Nhà nước XHCN

Một phần của tài liệu BÀI TẬP HỌC PHẦN TRIẾT HỌC GÒM 4 CÂU (Trang 41 - 48)

- Bản chất:

Về mặc lý thuyết cũng như thực tiễn đã cho thấy rõ, Nhà nước chuyên chính vơ sản (Nhà nước XHCN) khác với bản chất của các kiểu Nhà nước bóc lột. GCVS là người giữ địa vị thống trị về chính trị. Nhưng sự thống trị về chính trị của GCVS đã thể hiện bản chất và mục đích khác hẳn với sự thống trị về chính trị của giai cấp bóc lột. Sự thống trị của giai cấp bóc lột là sự thống trị của thiểu số đối với tất cả giai cấp bị áp bức, bóc lột để bảo vệ lợi ích của chúng. Cịn sự thống trị về chính trị của GCVS là sự thống trị của đa số đối với giai cấp bóc lột nhằm mục đích giải phóng giai cấp mình và tất cả người lao động.

Khác với Nhà nước bóc lột, Nhà nước chun chính vơ sản khơng đơn thuần chỉ là bộ máy hành chính – cưỡng chế mà cịn là tổ chức quản lý kinh tế XH. Hơn thế bộ máy hành chính cưỡng chế của Nhà nước chun chính vơ sản cũng đã có bản chất và đặc điểm khác: đó là bộ máy do giai cấp công nhân và nhân dân tổ chức ra để trấn áp giai cấp bóc lột và những phần tử phản động để bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững an ninh chính trị, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế xã hội.

Các Nhà nước bóc lột được xây dựng trên cơ sở của chế độ tư nhân về tư liệu sản xuất nhằm duy trì sự bóc lột và thống trị giai cấp. Vì vậy, trong các Nhà nước bóc lột khơng thể có chế độ dân chủ thực sự, chỉ có trong Nhà nước chun chính vơ sản mới có cơ sở để đảm bảo cho nền dân chủ thực sự phát triển.

- Chức năng Nhà nước chun chính vơ sản:

+ Đối nội: tổ chức và quản lý kinh tế; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn XH, trấn áp sự phản kháng của giai cấp bóc lột và những âm mưu phản cách mạng để giữ vững chính quyền, bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội; tổ chức và quản lý văn hóa, giáo dục, khoa học, cơng nghệ để nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài; bảo vệ các quyền và lợi ích cơ bản của công dân.

+ Đối ngoại: mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ; khơng can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, hợp tác 2 bên cùng có lợi; ủng hộ và góp phần tích cực vào phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới vì hịa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Câu 11: Nhà nước pháp quyền XHCN với nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam (phân biệt với Nhà nước pháp quyền tư sảnvới KTTT). Phương hướng xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Theo quan điểm của nhà nước Việt Nam, kinh tế thị trường là thành tựu chung của lồi người, khơng mâu thuẫn với CNXH. Định hướng XHCN được hiểu là vẫn giữ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế, vì theo quan điểm của chủ nghĩa Marx về CNXH thì mọi TLSX đều thuộc sở hữu tồn dân và nhà nước pháp quyền XHCN là nhà nước đại diện cho nhân dân.

Trong Văn kiện Đại hội Đảng IX, khi khẳng định con đường đi lên CNXH ở nước ta, Đảng ta khẳng định “Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Đó chính là nền KTTT định hướng XHCN”.

KTTT định hướng XHCN ở nước ta cũng như KTTT ở các nước tư bản là có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế khác nhau, nhưng trong KTTT TBCN thì sở hữu tư bản tư nhân giữ vị trí thống trị, cịn trong nền KTTT của chúng ta thì sở hữu cơng cộng, tức là cơng hữu - bao gồm kinh tế nhà nước, KT tập thể và phần của kinh tế nhà nước, KT tập thể trong các cơ sở kinh tế liên doanh, hỗn hợp - dần dần trở thành nền tảng, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kể cả sở hữu những ngành then chốt, kể cả tỷ trọng trong nền KT và hiệu quả hoạt động.

Mặt khác, trong khi thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, chúng ta coi các thành phần KT kinh doanh theo pháp luật đều là những bộ phận cấu thành quan trọng của nền KTTT định hướng XHCN, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.

KTTT định hướng XHCN ở nước ta cũng như KTTT ở các nước TB đều có sự quản lý của nhà nước nhưng hai nhà nước khác nhau về chất. Nhà nước pháp quyền tư sản chủ yếu bảo vệ quyền lợi của GCTS, trước hết là những tập đồn TB lớn, cịn nhà nước chúng ta là nhà nước pháp quyền XHCN, nhà nước của dân, do dân và vì dân, quản lý nền kinh tế theo nguyên tắc kết hợp thị trường với kế hoạch, phát huy mặt tích cực, hạn chế khắc phục những mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động, của toàn thể nhân dân.

