Phương pháp xử lý dữ liệu

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội, chi nhánh điện biên phủ (Trang 44)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3 Phương pháp xử lý dữ liệu

Đối với dữ liệu thứ cấp thu thập từ các nghiên cứu trước đây phục vụ thực hiện tổng quan và cơ sở lý luận: Sử dụng phương pháp tổng hợp.

Đối với dữ liệu thứ cấp từ các Báo cáo: Sử dụng phương pháp Phân tích, so sánh nhằm đối chiếu, so sánh các số liệu, thông tin trong q khứ để tìm hiểu ngun nhân và có các định hướng, giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm góp phần tăng cường quản trị RRTD với phần mềm Excel phiên bản 2016 nhằm so sánh đánh giá thực trạng.

Đối với dữ liệu thu được trong quá trình phỏng vấn: Tác giả tiến hành ghi chép và tổng hợp đối với các ý kiến để phục vụ q trình phân tích thực trạng.

3 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH ĐIỆN BIÊN PHỦ 3.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Ngân hàng TMCP Quân đội – chi

nhánh Điện Biên Phủ

3.1.1 Thông tin chung

Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Điện Biên Phủ được tách ra thành lập chi nhánh cấp I tại địa chỉ số 28A Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội trước đây là Hội sở chính của Ngân hàng. Tháng 6 năm 2005, Chi nhánh chính thức đi vào hoạt động theo quyết định của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Quân Đội. Từ đó đến nay, Chi nhánh hoạt động với tư cách là một cơ sở hoạch toán độc lập và luôn nỗ lực phát triển nhằm quảng bá và nâng cao uy tín của Ngân hàng.

Tổng số cán bộ của Chi nhánh ban đầu chỉ có 16 người được vào biên chế bao gồm Ban giám đốc (3 người), Phịng Tín dụng (4 người), Phịng Nguồn vốn (4 người), Phịng Kế tốn (5 người). Nguồn vốn ban đầu chỉ có hơn 15 tỷ đồng. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên, sự chỉ đạo kịp thời của Ngân hàng TMCP Quân Đội, Chi nhánh đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ ngay từ những ngày đầu thành lập.

Chi nhánh Điện Biên Phủ phục vụ các đối tượng khách hàng đa dạng bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong đó có doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp tư nhân,… và cá nhân. Với phương châm hoạt động an toàn, hiệu quả, ln đặt lợi ích khách hàng gắn liền với lợi ích của Ngân hàng, những năm qua uy tín của Chi nhánh ngày càng được củng cố và phát triển, Chi nhánh Điện Biên Phủ đã trở thành một trong những đơn vị xuất sắc trong hệ thống Ngân hàng TMCP Quân Đội nói riêng và tồn hệ thống Ngân hàng TMCP nói chung.

3.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ

Hình 3-1: Sơ đồ tổ chức MB – Chi nhánh Điện Biên Phủ

(nguồn: Phịng Tổ chức hành chính MB – Chi nhánh Điện Biên Phủ)

Nguyên tắc chung: Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, điều hành mọi

hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, giám đốc thực hiện nghĩa vụ quyền hạn của mình đúng qui định của pháp luật và quy định của Ngân hàng TMCP Quân Đội. Giám đốc phân cơng, ủy thác cho Phó Giám đốc, trưởng phịng nghiệp vụ giải quyết các công việc và chịu trách nhiệm về sự phân cơng ủy quyền của mình.

- Về nghiệp vụ : Việc bố trí cán bộ tại các phịng nghiệp vụ và phòng giao

dịch được sắp xếp dựa trên yêu cầu công việc thực tế. Hiện tại, cơng tác bố trí cán bộ tại Chi nhánh cơ bản đáp Trường đào tạo cán bộ tổ chức như lớp nghiệp vụ ngân hàng cơ bản, nghiệp vụ...Tuổi đời bình quân của cán bộ Chi nhánh cịn trẻ, 32 tuổi nên phát huy được tính năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với cơng việc được giao, đặc biệt là khi có sự luân chuyển cán bộ.

cán bộ có bằng C chiếm 57,3%, 28 cán bộ có bằng B chiếm 21,4%.

