Những vấn đề mang tính nhân loại trong thời đại hiện nay:

Một phần của tài liệu BÀI TẬP HỌC PHẦN TRIẾT HỌC GÒM 4 CÂU (Trang 33 - 39)

Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học và cơng nghệ, với vai trị ngày một gia tăng của kinh tế tri thức và cùng với nó là nhu cầu hội nhập, giao lưu và hợp tác quốc tế ngày càng trở nên thiết yếu khi tồn cầu hố trở thành xu thế khách quan, nhân loại đã chính thức bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên toàn cầu. Khi thực sự bước vào kỷ nguyên toàn cầu, cả cộng đồng nhân loại đang phải đối mặt với những vấn đề mang tính nhân loại, nếu khơng cùng nhau giải quyết sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường đối với tương lai của toàn thể loài người.

Xuất hiện vào đầu những năm 70 của thế kỷ XX, những vấn đề nhân loại được xác định là tổng thể những vấn đề có liên quan trực tiếp đến sự sống cịn của cả cộng đồng nhân loại mà sự tiến bộ xã hội tiếp theo của nó, trong thời đại ngày nay, phụ thuộc rất nhiều vào việc giải quyết chúng. Những vấn đề nhân loại đó cũng chính là những vấn đề mang tính tồn cầu chung và động chạm đến lợi ích khơng những của cả cộng đồng nhân loại, của mọi quốc gia, mọi dân tộc, mà còn của mỗi người, mỗi cá nhân riêng biệt ở bất kỳ nơi nào trên hành tinh này.

Về phương diện nhận thức luận, những vấn đề có tính nhân loại này có thể được

xem như một quan niệm lý luận về những vấn đề nảy sinh ra từ những mâu thuẫn có quy mơ tồn nhân loại đã trên nên chín muồi. Chủ thể của những vấn đề tồn cầu này khơng phải là một cá nhân nào đó, một quốc gia nào đó, mà là tồn thể lồi người. Sự tồn tại và phát triển của chúng là do sự phát triển lịch sử của cả cộng đồng nhân loại quy định.

Về phương diện bản thể luận, những vấn đề có tính nhân loại này có thể được xem

như là những vấn đề nảy sinh ra từ những mâu thuẫn của các hình thức vận động tự nhiên, xã hội và những điều kiện tồn tại toàn vẹn của chúng trong một chỉnh thể khơng gian, thời gian thống nhất. Cũng có thể xem chúng như là những vấn đề tồn tại và phát triển dưới tác động của những mâu thuẫn chính trị, kinh tế, văn hố và xã hội có quy mơ tồn nhân loại. Và, cũng có thể xem chúng như là những hiện tượng hoặc tự nhiên, hoặc xã hội, hay tự nhiên - xã hội tồn tại và phát triển trong mối liên hệ qua lại với nhau, tác động lẫn nhau và mang tính chất phức hợp. Theo đó, có thể chia những vấn đề tồn cầu này thành ba nhóm theo những lĩnh vực đã sinh ra chúng.

- Một là, những vấn đề quốc tế nảy sinh trong quan hệ giữa các quốc gia, các vùng lãnh thổ ở quy mô khu vực và quốc tế, như vấn đề hồ bình và giải trừ quân bị, sự chênh lệch giữa các nhóm nước giàu và nước nghèo với khoảng cách ngày càng lớn...

- Hai là, những vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa xã hội và cá nhân, như vấn đề gia tăng dân số và tình trạng di cư bất hợp pháp, sự bùng phát các dịch bệnh lớn, sự gia tăng tình trạng tội phạm quốc tế...

- Ba là, những vấn đề nảy sinh trong quan hệ tự nhiên - xã hội - con người, như tình trạng khan hiếm năng lượng, cạn kiệt nguồn tài nguyên, mất cân bằng sinh thái, sự thay đổi thất thường của thời tiết...

Cụ thể, Vào nữa sau của thế kỷ XX, áp lực của con người đối với thiên nhiên đã

mạnh tới mức làm cho thiên nhiên mất đi khả năng tự phục hồi. Hiểm hoạ sinh thái toàn cầu ngày càng tăng lên. Do bị ơ nhiễm nặng nề mà khí hậu và thời tiết tồn cầu đang thay đổi thất thường, đang nóng dần lên qua từng năm. Đây thực sự là mối nguy lớn và khó lường trước hết các hậu quả.

