Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (quy luật mâu thuẫn)

Một phần của tài liệu BÀI TẬP HỌC PHẦN TRIẾT HỌC GÒM 4 CÂU (Trang 61 - 64)

- Cái riêng và cái chung tồn tại một cách khách quan và phụ thuộc vào nhau một cách

1. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (quy luật mâu thuẫn)

1.1. Nội dung của quy luật.

1.1.1. Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan, phổ biến:

- Phép siêu hình: phủ nhận mâu thuẫn bên trong bản thân của sự vật, hiện tượng, cho rằng chỉ có sự khác nhau giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác và trong XH nếu có mâu thuẫn sẽ làm cho XH tan rã cịn trong tư duy nếu có mâu thuẫn thì đó là sự suy nghĩ sai lầm.

- Phép biện chứng duy vật:

+ Khẳng định mọi sự vật, hiện tượng đều có mâu thuẫn bên trong và mỗi sự vật, hiện tượng là thể thống nhất của các mặt, các thuộc tính, các khuynh hướng đối lập nhau. Các mặt đối lập liên hệ bài trừ gạt bỏ lẫn nhau thì tạo nên mâu thuẫn.

+ Vậy mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó có các mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau.

+ Mâu thuẫn chẳng những là hiện tượng khách quan mà còn phổ biến, mâu thuẫn tồn tại một cách khách quan ở mọi sự vật, hiện tượng trong suốt quá trình của sự vật và khơng có sự vật, hiện tượng nào khơng có mâu thuẫn, nếu khơng có mâu thuẫn này cũng sẽ có mâu thuẫn khác, mâu thuẫn có trong tự nhiên, trong XH và trong tư duy.

1.1.2. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập:

- Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau tạo nên thế cân bằng nhưng liên hệ phụ thuộc ràng buộc tác động lẫn nhau, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại cho mình và ngược lại nếu thiếu một trong hai mặt đối lập thì sự vật sẽ khơng tồn tại.

- Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự phủ định bài trừ gạt bỏ lẫn nhau.

1.1.3. Đấu tranh của sự đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển: - Phép biện chứng duy vật chỉ ra là muốn tìm nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển thì phải tìm ngay bên trong bản thân của sự vật, hiện tượng. Mọi sự vật, hiện tượng là thể thống nhất trong các mặt đối lập, trong đó có 2 mặt đối lập cơ bản. Các mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau chừng nào sự vật chưa mất đi thì đấu tranh của các mặt đối lập còn diễn ra và đấu tranh của các mặt đối lập làm cho thể thống nhất cũ mất đi, thể thống nhất mới cao hơn ra đời.

- Đấu tranh của các mặt đối lập là quá trình diễn ra phức tạp, nhất là trong lĩnh vực XH, q trình này có thể chia ra nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có đặc điểm riêng thơng thường khi mới xuất hiện thì có 2 mặt đối lập chưa thể hiện sự xung đột gay gắt và trong quá trình phát triển của mâu thuẫn thì đấu tranh của các mặt đối lập ngày càng trở nên quyết liệt khi hội đủ những điều kiện cần thiết thì dẫn đến sự chuyển hóa lẫn nhau, lúc đó

mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời. Sự vật mới là thể thống nhất của những mặt đối lập mới và đấu tranh của các mặt đối lập lại diễn ra làm cho mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ lại mất đi, sự vật mới cao hơn ra đời và quá trình này được lặp đi lặp lại không ngừng làm cho con đường phát triển diễn ra liên tục ngày càng cao. Điều đó chứng minh đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển.

1.2. Một số loại mâu thuẫn.

1.2.1. Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài:

- Mâu thuẫn bên trong: là mâu thuẫn xảy ra ở ngay bên trong bản thân của sự vật, hiện tượng.

- Mâu thuẫn bên ngoài: là do sự tác động lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng. 1.2.2. Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản:

- Mâu thuẫn cơ bản: là mâu thuẫn quyết định bản chất của sự vật, gắn liền với sự vật và khi mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời.

- Mâu thuẫn không cơ bản: chịu sự chi phối của mâu thuẫn cơ bản, khơng giữ vai trị quyết định bản chất của sự vật và hiện tượng nhưng nó cũng giữ một vai trị nhất định đối với sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

1.2.3. Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu:

- Mâu thuẫn chủ yếu: là mâu thuẫn nổi bật lên hàng đầu ở mỗi giai đoạn nhất định của q trình phát triển của sự vật. Nó có tác dụng quyết định đối với những mâu thuẫn khác trong cùng một giai đoạn của quá trình phát triển của sự vật.

- Mâu thuẫn thứ yếu: là những mâu thuẫn khơng đóng vai trị quyết định. 1.2.4. Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng:

- Mâu thuẫn đối kháng: là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đồn người, những lực lượng XH có lợi ích cơ bản đối lập nhau khơng thể điều hồ được và đi đến đấu tranh 1 mất 1 cịn.

- Mâu thuẫn khơng đối kháng: là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đồn người, những lực lượng XH có lợi ích cơ bản thống nhất với nhau còn mâu thuẫn chỉ là tạm thời cục bộ.

- Phải thừa nhận tính khách quan về mâu thuẫn của các sự vật, hiện tượng. Yêu cầu này địi hỏi chúng ta phải biết phân tích các mặt đối lập của mâu thuẫn, có nắm được nó mới nắm được bản chất của sự vật và khuynh hướng vận động và phát triển của chúng.

- Trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn phải phát hiện sớm mấu thuẫn để giải quyết kịp thời, phải phân loại mâu thuẫn để có biện pháp giải quyết thích hợp và giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh, mục đích của đấu tranh là thúc đẩy sự vật phát triển.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP HỌC PHẦN TRIẾT HỌC GÒM 4 CÂU (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w