- Cái riêng và cái chung tồn tại một cách khách quan và phụ thuộc vào nhau một cách
2. Nguyên nhân và kết quả:
2.1 Khái niệm:
- Nguyên nhân: là sự tác động lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hoặc giữa các mặt trong bản thân sự vật và gây nên sự biến đổi nhất định.
- Kết quả: là 1 hiện tượng mới xuất hiện do 1 hoặc nhiều nguyên nhân gây ra.
2.2. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả:
- Tính chất của mối liên hệ nhân quả:
+ Tính khách quan: thể hiện mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật, khơng phụ thuộc vào ý thức của con người.
+ Tính phổ biến: mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội đều có ngun nhân nhất định của nó.
+ Tính tất yếu: cùng 1 nguyên nhân nhất định trong những điều kiện giống nhau thì sẽ gây ra kết quả như nhau.
- Nguyên nhân sản sinh ra kết quả:
Nguyên nhân là cái có trước, kết quả là cái có sau. Kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân bắt đầu xuất hiện và tác động nhưng không phải bất cứ sự nối tiếp nhau nào của các sự vật, hiện tượng trong thế giới đều nằm trong mối liên hệ nhân quả. Ví dụ: ngày luôn đến sau đêm, sấm luôn đến sau chớp,… nhưng chúng không nằm trong mối liên hệ
nhân quả mà chúng chỉ nằm trong mối liên hệ thời gian. Cái nằm trong mối liên hệ nhân quả là quan hệ sản sinh trong đó nguyên nhân là cái sản sinh ra kết quả.
- Nguyên nhân sản sinh ra kết quả như thế nào?
+ Cùng 1 nguyên nhân có thể sản sinh ra nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể.
+ 1 kết quả có thể do 1 hoặc nhiều nguyên nhân gây ra, những nguyên nhân này tác động riêng rẻ hoặc cùng một lúc.
- Một số loại nguyên nhân:
+ Nguyên nhân chủ yếu và thứ yếu:
Nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân mà thiếu chúng thì kết quả khơng thể xảy ra được.
Nguyên nhân thứ yếu là nguyên nhân mà thiếu chúng thì kết quả vẫn có thể xảy ra. + Nguyên nhân bên trong và bên ngoài:
Nguyên nhân bên trong: là nguyên nhân xảy ra do sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong bản thân của sự vật.
Nguyên nhân bên ngoài là nguyên nhân xảy ra do sự tác động lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng.
+ Nguyên nhân chủ quan và khách quan:
Nguyên nhân chủ quan: là nguyên nhân xảy ra và tác động lệ thuộc vào ý thức của con người.
Nguyên nhân khách quan: là nguyên nhân xảy ra và tác động không lệ thuộc và ý thức của con người.
- Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân:
Nguyên nhân là cái sản sinh ra kết quả nhưng kết quả khi hình thành khơng phải tồn tại một cách thụ động mà nó tác động ngược trở lại đối với nguyên nhân.
- Sự thay đổi vị trí lẫn nhau giữa nguyên nhân và kết quả:
Giữa nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí lẫn nhau vì có thể trong mối quan hệ này là nguyên nhân nhưng trong mối quan hệ khác là kết quả và ngược lại.
2.3. Ý nghĩa:
- Mọi hiện tượng đều có ngun nhân nhưng vấn đề khơng phải là có hoặc khơng có ngun nhân của một hiện tượng nào đó mà vấn đề là nguyên nhân đó đã được xác định
hay chưa và nhiệm vụ của tri thức là tìm cho được nguyên nhân chưa được xác định để hiểu đúng bản chất của hiện tượng.
- Cần phân loại nguyên nhân đồng thời phải nắm chiều hướng tác động của các nguyên nhân từ đó có biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho nguyên nhân tác động tích cực đến hoạt động và hạn chế sự hoạt động của nguyên nhân có tác động tiêu cực.
- Kết quả tác động trở lại đối với nguyên nhân do đó hoạt động thực tiễn cần khai thác tận dụng kết quả đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên nhân phát huy tác dụng nhằm đạt mục đích.