CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Mục tiêu và định hướng chung
4.1.1 Định hướng tín dụng của Ngân hàng MB chi nhánh Điện Biên Phủ
Đối với mỗi ngân hàng, tín dụng ln là hoạt động phong phú, đa dạng nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cao nhất. Bởi vậy, để đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả, kiểm sốt rủi ro, phát triển bền vững, hướng tới thơng lệ quốc tế, nhất thiết phải xây dựng một định hướng tín dụng nhất quán và hợp lý, phù hợp với đặc điểm nội tại và tính đặc thù của hệ thống, phát huy được các thế mạnh, khắc phục, hạn chế được các điểm yếu vì mục tiêu an toàn, lành mạnh và áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống. Với mục tiêu là xây dựng một định hướng tín dụng hợp lý đểthực hiện thống nhất, đảm bảo hiệu quả, an toàn và phát triển bền vững.
Để đạt được các mục tiêu trên, MB Điện Biên Phủ đã xây dựng các định hướng trong hoạt động cụ thểnhư sau:
Đối tượng khách hàng: Giữ vững thị phần hoạt động tín dụng và nền khách hàng vững chắc theo hướng thu hút doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Đẩy mạnh cho vay các đối tượng khác đặc biệt là khách hàng bán lẻ nhằm chuyển dịch cơ cấu nợ vay, tăng dư nợ bán lẻ và tăng dư nợ có tài sản đảm bảo. Chọn lọc nhóm khách hàng kinh doanh hiệu quả, cung cấp sản phẩm dịch vụ thiết yếu cho nền kinh tế.
Chất lượng tín dụng: Tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong hệ hống ngân hàng thương mại trên địa bàn. Xây dựng hệ thống tính điểm tín dụng, đảm bảo an tồn, thống nhất tiêu chuẩn tín dụng tiêu dùng và tiết kiệm thời gian xử lý. Đo lường và quản trị được rủi ro trong hoạt động đầu tư, tín dụng. Nâng cao chất lượng tín dụng, hiệu quả hoạt động tín dụng, tăng chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra trong hoạt động tín dụng.
Cụ thể giai đoạn 2022 – 2025, ngân hàng đặt ra các chỉ tiêu, kế hoạch như sau:
Chỉ đạo, giám sát Định hướng mục tiêu, chỉ tiêu KHKD: Chỉ đạo tập trung nguồn lực, nỗ lực và linh hoạt triển khai KHKD năm 2021 phấn đấu một số chỉ tiêu chủ yếu: Tín dụng tăng trưởng 12% và trong giới hạn được NHNN giao; Huy động vốn tăng trưởng 11% và phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn; Phấn đấu tỷ lệ nợ xấu dưới 3%; Lợi nhuận trước thuế hợp nhất 10.300 tỷ đồng. Tỷ lệ chi trả cổ tức không thấp hơn mức thực hiện năm 2018.
Ưu tiên phát triển chiến lược Ngân hàng số một cách toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động kinh doanh, quy trình, sản phẩm, kênh phân phối và yêu cầu quản trị hệ thống, phù hợp với xu hướng cách mạng cơng nghiệp 4.0. Trong đó tập trung triển khai hoạt động Trung tâm ngân hàng số tại MB gắn với các cơ chế đặc thù về tài chính, nhân sự…, tập trung nguồn lực đẩy nhanh các dự án công nghệ nền tảng làm cơ sở phát triển ngân hàng số, đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đào tạo, quán triệt định hướng số hóa tại MB tới các đơn vị trên toàn hệ thống.
Nâng cao năng lực tài chính, trong đó tập trung thực hiện tăng vốn điều lệ từ phát hành cổ phần cho Nhà đầu tư nước ngồi, nhà đầu tư tài chính và thực hiện các biện pháp tăng vốn khác như Phát hành trái phiếu cấp 2, tăng vốn từ nguồn nội lực của MB, phấn đấu gia tăng mức vốn tự có theo chuẩn mực của Base lII và đáp ứng yêu cầu theo lộ trình quy định tại Thông tư 41/2016/TTNHNN.
Nâng cao chất lượng tài sản, đặc biệt là chất lượng tín dụng, quyết liệt triển khai các giải pháp xử lý nợ xấu, tăng cường các biện pháp thu hồi các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ xấu, cụ thể:
- Tăng trưởng tín dụng an tồn, hiệu quả, phù hợp với định hướng điều hành của Ngân hàng nhà nước và năng lực vốn của MB: tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương
của Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân, kiểm sốt chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán…, tăng cường quản lý rủi ro đối với các dự án BOT, BT giao thơng, tín dụng tiêu dùng, kiểm sốt cho vay ngoại tệ và có lộ trình phù hợp giảm dần cho vay bằng ngoại tệ.
- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng thơng qua việc tăng cường năng lực đánh giá ,thẩm định tín dụng, hồn thiện hệ thống cảnh báo sớm và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý rủi ro tín dụng, nghiên cứu lộ trình tập trung hóa từng bước phê duyệt tín dụng, quản trị tín dụng tại Trụ sở chính gắn với tiến độ triển khai, vận hành các dự án CROM, số hóa...
- Triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp xử lý nợ xấu, thông qua tăng cường năng lực xử lý nợ cho Trung tâm xử lý nợ, Công ty BAMC gắn với trách nhiệm xử lý nợ của các đơn vị, cá nhân có liên quan, xây dựng cơ chế khuyến khích và chế tài xử phạt đủ mạnh trong hoạt động xử lý nợ.
Nâng cao năng lực quản trị, phát triển thể chế, cơ chế chính sách quản trị nội bộ, tiếp tục hồn thiện mơ hình tổ chức theo Nghị quyết số 2312/NQ MB và mô thức quản trị điều hành theo Nghị quyết 2933/NQ- MB, đảm bảo vận hành hoạt động, cơ cấu tổ chức ngân hàng theo những cơ chế, chính sách ban hành theo Thông tư 13/2018/TT-NHNN và hướng tới thông lệ quốc tế trong cơng tác kiểm sốt nội bộ; hoàn thiện và nâng cấp, áp dụng hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực của Ủy ban Basel và lộ trình áp dụng Basel II tại Việt Nam; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong hệ thống, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong các giao dịch với ngân hàng, góp phần cải thiện mơi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.