Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:

Một phần của tài liệu BÀI TẬP HỌC PHẦN TRIẾT HỌC GÒM 4 CÂU (Trang 53 - 54)

- Phép siêu hình cho rằng: các sự vật hiện tượng trên thế giới tồn tại một cách độc lập, tách rời, giữa chúng khơng có mối liên hệ tác động chuyển hố lẫn nhau, nếu có chỉ là những liên hệ có tính chất ngẫu nhiên, hời hợt bên ngồi.

- Mối liên hệ phổ biến có 3 tính chất sau:

+ Tính chất khách quan: Mối liên hệ của sự vật là mối liên hệ của chính bản thân sự vật, là liên hệ vốn có của sự vật, khơng phải con người sản sinh ra mối liên hệ đó hay do một lực lượng siêu nhiên nào đó.

+ Tính chất phổ biến: mối liên hệ của sự vật thể hiện ở tất cả các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội, ý thức, tư duy con người...

+ Tính chất đa dạng: bản thân sự vật trong thế giới khách quan là đa dạng, nó tồn tại trong khơng gian và thời gian khác nhau, do đó mối quan hệ của sự vật cũng trở nên phong phú, chẳng hạn như mối quan hệ bên trong - mối quan hệ bên ngoài, mối quan hệ tất nhiên - mối quan hệ ngẫu nhiên, mối quan hệ bản chất - mối quan hệ không bản chất, mối quan

hệ chủ yếu - mối quan hệ thứ yếu. Do đó khi xem xét sự vật, chúng ta phải chú ý tới mối quan hệ của sự vật, đặc biệt là mối quan hệ chủ yếu bởi vì những mối quan hệ này có tính quyết định đến sự tồn tại, sự vận động biến đổi của sự vật.

- Phép biện chứng duy vật cho rằng: các sự vật hiện tượng trên thế giới không phải tồn tại một cách độc lập, tách rời, chúng là một thể thống nhất và giữa chúng ln có sự liên hệ tác động chuyển hố lẫn nhau.

- Mối liên hệ phổ biến chẳng những tồn tại trong tự nhiên, trong XH, trong tư duy mà còn tồn tại trong các yếu tố, các quá trình ngay trong bản thân của sự vật.

- Mối liên hệ phổ biến là khách quan, nó biểu hiện trong các q trình tự nhiên, XH và tư duy. Mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng trong thế giới đa dạng, phong phú nhiều vẻ. Do đó, khi phân tích sự vật phải phân loại các mối liên hệ một cách cụ thể.

 Ý nghĩa: nếu thừa nhận các sự vật hiện tượng trong thế giới tồn tại trong mối liên hệ phổ biến thì khi phân tích sự vật phải đứng trên quan điểm toàn diện, khắc phục quan điểm phiến diện một chiều. Quan điểm tồn diện địi hỏi khi phân tích sự vật phải đặt sự vật trong mối liên hệ với các sự vật hiện tượng khác đồng thời phái xem xét các mặt, các yếu tố, các quá trình ngay trong bản thân của sự vật.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP HỌC PHẦN TRIẾT HỌC GÒM 4 CÂU (Trang 53 - 54)