KTTT ở các nước TBCN phân phối lợi nhuận chủ yếu theo tiền vốn, dẫn đến bất công XH, phân chia XH thành hai cực giàu nghèo đối lập. GCTS còn lợi dụng KTTT để bóc lột thậm tệ người lao động. KTTT định hướng XHCN của chúng ta thực hiện phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả SX là chủ yếu, đồng thời phân phối theo mức đóng

góp vốn và các nguồn lực khác vào SXKD và phân phối thông qua phúc lợi xã hội. Trong nền KTTT định hướng XHCN, tăng trưởng KT gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng XH trong tồn bộ q trình phát triển và ngay trong từng bước phát triển.

* Phương hướng xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN

Hiện nay chúng ta đang xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Xét về bản chất, đó là Nhà nước của dân do dân và vì dân, lấy liên minh của giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng cộng sản lãnh đạo; quản lý mọi mặt XH bằng pháp luật và đưa đất nước phát triển theo định hướng XHCN.

Để xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, chúng ta phải:

- Giữ vững và phát huy bản chất giai cấp công nhân để xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước pháp quyền vẫn là Nhà nước giai cấp nhưng ở đây nhấn mạnh đến phương pháp, cách quản lý XH bằng pháp luật theo pháp luật.

Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân vì dân có bản chất khác hẳn với bản chất của Nhà nước tư sản. Nhà nước ta mang bản chất giai cấp cơng nhân. Bản chất đó được thể hiện trong toàn bộ hoạt động, tổ chức vận hành và mục tiêu của Nhà nước là đều nhằm thực hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân, phục vụ lợi ích của nhân dân. Để đảm bảo điều đó, nhà nước cần có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.

- Phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, nhà nước ta xây dựng do dân làm chủ, vì thế phát huy dân chủ là bản chất là quy luật hình thành nhà nước ta.

+ Để làm được điều đó, vấn đề cấp bách hiện nay là phải dựa vào dân, phát huy sức mạnh nhân dân, động viên nhân dân chống tham nhũng, quan liêu, làm trong sạch bộ máy Nhà nước.

- Cải cách thể chế và tổ chức bộ máy Nhà nước theo nguyên tắc thống nhất quyền lực của nhà nước nhưng có sự phân cơng phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, tư pháp, hành pháp. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam tổ chức theo kiểu phân quyền nhưng có sự phân cấp nhất định. Đó là Trung ương tập trung vào các chức năng vĩ mơ những vấn đề liên quan đến tồn bộ đời sống XH; ở địa phương, cơ sở

quản lý toàn diện những vấn đề thuộc về địa bàn lãnh thổ nhưng không trái với quy định của cấp trên.

- Cải cách tổ chức và hoạt động của nhà nước gắn liền với xây dựng và chỉnh đốn Đảng, đổi mới nội dung phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước. Xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức Đảng và Đảng viên trong các cơ quan Nhà nước.

- Nâng cao chất lượng của đội ngũ CB-CC, xây dựng đội ngũ CB-CC có bản lĩnh chính trị, trong sạch, vững mạnh ngang tầm với nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, xem đó là nhiệm vụ vơ cùng quan trọng, cấp bách. Để làm được điều đó, chúng ta phải thực hiện:

+ Cải cách hồn thiện chế độ cơng vụ, quy chế CB-CC + Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB-CC.

+ Sắp xếp lại đội ngũ CB-CC theo đúng chức danh, tiêu chuẩn. + Thực hiện việc tinh giảm biên chế.

+ Ban hành các quy định, thể chế kiểm tra, kê khai tài sản để chống tham nhũng, lãng phí

- Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của nhà nước theo hướng dân chủ, không những sẽ khắc phục được những sự biến dạng đã nảy sinh trong thực tế và tình trạng cồng kềnh, kém hiệu lực của nhà nước, mà cịn là bước xây dựng và hồn thiện nền dân chủ XHCN ở nước ta.

Câu 12: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề con người trong việc xây dựng con người Việt Nam hiện nay.

Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những luận điểm cơ bản hết sức khoa học về bản chất con người và vai trò của con người với tư cách là chủ thể sáng tạo lịch sử. Vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, Đảng ta trong thời kỳ đổi mới đã hết sức coi trọng vấn đề con người và chiến lược con người, đặt con người ở trung tâm của mọi sự phát triển. Đó là tư tưởng tất cả vì con người, tất cả do con người – tư tưởng xuyên suốt thời kỳ đổi mới và là một trong những nhân tố quan trọng làm nên thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới.

