô-rinh-tô. Một số phụ nữ khơng chịu trùm đầu vì muốn phơ trương “tự do” của họ trong các buổi nhóm thờ phượng.
Phao-lơ khơng cấm phụ nữ cầu nguyện hay nói tiên tri. (Nói tiên tri khơng hồn tồn giống như “giảng dạy” hoặc “giải nghĩa Kinh Thánh” của chúng ta. Một người có ơn nói tiên tri trình bày sứ điệp của Đức Chúa Trời khi Đức Thánh Linh trực tiếp bày tỏ cho người ấy. Người truyền đạo hiện nay nghiên cứu Lời Chúa và chuẩn bị sứ điệp của mình.) Trong khi dường như Tân Ước khơng cho phép có trưởng lão nữ (ITi 3:2), thì các phụ nữ trong Hội Thánh đầu tiên có ơn nói tiên tri đã được phép thực hiện điều đó. Họ cũng được phép cầu nguyện trong các buổi nhóm chung. Tuy nhiên, họ khơng được phép lấn lướt đàn ông (ITi 2:11-15) hoặc phê phán sứ điệp của các tiên tri khác (ICo 14:27-35). Nếu có thắc mắc nào, họ phải hỏi chồng của mình (hoặc những người đàn ơng khác) ngồi giờ nhóm của Hội Thánh.
Xã hội phương đơng vào thời đó rất ganh ghét phụ nữ. Ngoại trừ những gái điếm trong miếu thần, tất cả phụ nữ để tóc dài và trùm đầu lại giữa nơi đông người. (Phao-lô không dùng chữ cái lúp, nghĩa là mạng che mặt. Người phụ nữ mang một khăn choàng thường xuyên phủ trên đầu, và việc trùm đầu này tượng trưng cho sự thuận phục và đoan chính). Đừng nói gì đến cầu nguyện và chia sẻ Lời Chúa, phụ nữ Cơ Đốc có mặt nơi buổi nhóm vừa táo tợn vưà bất kính nếu khơng trùm đầu.
Phao-lơ tìm cách lập tại trật tự bằng việc nhắc nhở tín hữu Cơ-rinh-tơ nhớ rằng Đức Chúa Trời đã làm sự khác nhau giữa đờn ông và đờn bà, mỗi người đều có địa vị riêng trong quyền tể trị của Đức Chúa Trời. Cũng có các phong tục phù hợp tượng trưng cho những quan hệ này và nhắc cho cả phái nam lẫn phái nữ nhớ đến vị trí đúng của mình trong chương trình của Thiên Chúa. Phao-lơ khơng nói, thậm chí khơng có một gợi ý nào cho thấy sự khác nhau có nghĩa là khơng bình đẳng hoặc thấp kém hơn. Nếu phải có sự bình an trong Hội Thánh, ắt hẳn phải có trật tự; trật tự cần thiết liên quan đến thứ bậc. Tuy nhiên, thứ bậc và phẩm cách là hai điều khác nhau. Viên đại uý có cấp bậc cao hơn anh binh nhì, nhưng anh binh nhì có thể là người tốt hơn.
Thứ bậc trong Hội Thánh được Đức Chúa Trời đặt nền tảng trên ba nguyên tắc cơ bản mà Phao-lô xem là hiển nhiên.
Sự Cứu Chuộc (ICo 11:3-7). Có thứ bậc cố định của “vị trí làm đầu” trong Hội Thánh: Đức
Chúa Cha là đầu của Đấng Christ, Đấng Christ là đầu của đờn ông, và đờn ông là đầu của đờn bà. Một số người giải thích đầu có nghĩa là “nguyên gốc”, nghĩa là Đức Chúa Cha tạo dựng nên Đấng Christ - một điều chúng ta không thể chấp nhận được. Trong chức vụ cứu rỗi của
Ngài, Đức Chúa Con phải tuân theo Đức Chúa Cha mặc dầu Ngài đồng đẳng với Đức Chúa Cha (Gi 10:30 14:28). Cũng một lẽ đó, phụ nữ phải phục tùng đàn ơng cho dù trong Đấng Christ nàng bình đẳng với đàn ơng (ICo 3:21-23 Ga 3:28 Eph 5:21-33).
Hãy nhớ rằng Phao-lô đang viết về mối quan hệ trong phạm vi hội chúng địa phương, chớ không cho tồn thế giới rộng lớn. Đó là kế hoạch của Đức Chúa Trời mà tại nhà riêng và nơi Hội Thánh địa phương người đàn ông thực hành quyền làm đầu dưới uy quyền của Chúa Giê- xu Christ.
Sự kiện quan trọng ở chỗ: cả phụ nữ lẫn nam giới phải tơn kính Chúa bằng cách tơn trọng những biểu tượng của quyền hạn đứng đầu này - tóc và khăn trùm đầu. Bất cứ khi nào người phụ nữ cầu nguyện hoặc nói tiên tri trong hội chúng, người phải có đầu tóc dài và trùm đầu lại. Người đàn ơng nên để tóc ngắn và khơng được trùm đầu bằng bất cứ vật gì. (Điều này sẽ là sự thay đổi đối với Phao-lơ vì những người nam Do Thái sùng đạo ln đội nón khi họ cầu nguyện.) Đàn ơng tơn q Đầu của người (là Đấng Christ) bằng cách để đầu trần, trong lúc đó đàn bà tơn trọng người làm đầu của mình (đàn ông) bằng cách trùm đầu lại. Người nữ bày tỏ sự thuận phục đối với cả Đức Chúa Trời và người đàn ông.
