Bản chất và hiện tượng:

Một phần của tài liệu BÀI TẬP HỌC PHẦN TRIẾT HỌC GÒM 4 CÂU (Trang 60)

- Cái riêng và cái chung tồn tại một cách khách quan và phụ thuộc vào nhau một cách

5. Bản chất và hiện tượng:

5.1. Khái niệm:

- Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật đó.

- Hiện tượng là cái biểu hiện ra bên ngoài của bản chất.

5.2. Sự thống nhất biện chứng giữa bản chất và hiện tượng:

- Bản chất và hiện tượng là thống nhất với nhau khơng tách rời nhau. Sự thống nhất đó thể hiện ở chỗ: bản chất bao giờ cũng được bộc lộ ra qua hiện tượng và hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của bản chất. Khơng có bản chất nào tồn tại một cách thuần túy mà lại không biểu hiện qua hiện tượng. Ngược lại, khơng có hiện tượng nào lại không phải là sự biểu hiện của một bản chất nào đó.

- Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng là sự thống nhất biện chứng, sự thống nhất của hai mặt đối lập. Mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng biểu hiện ở chỗ: Sự đối lập giữa cái bên trong và cái bên ngoài: Bản chất phản ánh cái chung, cái sâu xa, cái bên trong của sự vật. Hiện tượng phản ánh cái riêng, cái biểu hiện ra bên ngoài của bản chất.

5.3. Ý nghĩa:

- Vì bản chất là cái tất nhiên, cái tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật, còn hiện tượng là cái biểu hiện của bản chất ra bên ngồi là cái khơng ổn định, cái biến đổi nhanh chóng hơn so với bản chất, nên về mặt nhận thức để hiểu được sự vật không chỉ dừng lại ở hiện tượng mà phải đi sâu vào bản chất của nó.

- Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng là sự thống nhất biện chứng, thống nhất của các mặt đối lập. Vì vậy, từ hiện tượng để nhận thức bản chất sự vật không thể là con đường giản đơn. Trong nhận thức khoa học cũng như trong hoạt động thực tiễn, chúng ta cần phân tích hiện tượng một cách cặn kẽ, loại bỏ những giả tượng để nhận thức bản chất của sự vật.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP HỌC PHẦN TRIẾT HỌC GÒM 4 CÂU (Trang 60)