Hiểm hoạ khác về môi trường liên quan tới những vùng rộng lớn quanh năm đóng băng. Trong trường hợp nhiệt độ tăng làm cho trái đất nóng lên, băng nóng chảy thì có khả năng một lượng lớn khí mêtan và cácbon chứa trong các núi băng sẽ đổ vào khí quyển và như thế, hiệu ứng nhà kính sẽ tăng lên rất nhiều lần. Vì thế sự nóng lên của khí hậu đang gây mối lo ngại chính đáng của các nhà khoa học và của cộng đồng thế giới.

Tình trạng các nguồn nước sơng, hồ, biển nội địa đang trở nên tồi tệ. Hiện nay đã có tới 80 nước, chiếm 40% số dân trên trái đất, bị thiếu nước, có nước thiếu một cách trầm trọng. Đại dương thì vẫn tiếp tục biến thành cái bể lắng khổng lồ chứa các chất thải ô nhiễm của đất liền thải vào và các sản phẩm phân rã của chúng, là nơi chơn lấp phế thải có độc tố cao. Chỉ riêng các tai nạn tàu chở dầu hàng năm cũng đã đổ vào biển và đại dương hàng triệu tấn dầu.

Đất đai bị thối hố, diện tích đất trồng trọt của thế giới đang giảm mạnh qua từng năm. Nguy cơ hoang mạc hoá đang đe dọa nhiều vùng rộng lớn. Rừng tiếp tục bị tàn phá làm cho các nguồn tài nguyên rừng suy kiệt, do vậy tính đa dạng sinh học đang mất đi nhanh chóng. Hơn bao giờ hết, ngày nay, việc bảo vệ quỹ đen của trái đất đã trở thành một trong những vấn đề sinh tử, một thách thức lớn đối với loài người.

Tất cả những cái đó làm cho vấn đề an ninh lương thực trở thành bài tốn khó giải cho tất cả các quốc gia và cộng đồng thế giới.

Thách thức về xã hội cũng hết sức nghiêm trọng đối với tất cả các quốc gia. Sự phát triển của giao thông vận tải, thơng tin, Internet, ngân hàng, tài chính… cùng các tệ nạn xã

hội dễ dàng và nhanh chóng vượt ra khỏi biên giới quốc gia lan ra tồn cầu. Đó là nạn ma tuý, đại địch HIV-AIDS, nạn tham nhũng, nạn buôn lậu xuyên quốc gia, nạn các tà giáo, nạn di dân bất hợp pháp, sự gia tăng tội phạm có tổ chức, nạn khủng bố quốc tế…

Có thể nói rằng, chưa từng có lúc nào trong lịch sử thế giới mà bọn buôn lậu các loại và các băng nhóm tội phạm ma tuý với các khoản tiền khổng lồ lại có thể gây áp lực tới hệ thống chính trị, tới các cơ quan bảo vệ pháp luật, các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời làm mất ổn định và phá hoại an ninh xã hội như trong điều kiện tồn cầu hố hiện nay. Thực sự đó là những thách thức đối với thế giới văn minh.

Tương tự như vậy chưa bao giờ tham nhũng trở thành quốc nạn và trở thành thách thức lớn đối với nhiều quốc gia như trong tiến trình tồn cầu hố hiện nay. Các nước phát triển cũng như chậm phát triển hiện đang phải đối mặt với thách thức này. Hình thức tham nhũng tuy khác nhau, mức độ tuy khơng đồng đều nhưng nước nào cũng có. Với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, tham nhũng ngày càng tinh vi và mang tính quốc tế. Những cơ quan, những bộ sức mạnh của Nhà nước, thậm chí cả các lĩnh vực như giáo dục, y tế… cũng bị tham nhũng tấn công. Đặc biệt, tham nhũng không chỉ do những người có thu nhập thấp mà người giữ địa vị cao trong xã hội thậm chí cả Tổng giám đốc các Cơng ty xuyên quốc gia, các Tổng thống, Thủ tướng và gia đình họ đều khơng tránh khỏi sự cám dỗ của tiền bạc. Tham nhũng làm cho ngân sách Nhà nước cạn kiệt, làm cho các cơng trình xây dựng khơng đảm bảo chất lượng, các dự án phải bỏ dở, cịn con người thì trượt dài về mặt nhân phẩm, đạo đức, lối sống và cuối cùng đi đến chỗ đánh mất bản thân mình, gia đình mình và cả Tổ quốc mình.

