Kết cấu của hình thái kinh tế-xã hội.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP HỌC PHẦN TRIẾT HỌC GÒM 4 CÂU (Trang 49 - 50)

- Chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng: hình thái kinh tế xã hội là một chỉnh thể xã hội (một hệ thống hồn chỉnh) có kết cấu phức tạp, trong đó có các mặt cơ bản là: LLSX, QHSX và kiến trúc thượng tầng. Mỗi mặt đó có vai trị vị trí khác nhau, nhưng giữa chúng có sự liên hệ tác động qua lại lẫn nhau tạo nên sự vận động của cơ thể xã hội.

+ Trong các mặt nói trên, LLSX được coi là nền tảng vật chất kỹ thuật của một hình thái KTXH; Sự hình thành và phát triển của mỗi hình thái KTXH là do sự phát triển của LLSX quyết định. LLSX cịn đảm bảo tính kế thừa trong sự phát triển tiếp nối của các hình thái KTXH.

+ Trong mỗi hình thái KTXH, QHSX được coi là quan hệ cơ bản ban đầu quyết định các quan hệ xã hội khác; QHSX phát triển phù hợp với trình độ của LLSX và tác động tích cực trở lại của LLSX. Mỗi hình thái KTXH có một kiểu QHSX đặc trưng cho nó; QHSX được coi là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt bản chất của một hình thái KTXH.

- Các QHSX của xã hội liên kết với nhau tạo nên một cơ sở hạ tầng (hay là cơ sở kinh tế) của xã hội.

- Trên cơ sở hạ tầng được hình thành các quan điểm chính trị, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo và các tổ chức thiết chế tương ứng của nó được gọi là kiến trúc thượng tầng (KTTT), mà chức năng của nó là duy trì, bảo vệ và phát triển cơ sở hạ tầng (CSHT).

- Ngoài các mặt cơ bản nói trên, các hình thái KTXH cịn có quan hệ gia đình, dân tộc và các quan hệ xã hội khác.

+ Quan niệm tổng quát về cấu trúc của hình thái KTXH được triển khai phân tích bằng hệ thống phạm trù quy luật của chủ nghĩa duy vật lịch sử.

- Trong lĩnh vực kinh tế của đời sống xã hội, có các phạm trù: Phương thức sản xuất, LLSX, QHSX và quy luật QHSX phải phù hợp với trình độ của LLSX. Thực chất của quy luật này là sự tác động biện chứng giữa LLSX và QHSX. (Đây là quy luật cơ bản chi phối sự phát triển của xã hội loài người).

- Trong mối quan hệ giữa lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực chính trị, được khái quát bằng các cặp phạm trù: CSHT, KTTT và mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT.

Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng: giữa chúng có mối quan hệ biện chứng. Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. Giai cấp nào thống trị trong

cơ sở hạ tầng thì giai cấp đó thống trị trong kiến trúc thượng tầng. Nhưng KTTT có sự tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng nhằm duy trì, bảo vệ, phát triển và định hướng sự phát triển của cơ sở hạ tầng, trong đó nhà nước là cơng cụ sắc bén nhất.

- Trong lĩnh vực xã hội có các phạm trù: Giai cấp, kết cấu giai cấp, đấu tranh giai cấp và quy luật đấu tranh giai cấp. Trong đó chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng: Đấu tranh giai cấp là động lực thúc đẩy xã hội phát triển trong các xã hội có giai cấp.

Bởi vì, trong xã hội có giai cấp, thơng qua đấu tranh giai cấp mới giải quyết được mâu thuẫn kinh tế và mâu thuẫn giai cấp.

Mâu thuẫn kinh tế: LLSX >< QHSX

Mâu thuẫn giai cấp: Giai cấp bị trị >< giai cấp thống trị.

- Mâu thuẫn đó dẫn đến đấu tranh giai cấp mà đỉnh cao của nó dẫn đến cách mạng xã hội.

Thơng qua đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội làm cho mâu thuẫn kinh tế, mâu thuẫn giai cấp được giải quyết, phương thức sản xuất cũ bị xóa bỏ, phương thức sản xuất mới ra đời tiến bộ hơn, dẫn đến sự ra đời của một hình thái kinh tế xã hội mới.

- Chính sự tác động của hệ thống các quy luật làm cho hình thái kinh tế xã hội vận động phát triển.

+ Lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội được nghiên cứu trong mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, tính độc lập tương đối của ý thức xã hội, các cấp độ, các hình thái của ý thức xã hội và vai trò ngày càng to lớn của ý thức xã hội trong q trình phát triển xã hội.

Tóm lại: Hình thái kinh tế xã hội là một phạm trù chỉ một kiểu hệ thống xã hội ở một

giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, có tính xác định về chất, là sự thống nhất của tất cả các yếu tố, một cơ cấu hồn chỉnh ln ln vận động thông qua sự tác động biện chứng giữa LLSX và QHSX, giữa CSHT và KTTT.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP HỌC PHẦN TRIẾT HỌC GÒM 4 CÂU (Trang 49 - 50)