- Cái riêng và cái chung tồn tại một cách khách quan và phụ thuộc vào nhau một cách
3. Nội dung và hình thức:
3.1 Khái niệm: - Nội dung: là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá
trình tạo nên sự vật.
- Hình thức: là phương thức tồn tại của sự vật, là phương thức tổ chức, sắp xếp các yếu tố nội dung nhằm tạo nên mối liên hệ bền vững giữa các yếu tố đó.
3.2. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức:
- Nội dung và hình thức khơng tách rời nhau mà gắn bó với nhau rất chặt chẽ, khơng có một hình thức nào khơng chứa đựng nội dung, ngược lại cũng khơng có nội dung nào lại khơng ở trong hình thức. Một nội dung bao giờ cũng được thể hiện ra trong hình thức nhất định và một hình thức bao giờ cũng chứa đựng một nội dung nhất định.
- Cùng một nội dung trong những hồn cảnh khác nhau thì có thể có nhiều hình thức khác nhau và ngược lại cùng một hình thức có thể thể hiện những nội dung khác nhau.
- Trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, nội dung bao giờ cũng giữ vai trò quyết định, nội dung là yếu tố động, luôn biến đổi cịn hình thức thì có xu hướng cân bằng, tĩnh tại và sự biến đổi, phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi, phát triển của nội dung cịn hình thức cũng biến đổi nhưng chậm hơn và khi nội dung biến đổi thì hình thức cũng buộc phải biến đổi theo cho phù hợp với nội dung mới. Do đó, so với hình thức thì nội dung bao giờ cũng giữ vai trò quyết định.
- Nội dung quyết định hình thức nhưng hình thức khơng phải tồn tại một cách thụ động, nó cũng có tính độc lập tương đối và cũng tác động ngược trở lại đối với nội dung, nó thúc đẩy hoặc kiềm hãm sự phát triển của nội dung.
3.3. Ý nghĩa:
- Nội dung và hình thức ln gắn bó chặt chẽ với nhau, do đó trong hoạt động thực tiễn cần chống mọi khuynh hướng tách rời giữa nội dung và hình thức.
- Nội dung quyết định hình thức nên để xét đốn sự vật trước hết cần căn cứ vào nội dung của nó và muốn làm biến đổi sự vật trước hết cần tác động vào nội dung của nó.