- Về trình độ tin học: 1 cán bộ có trình độ thạc sĩ chiếm 0,8%, 4 cán bộ có

trình độ đại học chiếm 3,1%, 2 cán bộ có trình độ cao đẳng chiếm 1,5%, 8 cán bộ có bằng C chiếm 6,1%, 104 cán bộ có bằng B chiếm 79,4%, 1 cán bộ có bằng A chiếm 0,8%, 1 cán bộ có trình độ trung cấp chiếm 0,8%.

- Về chức năng

Như mọi Ngân hàng thương mại khác, MB – Chi nhánh Điện Biên Phủ cũng có 2 chức năng chính là huy động vốn và cho vay. Chi nhánh huy động vốn chủ yếu từ nguồn tiền gửi của các cá nhân, tổ chức kinh tế. Song song với hoạt động huy động vốn là hoạt động cho vay, đối tượng cho vay đa số là doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, công ty TNHH, công ty cổ phần, cá nhân, hộ gia đình...

Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ theo phạm vi được uỷ quyền, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và các quy trình quy định nghiệp vụ của MB .

Thực hiện các biện pháp phát triển kinh doanh, đảm bảo an toàn, hiệu quả, bảo đảm quyền lợi của Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh của đơn vị, góp phần phát triển bền vững, an tồn, hiệu quả của Chi nhánh.

Chịu trách nhiệm thực hiện marketing, bao gồm việc thiết lập, mở rộng, phát triển hệ thống khách hàng, giới thiệu bán các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, chăm sóc tồn diện, tiếp nhận yêu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng, phối hợp với các đơn vị/cá nhân liên quan tại Trụ sở chính chi nhánh để xử lý hoặc đề xuất với Giám đốc chi nhánh cách giải quyết, nhằm đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.

Tư vấn cho khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng và các vấn đề khác có liên quan, phổ biến hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng về các quy định, quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng.

kinh doanh ngân hàng theo quy định của MB và trong phạm vi uỷ quyền của Chi nhánh (công tác xử lý hồ sơ giao dịch, dịch vụ khách hàng, ngân quỹ, hạch toán kế toán, kiểm tra giám sát, hậu kiểm chứng từ, công nghệ thông tin...) và chịu trách nhiệm về:

o Kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch.

o Thực hiện đúng các quy định/quy trình nghiệp vụ, thẩm quyền và các quy định về bảo mật trong mọi hoạt động giao dịch với khách hàng. Thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm sốt nội bộ trước khi hồn tất giao dịch với khách hàng.

Chịu trách nhiệm hồn tồn về việc tự kiểm tra tính tuân thủ đầy đủ các quy định của Nhà nước và của MB trong các hoạt động tác nghiệp, đảm bảo an toàn về tiền, tài sản của ngân hàng và khách hàng.

Lập chương trình, kế hoạch, biện pháp và chủ động tổ chức triển khai nhiệm vụ được giao.

3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

- Về hoạt động huy động vốn và cho vay

Giai đoạn 2018-2020, chi nhánh Điện Biên Phủ ghi nhận sự tăng trưởng trong hoạt động cho vay khi dư nợ cho vay năm 2018 là 10.588 tỷ đồng tăng lên 11.415 tỷ đồng vào năm 2020 tăng trưởng 520 tỷ đồng/năm.

Hoạt động huy động vốn dân cư và doanh nghiệp cũng ghi nhận thành công tương tự khi kết quả huy động duy trì tăng từ 10.650 tỷ đồng năm 2018 và đến năm 2020 huy động của chi nhánh đạt 11.089 tỷ đồng, tăng trung bình 146 tỷ đồng/năm.

Cho vay của chi nhánh Điện Biên Phủ trong giai đoạn 2018-2020 đều cao hơn huy động. Như hình 2.1 cho thấy huy động của chi nhánh thấp hơn dư nợ cho vay từ 62 đến 326 tỷ đồng. Điều này cho thấy chi nhánh vẫn đảm bảo được nguồn vốn để thực hiện kinh doanh. Đặc biệt là năm 2020, cho vay cao

hơn huy động 326 tỷ đồng, nguyên nhân là do tác động của dịch bệnh Covid 19 khiến cho người dân và doanh nghiệp sau đại dịch tăng cường đầu tư và trước đại dịch thì xu hướng tăng gửi tiền vào ngân hàng để cắt trữ đảm bảo an toàn, hưởng lãi suất cố định.