Thấm nhuần quan điểm khoa học và cách mạng của các nhà sáng lập Chủ nghĩa Mác - Lê-nin về con người và giải phóng con người, ngay từ buổi đầu bắt tay vào công cuộc

xây dựng chế độ xã hội mới ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã xác định lấy sự nghiệp phát triển con người làm mục tiêu phấn đấu cao nhất, là cơ sở nền tảng để xây dựng chế độ xã hội mới.

Trong khi tiến hành công cuộc đổi mới tồn diện đất nước, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta đã xác định rõ vị trí và vai trị to lớn của con người Việt Nam hiện nay: Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp CNH, HĐH, của sự nghiệp xây dựng CNXH. Trên thực tế, Đảng ta đã chủ trương xây dựng nhiều chính sách xã hội hợp lý, thực hiện những giải pháp đồng bộ, trong đó phát triển giáo dục - đào tạo là “quốc sách hàng đầu” để từng bước “xây dựng con người Việt Nam phát triển tồn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lịng nhân ái, khoan dung, tơn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hịa trong gia đình, cộng đồng và xã hội”.

Ở nước ta trong cách mạng XHCN hiện nay, chiến lược con người được đặt ra như một đòi hỏi tất yếu và cấp bách của sự phát triển đất nước và là nguồn lực quyết định để đẩy mạnh công cuộc đổi mới. Thực tiễn lịch sử đã chứng tỏ cùng với Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng, do vậy điều hoàn toàn hợp quy luật là tồn bộ sự nghiệp cách mạng và tiến trình lịch sử xây dựng CNXH ở nước ta đã in đậm dấu ấn của tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng về con người.

Có thể khẳng định “kế thừa tinh hoa truyền thống, tiếp thu và vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã nâng tư tưởng về con người lên một tầm cao mới” hình thành nên chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh khơng bao giờ xem xét con người một cách trừu tượng mà luôn luôn xuất phát từ con người hiện thực cụ thể trong các quan hệ xã hội với nhiều bình diện, nhiều chiều khác nhau: “Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả lồi người” Đặc biệt ở Hồ Chí Minh, bên cạnh những khái niệm phổ quát như giai cấp công nhân, giai cấp vô sản, nhân dân lao động, chúng ta đã thấy xuất hiện thêm các khái niệm mới: “Người nô lệ mất nước”, “Người cùng khổ”. Theo nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu, đấy là những khái niệm xuất hiện đầy ấn tượng và là một cách tiếp cận riêng của Hồ Chí Minh trong quan niệm về con người. Có thể khẳng định: “Cách tiếp cận cơ bản nhất của Hồ Chí Minh vẫn là đặt con người trong mối quan hệ với cộng đồng dân tộc”. Bởi vì hơn bất cứ ai, Hồ Chí Minh “ln ln ở trong lịng nhân dân, đập cùng một nhịp tim, chia cùng một mức sống, mang cùng một truyền thống anh hùng… với nhân dân. Vấn đề giải phóng dân tộc, đem lại tự do, hạnh phúc cho con người và xây dựng rèn luyện con người bao giờ cũng là trung tâm của tư duy, mục tiêu của hoạt động yêu nước và cách mạng của Hồ Chí Minh. Giương cao ngọn cờ chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ

Chí Minh, Đảng ta đã nhận thức một cách đúng đắn về chiến lược con người và khẳng định bằng Nghị quyết, chủ trương và chính sách thật sự coi trọng con người, coi con người là nhân tố có tính quyết định để xây dựng thành cơng xã hội mới. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn đó, để đạt được mục tiêu xây dựng một xã hội: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Đảng ta rất chú trọng đến việc phát huy nhân tố con người và coi đây là mục tiêu động lực của toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Từ Đại hội VI, Đảng ta đã chú trọng đến quyền làm chủ của nhân dân lao động “thực chất là tôn trọng con người, phát huy sức sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân, hướng sự sáng tạo đó vào sự nghiệp xây dựng xã hội mới”. Quyền làm chủ là hạnh phúc lớn nhất, đồng thời là cái cao đẹp nhất của con người. “Hạnh phúc là từng bước thực hiện quyền làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ bản thân, mọi người cùng nhau lao động và đấu tranh cho sự phát triển của cộng đồng xã hội để có đủ cơm no, áo ấm, đồng thời có cuộc sống vui tươi, lành mạnh, bình đẳng và hồ hợp trong lao động tự do, tình thương và lẽ phải, mỗi người được phát triển đầy đủ nhân cách, tài năng và năng khiếu của mình, trong mối quan hệ hài hồ giữa cá nhân, gia đình và xã hội, thực hiện đạo lý cao cả. “Mỗi người vì mọi người; mọi người vì mỗi người”, “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do cho tất cả

Một phần của tài liệu BÀI TẬP HỌC PHẦN TRIẾT HỌC GÒM 4 CÂU (Trang 41 - 48)