Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại (Quy luật lượng chất)

Một phần của tài liệu BÀI TẬP HỌC PHẦN TRIẾT HỌC GÒM 4 CÂU (Trang 64 - 67)

- Cái riêng và cái chung tồn tại một cách khách quan và phụ thuộc vào nhau một cách

2. Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại (Quy luật lượng chất)

chất và ngược lại (Quy luật lượng chất)

2.1 Chất và lượng của sự vật hiện tượng:

- Chất là tính quy định vốn có của sự vật hiện tượng, là sự thống nhất hưũ cơ của các thuộc tính, các đặc trưng để phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác.

- Lượng là tính quy định bên trong vốn có của sự vật biểu hiện bằng con số của các thuộc tính, tổng số những đại lượng, trình độ và quy mơ phát triển của nó.

2.2. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:

- Chất và lượng của sự vật hiện tượng là 2 mặt thống nhất quy định lẫn nhau. Sự thống nhất phụ thuộc lẫn nhau giữa chất và lượng được thể hiện trong quan hệ nhất định và trong quan hệ đó chất và lượng cùng quy định sự tồn tại của sự vật thì quan hệ đó gọi là độ của sự vật.Vậy, độ là giới hạn và trong giới hạn độ của mình sự vật cịn là nó chưa biến thành sự vật hiện tượng khác.

- Trong phạm vi 1 độ nhất định 2 mặt chất và lượng liên hệ tác động lẫn nhau làm cho sự vật vận động biến đổi, sự vận động biến đổi của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi về lượng, quá trình này diễn ra 1 cách từ từ theo cách thức tăng dần hoặc giảm dần và khi lượng thay đổi vượt quá giới hạn độ dẫn đến sự thay đổi về chất. Sự thay đổi về chất gọi là bước nhảy và ở thời điểm xảy ra bước nhảy gọi là điểm nút.

- Bước nhảy là sự kết thúc 1 giai đoạn biến đổi về lượng, nó là sự gián đoạn trong q trình vận động liên tục của sự vật nhưng nó khơng chấm dứt sự vận động nói chung mà chỉ chấm dứt 1 dạng tồn tại của sự vật.

2.3 Ý nghĩa.

- Quy luật lượng chất giúp ta hiểu được bước nhảy làm cho chất mới ra đời thay thế chất cũ. Và chất chỉ thay đổi khi lượng thay đổi vượt quá giới hạn độ. Do đó trong hoạt động nhận thức và thực tiễn để có sự thay đổi về chất phải quan tâm đến q trình tích lũy về lượng và khi lượng thay đổi vượt quá giới hạn độ thì phải thực hiện bước nhảy. Đó là yêu cầu khách quan của sự vận động phát triển của sự vật.

- Phải có thái độ khách quan khoa học và có quyết tâm thực hiện các bước nhảy: quy luật của tự nhiên và quy luật của đời sống xã hội đều có tính khách quan. Song sự khác nhau giữa quy luật của giới tự nhiên và quy luật của đời sống XH là ở chỗ: quy luật trong giới tự nhiên diễn ra tự phát, còn quy luật của đời sống XH chỉ được giải quyết thông qua hoạt động có ý thức của con người. Do đó, trong hoạt động thực tiễn chẳng những chúng ta phải xác định được quy mô và nhịp điệu bước nhảy một cách khách quan khoa học, chống giáo điều rập khn, mà cịn phải có quyết tâm và nghị lực thực hiện các bước nhảy khi điều kiện đã chín muồi, chủ động nắm bắt thời cơ thực hiện kịp thời các bước nhảy khi điều kiện cho phép.

3. Quy luật phủ định của phủ định.

Phủ định chỉ sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác. Phủ định có 2 loại: siêu hình và biện chứng.

Phủ định siêu hình có đặc trưng là do tác động từ bên ngồi đưa vào không tạo tiền đề và điều kiện cho sự phát triển, phủ định 1 lần rồi tiêu diệt sạch trơn. Phủ định siêu hình nói lên xóa bỏ cái cũ 1 cách tuyệt đối.

3.1. Phủ định biện chứng:

3.1.1. Khái niệm:

Phủ định biện chứng là sự tự phủ định vốn có khách quan của sự tự thân vận động và phát triển của sự vật hiện tượng, là tiền đề và điều kiện cho sự phát triển. Phủ định biện chứng chỉ sự thay thế cái cũ bằng cái mới.

3.1.2. Đặc trưng:

- Phủ định biện chứng mang tính khác quan bắt nguồn từ sự giải quyết mâu thuẫn bên trong bản thân của sự vật hiện tượng.

- Phủ định biện chứng là sự phủ định mang tính kế thừa những cái tích cực, tiến bộ của cái cũ, trên cơ sở đó phát triển làm cho sự vật ngày càng hoàn thiện.

3.2. Nội dung của quy luật:

- Trong sự vận động của vật chất, thông qua những lần phủ định biện chứng cái mới ra đời thay thế cái cũ nhưng rồi cái mới lại trở thành cái cũ và bị cái mới khác phủ định. Sự vận động phát triển của sự vật hiện tượng thông qua những lần phủ định biện chứng tạo ra khuynh hướng phát triển từ thấp đến cao.

- Thơng thường chu kì của vịng phủ định biện chứng đi từ khẳng định đến phủ định và từ phủ định đến phủ địnhcủa phủ định. Qua 2 lần phủ định trong điều kiện bình thưịng sự

vật coi như hồn thành chu kì của sự phát triển nhưng trên thực tế thì chu kì của sự phát triển hay số lần phủ định biện chứng có thể trải qua nhiều lần hơn.