Đơn vị: Tỷ đồng

Hình 3-2: Kết quả huy động và cho vay MB Điện Biên Phủ giai đoạn 2018-2020

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh MB Điện Biên Phủ)

3.2 Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Điện Biên Phủ Phủ

3.2.1 Dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cho vay khách hàng

Kết quả phát triển hoạt động tín dụng của MB chi nhánh Điện Biên Phủ cho thấy chi nhánh vẫn duy trì tăng trưởng tín dụng đều khi năm 2018 dư nợ chi nhánh là 10,588 tỷ đồng tăng 4% so với năm 2017; năm 2019 dư nợ chi nhánh tăng 4,18% tương ứng tăng 443 tỷ đồng đạt 11,031 tỷ đồng và đến năm 2020 dư nợ toàn chi nhánh đạt 11,415 tỷ đồng tăng 384 tỷ đồng tương ứng tăng 3,48% so với năm 2019.

Kết quả trên cho thấy chi nhánh đã nỗ lực phát triển hoạt động cho vay và 10,000 10,200 10,400 10,600 10,800 11,000 11,200 11,400 11,600 2018 2019 2020 Huy động 10,650 10,856 11,089 Cho vay 10,588 11,031 11,415

duy trì được kết quả kinh doanh tích cực tuy nhiên với dư nợ ngày càng gia tăng thì áp lực quản trị rủi ro tín dụng ngày càng gia tăng đối với hoạt động tín dụng của chi nhánh. Điều này đã đặt ra yêu cầu đối với lãnh đạo chi nhánh để quản trị rủi ro tín dụng một cách hợp lý nhất.

Đơn vị: tỷ đồng/%

Hình 3-3: Dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng tại MB chi nhánh Điện Biên Phủ

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB Điện Biên Phủ)

Về cơ cấu tín dụng của chi nhánh:

Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn: Theo kỳ hạn, tín dụng được chia thành tín dụng ngắn hạn (tối đa 12 tháng), trung hạn (từ 1-3 năm) và dài hạn (từ 3 năm trở lên). Ngoài ra MB Điện Biên Phủ cịn có các hợp đồng cho vay đối với khách hàng của lớn, các khoản vay được cầm cố bằng giấy tời có giá.

10,588 11,031 11,415 4.00% 4.18% 3.48% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% 4.00% 4.50% 10,000 10,200 10,400 10,600 10,800 11,000 11,200 11,400 11,600 2018 2019 2020

Hình 3-4: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay của MB chi nhánh Điện Biên Phủ

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh MB chi nhánh Điện Biên Phủ) Trong cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn, khoản tín dụng ngắn hạn ln chiếm tỷ trọng cao (trên 70%) cịn lại tín dụng trung hạn và dài hạn tương đương khoảng 15%-30%. Cơ cấu này là tương đối hợp lý do tín dụng ngắn hạn có ưu điểm là quay vịng nhanh, có rủi ro thấp trong khi tín dụng trung và dài hạn có thu nhập cao hơn nhưng rủi ro tín dụng cao hơn. Tuy nhiên, theo xu hướng ngân hàng đã tăng dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn tập trung cho vay dài hạn sẽ tăng được thu nhập nếu có thẩm định, đánh giá rủi ro tốt và quản lý tốt các khoản tín dụng này. Tuy nhiên những năm gần đây, MB chi nhánh Điện Biên Phủ vẫn duy trì tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn thấp do một phần cơ cấu khách hàng, trong năm 2020, tín dụng trung và dài hạn chỉ khoảng 20% tổng dư nợ. Nguyên nhân của hiện trạng này một phần do sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn đồng thời do những tác động tiêu cực của nền kinh tế chung vì đại dịch Covid 19 khiến cho quá trình phát triển và mở rộng doanh nghiệp rất khó khăn.

3.2.2 Tỷ lệ nợ quá hạn 8,365 8,935 9,360 8,365 8,935 9,360 2,223 2,096 2,055 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2018 2019 2020 Ngắn hạn Trung và dài hạn

Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh tình trạng khoản vay của chi nhánh trong giai đoạn 2018-2020 theo đó các khoản vay quá hạn cho thấy nguy cơ gia tăng nợ xấu của chi nhánh.