Bên cạnh đó, sự gia tăng tội phạm và tội ác, đặc biệt là nạn khủng bố quốc tế cũng đang làm mất ổn định xã hội. Kể từ thập niên 80 thế kỷ XX đến nay mức độ tội ác các dạng này tăng hàng năm là 5%. Các loại tội ác như nạn hải tặc tăng lên một cách đột biến, đặc biệt ở vùng biển Đông Nam Á và Châu Phi. Một loại tội ác mới là tin tặc và máy tính tặc, chúng tạo ra và phát tán những loại virus phá hoại hệ thống máy tính điện tử thế giới đang đe dọa làm trì trệ nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trong thời đại văn minh công nghiệp và hậu công nghiệp.

Gần đây việc giải mã bộ gen của con người là một cuộc cách mạng vĩ đại trong sinh học. Nó mở ra những triển vọng to lớn cho con người và loài người trong việc chế ngự các loại bệnh tật di truyền. Tuy nhiên, tại nhiều nước, cũng chính thành cơng này đang dẫn đến các cuộc thí nghiệm đe dọa đến đạo đức, đến giống nịi của nhân loại. Tình trạng đồng tính luyến ái, sự phá vỡ chức năng gia đình truyền thống… đang là những vấn đề xã hội to lớn nảy sinh trong tồn cầu hố

Tác động của những vấn đề đó đối với thế giới và Việt Nam:

Hiện thời và có lẽ cả trong một vài thập niên tiếp theo của thế kỷ XXI, khơng chỉ ở Việt Nam mà trên phạm vi tồn thế giới, hồ bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, chiếm vị trí chủ đạo, nhưng:

- Những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, sắc tộc tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, hoạt động khủng bố và những tranh chấp về biên giới lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên thiên nhiên vẫn còn tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp, khó lường, khiến cho các mâu thuẫn lớn của thời đại vẫn còn tồn tại và phát triển với mức độ gay gắt, có mặt cịn sâu sắc hơn.

- Kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục có sự phục hồi và phát triển, thậm chí phát triển với tốc độ lớn, nhưng khơng vì thế mà trong nó, khơng cịn tiềm ẩn những yếu tố bất trắc, bất bình đẳng và nguy cơ dẫn đến khủng hoảng, gây khó khăn và tạo ra những thách thức lớn cho các quốc gia, vùng lãnh thổ, nhất là các nước đang phát triển.

- Cạnh tranh kinh tế - thương mại, giành giật các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, nguồn vốn, công nghệ... giữa các nước, các vùng lãnh thổ trên phạm vi thế giới và khu vực ngày càng trở nên gay gắt.

- Khoa học và công nghệ với tốc độ phát triển chưa từng thấy sẽ có những bước tiến nhảy vọt, những đột phá lớn trong nhiều lĩnh vực, đem lại vai trò ngày càng nổi bật cho kinh tế tri thức trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất, tác động đến tất cả các quốc gia, khu vực cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực. Một mặt, là những động lực cơ bản và quan trọng thúc đẩy xã hội phát triển nhanh hơn, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau hơn, làm tăng khả năng khám phá và khai thác giới tự nhiên của con người. Song, mặt khác, chính con người và xã hội lại cũng đứng trước những sự bất thường, những mối đe dọa và những rủi ro khó lường do hậu quả của việc chiếm dụng, sử dụng và nhất là sự lạm dụng những thành tựu ấy của con người.

Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận kể từ quá trình Đổi mới bắt đầu từ năm 1986: nền kinh tế phát triển với tốc độ khá nhanh, tỷ lệ đói nghèo giảm đáng kể, có những cải thiện đáng kể về nguồn nhân lực. Trong 10 năm qua, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng gần 300% và thu nhập bình quân đầu người tăng gần 500%. Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ: giảm tỷ lệ nghèo từ 58% năm 1993 xuống 17,15% năm 2001; gần đạt mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học; tăng nhanh tiếp cận các dịch vụ y tế. Việt Nam đã giảm đáng kể tỷ lệ tử vong trẻ em, tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi giảm từ 44,2 trên 1000 trẻ sinh ra sống trong năm 1992 xuống còn 18,0 trên 1000 trẻ sinh ra sống trong năm 2004.