- Phủ định của phủ định là sự kết thúc chu kì của sự phát triển, đồng thời là điểm bắt đầu cho chu kì phát triển mới và sự phát triển của sự vật tiến lên theo con đường xoáy ốc, nghĩa là sự vật mới ra đời dường như lặp lại 1 số đặc tính, 1 số mặt của cái ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn.

- Con đường phát triển đi lên của các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan còn chứa đựng và bao hàm cả những bước thụt lùi, khuynh hướng tiến lên và khuynh hướng thụt lùi khơng tách rời nhau, gắn bó với nhau hết sức chặt chẽ.

- Thơng thường cái cũ mất đi cái mới ra đời, nó hợp với quy luật nhưng không phải cái mới nào cũng phát triển được ngay vì cái cũ tuy bị loại bỏ nhưng vẫn cịn cố gắng duy trì sự tồn tại của mình. Mặt khác cái mới vừa hình thành thường cịn non yếu tự nó chưa đủ sức lấn áp cái cũ nên đơi lúc cũng thất bại thụt lùi nhưng đó là tạm thời và xu thế chung của sự phát triển là cái mới ra đời thay thế cái cũ là điều tất yếu.

3.3. Ý nghĩa:

Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải thấm nhuần nguyên tắc kế thừa, nghĩa là phải kế thừa những tiến bộ tích cực của cái cũ để trên cơ sở đó kế thừa những cái tiến bộ tích cực của cái cũ làm cho sự vật ngày càng hoàn thiện. Phải biết ủng hộ cái mới, tạo điều kiện cho cái mới phát triển, cái mới là cái tiến bộ nhưng cịn non yếu nhưng đơi lúc cũng thất bại, thụt lùi nhưng đó là tạm thời . Do đó phải có cái nhìn khách quan đối với những bước ngoặt này.

* Vận dụng quan điểm biện chứng phủ định của phủ định vào công cuộc xây dựng CNH-HĐH đất nước:

Để vận dụng được quan điểm biện chứng phủ định của phủ định vào công cuộc xây dựng CNH-HĐH đất nước, ta cần phải hiểu rõ quy luật phủ định của phủ định.

- Quy luật này cho chúng ta hiểu khuynh hướng của sự phát triển. phát triển không diển ra một hướng thẳng tắp mà là một đường quanh co phức tạp được biểu diển bằng hình xốy ốc đi lên, đây là quá trình phủ định cái phủ định hay phủ định của phủ định, trong đó cái mới ra đời thay thế cái củ và hết mỗi một chu kỳ thì sự vật lặp lại dường như cái ban đầu.

- Phủ định là trạng thái này thay thế trạng thái khác, sự vật này thay thế sự vật khác. Ví dụ: Đời người tuổi thanh niên tháy thế tuổi thiếu niên đây là phủ định hay là công nghệ mới thay thế cho những công nghệ lạc hậu trong công cuộc xây dựng CNH-HĐH đất nước…

- Phủ định được chia làm 2 loại:

Loại 1: Phủ định sạch trơn: do nguyên nhân bên ngoài gây nên khơng có tính kế thừa, nên khơng tạo tiền đề cho sự phát triển.

Ví dụ: Con người giết con vật, khơng có sự kế thừa và phát triển. hay cơng ty bị phá sản, lụt lội chiến tranh làm con người chết….

Loại 1 này khơng thực hiện tính kế thừa cho nên không phát triển, do nguyên nhân bên ngồi gây nên. Đây khơng phải là phủ định của sự phát triển.

Loại 2: phủ định biện chứng, phủ định của cái phủ định đây là phủ định của sự phát triển.

Ví dụ: hạt lúa đập nát cho vào nồi rang lên đây là phủ định sạch trơn do nguên nhân bên ngoài. Nhưng nếu hạt lúa này ta để trong điều kiện nhất định thì nó sẽ nảy mầm, mầm này trong điều kiện nhất định phát triển thành mạ và mạ này trong điều kiện nhất định phát triển thành lúa.

Theo sơ đồ sau:

A (hạt lúa) B(mầm) C(mạ) D(cây lúa)

Xét trong mối quan hệ A và B thì người ta gọi A là cái bị phủ định( cái bị thay thế), B là cái phủ định( cái thay thế cái củ). trong trường hợp này B phủ định A. Nhưng sự vận động khơng dừng ở đây mà phải tìm hiểu tiếp mối quan hệ của B và C, C đã phủ định B. Đến đây ta có qui luật phủ định của phủ định.Phủ định này do nguyên nhân bên trong ( hạt lúa do phơi ở bên trong, bên ngồi là nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm). Bên ngồi khơng phải là cái quyết định mà quyết định là cái ở bên trong. Nếu A khơng có nội lực thì A chỉ là vỏ trấu và sẽ khơng thành B.

- Q trình phủ định thể hiện rỏ tính kế thừa, sự vật ra đời sau giữ lại 1 số yếu tố của sự vật trước nó làm cơ sở cho sự tồn tại và phát triển.

- Kế thừa được hay không phụ thuộc vào năng lực nội tại, nội dung kế thừa thể hiện khuynh hướng của sự phát triển. Đây là quá trình tự đào thải tự sàng lọc.

Tương tự như vậy ta có thể vân dụng vào cơng cuộc xây dựng CNH-HĐH đất nước hiện nay để hình thành cuộc sống mới với những con người mới.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP HỌC PHẦN TRIẾT HỌC GÒM 4 CÂU (Trang 64 - 67)