Phụ nữ Cơ-rinh-tơ khơng trùm đầu trong buổi nhóm thực sự đã tự đặt mình vào địa vị thấp hèn của các kỵ nữ miếu thần. Kỵ nữ cắt tóc rất ngắn và khơng dùng khăn trùm đầu giữa hội chúng. Kiểu tóc và cung cách của họ thơng báo cho người khác biết họ là gì và đang dâng những gì. Phao-lơ viết, “Nếu chị em khơng trùm đầu, thì tại sao khơng cắt tóc đi?”
Trong luật pháp Do Thái, một phụ nữ phạm tội ngoại tình bị người ta cho cắt ngắn tóc nàng (Dan 5:11-31). Phao-lô dùng hai chữ khác nhau trong (ICo 11:5-6): cạo có nghĩa tất cả tóc trên đầu được cạo sạch; hớt có nghĩa “cắt ngắn”. Một trong hai điều cũng là nỗi nhục nhã đối với phụ nữ.
Cả đàn ông lẫn đàn bà đều được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chuá Trời để làm vinh hiển Đức Chúa Trời; nhưng vì người nữ được dựng nên từ người nam (Sa 2:18-25), nàng cũng là “sự vinh hiển của người nam”. Người nữ làm vinh hiển Đức Chúa Trời và đem sự vinh hiển đến cho người nam qua việc thuận phục thứ bậc của Đức Chúa Trời và trùm kín đầu nàng trong giờ thờ phượng của hội chúng. Do đó, Phao-lơ kết hợp cả phong tục địa phương lẫn chân lý Kinh Thánh lại với nhau, điều này chỉ rõ điều kia.
Sự tạo dựng (11:8-12). Chúng ta đã đề cập cách tóm tắt chân lý này. Thứ tự của Đức Chúa
Trời dựa trên việc ngưòi nam được tạo dựng trước tiên (ITi 2:13), và nguời nữ được dựng nên vì người nam. Hơn nữa, ưu tiên khơng hàm chứa sự thấp kém hơn; vì Phao-lơ viết rõ trong (ICo 11:11-12) rằng có sự chung phần cũng như sự đứng đầu trong công cuộc sáng tạo của Đức Chúa Trời. Người nam và người nữ là một thể thiêng liêng trong Chúa (Ga 3:28) và một người không thể không cần đến người khác. Ngồi ra, có thể người nữ ra từ người nam trong buổi sáng thế nhưng hiện nay chính người nam được sanh ra bởi người nữ. Người nam và người nữ thuộc về nhau và cần đến nhau.
Tại sao Phao-lô lưu ý đến các thiên sứ trong c. 10? Ông đang lập luận từ những sự kiện về công cuộc sáng tạo, và các thiên sứ là một phần trong cơng cuộc sáng tạo đó. Các thiên sứ cũng biết địa vị của họ và bày tỏ lòng suy tơn Đức Chúa Trời khi thờ lạy Ngài, vì họ che mặt (Es 6:2). Sau hết, ở mức độ đặc biệt nào đó, các thiên sứ cùng dự phần trong sự thờ phượng chung của Hội Thánh và học biết qua Hội Thánh (Eph 3:10 IPhi 1:12). Sự thờ phượng chung là việc nghiêm túc, vì các thiên sứ đang hiện diện; và chúng ta phải cư xử như thể đang có mặt tại thiên đàng.
Lẽ tự nhiên (ICo 11:13-15). Nhìn chung, theo lẽ tự nhiên người nữ để tóc dài và người nam
cắt tóc ngắn. Người La Mã, người Hy Lạp và người Do Thái (ngoại trừ người Na-xi-rê) thích làm theo phong tục này hơn. Trong Thánh Kinh khơng có nơi nào dạy chúng ta nên để tóc dài bao nhiêu. Kinh Thánh chỉ nói rằng phải có sự khác biệt đáng kể giữa độ dài của tóc người nam và nữ để khơng xảy ra sự lầm lẫn về giới tính. (Nguyên tắc này phá bỏ cái gọi là những kiểu tóc “cả nam lẫn nữ"). Thật đáng xấu hổ cho một người đàn ông trông giống như phụ nữ hoặc phụ nữ giống như đàn ông.
Đầu tóc dài của phụ nữ là vinh hiển của người, vì nó được ban cho người “dường như khăn trùm đầu vậy” (dịch theo nghĩa đen). Nói cách khác, nếu tập quán địa phương không bắt buộc trùm đầu, đầu tóc dài của phụ nữ là vật che phủ đầu nàng. Tơi khơng nghĩ Phao-lơ có ý muốn tất cả phụ nữ ở mọi nền văn hoá phải mang khăn trùm đầu; nhưng ơng mong mỏi họ dùng tóc dài của mình để che phủ đầu mình và biểu thị cho lòng thuận phục trật tự của Đức Chúa Trời. Đây là điều mọi phụ nữ có thể thực hiện.
Trong chức vụ tại nhiều nơi trên thế giới, tôi đã thấy nguyên tắc căn bản của quyền đứng đầu áp dụng cho mọi nền văn hoá; nhưng cách thể hiện từ nơi này đến nơi kia có khác nhau. Điều quan trọng đó là lịng thuận phục Chúa và hành động cơng khai vâng theo thứ bậc của Đức Chúa Trời.