Mặc dù có những thành tựu nói trên, sự bất bình đẳng cả về thu nhập và nguồn nhân lực vẫn ngày càng tăng. Tỷ lệ tử vong trẻ em giảm nhưng tỷ lệ suy dinh dưỡng vẫn ở mức cao. Trong thập kỷ 90, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em (thể còi cọc) hầu như vẫn giữ nguyên, khoảng 1/3 số trẻ em. Sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng giữa các khu vực địa lý và có nhiều địa phương chưa được hưởng lợi một cách đầy đủ từ thành tựu phát triển của Việt Nam trong thập kỷ qua. Các bằng chứng cho thấy mức sống của 30% dân số có thu nhập thấp nhất chưa được cải thiện rõ rệt và trẻ em trong các gia đình nghèo đó chưa được nhận mức đầu tư như trẻ trong các gia đình khác. Phụ nữ nghèo, đặc biệt ở vùng sâu, miền núi và vùng khó khăn, bị hạn chế rất nhiều trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc trước sinh cơ bản, sinh đẻ tại các cơ sở y tế và các dịch vụ chăm sóc trẻ sơ sinh. Trẻ em các gia đình nghèo ít có cơ hội được chăm sóc ở những nơi trông giữ trẻ, nhà trẻ và mẫu giáo, trong khi những người chăm sóc trẻ tại nhà thường thiếu kiến thức ni dạy trẻ. Điều này gây bất lợi cho những trẻ này khi bước vào tiểu học.

Một tác động khác cũng rất rõ nét là, so với vài ba thập kỷ trước đây, có nhiều dấu hiệu và nhiều con số thống kê cho thấy, giới tự nhiên tỏ ra ngày càng khắc nghiệt hơn với con người, dường như giới tự nhiên đang trả thù lại sự lạm dụng, sự khai thác bừa bãi và sự tàn phá vô độ bằng kỹ thuật và những công cụ sản xuất hiện đại nhất của con người đối với nó. Mơi trường sống ngày một xấu đi, các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày một cạn kiệt, nguồn nước ni sống con người đang có nguy cơ trở thành nguyên nhân của các cuộc xung đột giữa các quốc gia, các khu vực.

Nước ta đã làm gì trước những tác động đó:

Để duy trì và đẩy mạnh những thành tựu trong cơng cuộc xố đói giảm nghèo cần phải có những can thiệp tập trung hơn cho những nhóm đối tượng cụ thể chưa được hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế của Việt Nam nhằm cải thiện phúc lợi của các nhóm này. Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra hậu quả lâu dài của đầu tư thấp cho những năm đầu đời sẽ làm giảm khả năng lao động, giảm phát triển trí tuệ và hạn chế các kỹ năng xã hội và vận động. Thực chất, trẻ em phải đối mặt với nguy cơ bị trói buộc trong vịng đói nghèo khi cha mẹ khơng có khả năng đầu tư cơ bản cho nguồn vốn con người.

Chính phủ đã ban hành một số chiến lược và chính sách liên quan nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đặc biệt tập trung vào các gia đình nghèo, vùng sâu và khó khăn. Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em 2001- 2010 là một chương trình khá tồn diện với những mục tiêu mang tính chất lượng về chăm sóc giáo dục và sức khoẻ. Bên cạnh đó, Chiến lược dân số Việt Nam 2001- 2010, Chiến lược chăm sóc sức khoẻ sinh sản quốc gia 2001- 2010, Chiến lược giáo dục 2001- 2010 và Chiến lược dinh dưỡng quốc gia 2001-2010 đều thúc đẩy công tác trên như là một thành tố then chốt để giảm nghèo một cách bền vững.

Ngày nay, trong bối cảnh phức tạp của tình hình thế giới, gắn liền với sự thối trào tạm thời của chủ nghĩa xã hội thế giới, công cuộc đổi mới của nước ta dưới sự lãnh đạo của

Một phần của tài liệu BÀI TẬP HỌC PHẦN TRIẾT HỌC GÒM 4 CÂU (Trang 33 - 39)