Tỷ lệ nợ quá hạn của MB chi nhánh Điện Biên Phủ có sự biến động khơng đồng đều giữa các năm theo đó tỷ lệ nợ quá hạn duy trì tỷ lệ trên 6.5% trong suốt giai đoạn 2018-2020. Qua phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh đa số nợ quá hạn đến từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc khách hàng cá nhân ở đa số các ngành nghề. Nguyên nhân là do khách hàng có tiềm lực tài chính yếu dễ bị ảnh hưởng và tác động bởi các biến động của thị trường đặc biệt là trong bối cảnh Covid 19 làm tác động nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tỷ lệ nợ quá hạn cao (trên 6.5%) cho thấy MB chi nhánh Điện Biên Phủ phải đối mặt với rủi ro tín dụng tăng cao dẫn đến khả năng mất vốn và nguy cơ giảm hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Do đó chi nhánh cần tập trung xử lý những món nợ quá hạn nhằm hạn chế rủi ro.

3.2.3 Tỷ lệ nợ xấu

RRTD là khả năng khách hàng nhận khoản vốn vay không thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng, đó là khả năng khách hàng khơng trả, hoặc khơng trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng. Do đó, chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá RRTD của một ngân hàng nói chung và MB Điện Biên Phủ nói riêng đó là nợ xấu.

Bảng 3-1: Nợ xấu tại MB Điện Biên Phủ giai đoạn 2018-2020

Đơn vị: tỷ đồng/%

2018 2019 2020

Dư nợ cho vay 10.588 11.031 11.415 Nợ xấu 307,05 308,87 393,82 Tỷ trọng 2,90% 2,80% 3,45%

Hình 3-5: Dư nợ xấu và tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh MB Điện Biên Phủ) Nhìn bảng số liệu trên ta thấy, nợ xấu năm 2020 có xu hướng tăng mạnh do ảnh hưởng của dich Covid 19 đã phần nào tác động tiêu cực vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc quy mô nợ xấu tăng cao vào năm 2020 cho thấy rủi ro tiềm ẩn lớn nhất tập trung ở tất cả các thành phần kinh tế nhưng đáng kể là khối doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ là những đối tượng có doanh số vay không lớn tuy nhiên số lượng nhiều và đa dạng mục đích. Đây là một thách thức khơng nhỏ cho MB Điện Biên Phủ. Bên cạnh đó năm 2020, nền kinh tế trong nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn, lãi suất, lạm phát tăng cao do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Doanh nghiệp trong nước hầu hết đều gặp khó khăn về tài chính, khơng trả được nợ theo đúng cam kết, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản do thị trường bất động sản đóng băng từ giữa năm 2018,… Ngồi ra, việc xử lý thu hồi nợ xấu chậm cũng là một nguyên nhân. Năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý, cán bộ có liên quan đến cơng tác tín dụng cịn nhiều hạn chế cả về đạo đức và trình độ chun mơn, cơng tác quản lý rủi ro cịn hạn chế. Theo báo cáo bán niên năm 2022, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh đã có những tín hiệu tích cực khi giảm dần từ 3.45% năm 2020 về 2.56%. Điều này là do chi nhánh đã siết

307.05 308.87 393.82 2.90% 2.80% 3.45% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% 4.00% 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 2018 2019 2020

chặt điều kiện cho vay nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng của chi nhánh. Đồng thời giai đoạn này, chi nhánh duy trì được hoạt động phân loại nợ và phát hiện sớm rủi ro do đó giúp chi nhánh thu được kết quả tốt. Tuy nhiên trong cơ cấu các khoản nợ xấu đa phần các khoản nợ này đều đang tồn tại và tỷ lệ giải quyết còn thấp, khách hàng mất khả năng trả nợ do đó chi nhánh cần có phương án để phát mại hoặc dùng trích lập để giải quyết các khoản nợ này.

3.2.4 Dự phòng rủi ro và tỷ lệ dự phòng rủi ro

Dự phịng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch tốn vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng, dự phịng rủi ro bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.

Bảng 3-2: Kết quả trích lập dự phịng RRTD của chi nhánh

Đơn vị tính: tỷ đồng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội, chi nhánh điện biên phủ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)