Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Điện Biên Phủ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội, chi nhánh điện biên phủ (Trang 49)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Điện Biên Phủ

2018-2020

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh MB Điện Biên Phủ)

3.2 Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Điện Biên Phủ Phủ

3.2.1 Dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cho vay khách hàng

Kết quả phát triển hoạt động tín dụng của MB chi nhánh Điện Biên Phủ cho thấy chi nhánh vẫn duy trì tăng trưởng tín dụng đều khi năm 2018 dư nợ chi nhánh là 10,588 tỷ đồng tăng 4% so với năm 2017; năm 2019 dư nợ chi nhánh tăng 4,18% tương ứng tăng 443 tỷ đồng đạt 11,031 tỷ đồng và đến năm 2020 dư nợ toàn chi nhánh đạt 11,415 tỷ đồng tăng 384 tỷ đồng tương ứng tăng 3,48% so với năm 2019.

Kết quả trên cho thấy chi nhánh đã nỗ lực phát triển hoạt động cho vay và 10,000 10,200 10,400 10,600 10,800 11,000 11,200 11,400 11,600 2018 2019 2020 Huy động 10,650 10,856 11,089 Cho vay 10,588 11,031 11,415

duy trì được kết quả kinh doanh tích cực tuy nhiên với dư nợ ngày càng gia tăng thì áp lực quản trị rủi ro tín dụng ngày càng gia tăng đối với hoạt động tín dụng của chi nhánh. Điều này đã đặt ra yêu cầu đối với lãnh đạo chi nhánh để quản trị rủi ro tín dụng một cách hợp lý nhất.

Đơn vị: tỷ đồng/%

Hình 3-3: Dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng tại MB chi nhánh Điện Biên Phủ

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB Điện Biên Phủ)

Về cơ cấu tín dụng của chi nhánh:

Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn: Theo kỳ hạn, tín dụng được chia thành tín dụng ngắn hạn (tối đa 12 tháng), trung hạn (từ 1-3 năm) và dài hạn (từ 3 năm trở lên). Ngoài ra MB Điện Biên Phủ cịn có các hợp đồng cho vay đối với khách hàng của lớn, các khoản vay được cầm cố bằng giấy tời có giá.

10,588 11,031 11,415 4.00% 4.18% 3.48% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% 4.00% 4.50% 10,000 10,200 10,400 10,600 10,800 11,000 11,200 11,400 11,600 2018 2019 2020

Hình 3-4: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay của MB chi nhánh Điện Biên Phủ

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh MB chi nhánh Điện Biên Phủ) Trong cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn, khoản tín dụng ngắn hạn ln chiếm tỷ trọng cao (trên 70%) cịn lại tín dụng trung hạn và dài hạn tương đương khoảng 15%-30%. Cơ cấu này là tương đối hợp lý do tín dụng ngắn hạn có ưu điểm là quay vịng nhanh, có rủi ro thấp trong khi tín dụng trung và dài hạn có thu nhập cao hơn nhưng rủi ro tín dụng cao hơn. Tuy nhiên, theo xu hướng ngân hàng đã tăng dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn tập trung cho vay dài hạn sẽ tăng được thu nhập nếu có thẩm định, đánh giá rủi ro tốt và quản lý tốt các khoản tín dụng này. Tuy nhiên những năm gần đây, MB chi nhánh Điện Biên Phủ vẫn duy trì tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn thấp do một phần cơ cấu khách hàng, trong năm 2020, tín dụng trung và dài hạn chỉ khoảng 20% tổng dư nợ. Nguyên nhân của hiện trạng này một phần do sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn đồng thời do những tác động tiêu cực của nền kinh tế chung vì đại dịch Covid 19 khiến cho quá trình phát triển và mở rộng doanh nghiệp rất khó khăn.

3.2.2 Tỷ lệ nợ quá hạn 8,365 8,935 9,360 8,365 8,935 9,360 2,223 2,096 2,055 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2018 2019 2020 Ngắn hạn Trung và dài hạn

Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh tình trạng khoản vay của chi nhánh trong giai đoạn 2018-2020 theo đó các khoản vay quá hạn cho thấy nguy cơ gia tăng nợ xấu của chi nhánh.

Tỷ lệ nợ quá hạn của MB chi nhánh Điện Biên Phủ có sự biến động khơng đồng đều giữa các năm theo đó tỷ lệ nợ quá hạn duy trì tỷ lệ trên 6.5% trong suốt giai đoạn 2018-2020. Qua phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh đa số nợ quá hạn đến từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc khách hàng cá nhân ở đa số các ngành nghề. Nguyên nhân là do khách hàng có tiềm lực tài chính yếu dễ bị ảnh hưởng và tác động bởi các biến động của thị trường đặc biệt là trong bối cảnh Covid 19 làm tác động nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tỷ lệ nợ quá hạn cao (trên 6.5%) cho thấy MB chi nhánh Điện Biên Phủ phải đối mặt với rủi ro tín dụng tăng cao dẫn đến khả năng mất vốn và nguy cơ giảm hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Do đó chi nhánh cần tập trung xử lý những món nợ quá hạn nhằm hạn chế rủi ro.

3.2.3 Tỷ lệ nợ xấu

RRTD là khả năng khách hàng nhận khoản vốn vay không thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng, đó là khả năng khách hàng không trả, hoặc không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng. Do đó, chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá RRTD của một ngân hàng nói chung và MB Điện Biên Phủ nói riêng đó là nợ xấu.

Bảng 3-1: Nợ xấu tại MB Điện Biên Phủ giai đoạn 2018-2020

Đơn vị: tỷ đồng/%

2018 2019 2020

Dư nợ cho vay 10.588 11.031 11.415 Nợ xấu 307,05 308,87 393,82 Tỷ trọng 2,90% 2,80% 3,45%

Hình 3-5: Dư nợ xấu và tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh MB Điện Biên Phủ) Nhìn bảng số liệu trên ta thấy, nợ xấu năm 2020 có xu hướng tăng mạnh do ảnh hưởng của dich Covid 19 đã phần nào tác động tiêu cực vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc quy mô nợ xấu tăng cao vào năm 2020 cho thấy rủi ro tiềm ẩn lớn nhất tập trung ở tất cả các thành phần kinh tế nhưng đáng kể là khối doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ là những đối tượng có doanh số vay khơng lớn tuy nhiên số lượng nhiều và đa dạng mục đích. Đây là một thách thức không nhỏ cho MB Điện Biên Phủ. Bên cạnh đó năm 2020, nền kinh tế trong nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn, lãi suất, lạm phát tăng cao do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Doanh nghiệp trong nước hầu hết đều gặp khó khăn về tài chính, khơng trả được nợ theo đúng cam kết, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản do thị trường bất động sản đóng băng từ giữa năm 2018,… Ngồi ra, việc xử lý thu hồi nợ xấu chậm cũng là một nguyên nhân. Năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý, cán bộ có liên quan đến cơng tác tín dụng cịn nhiều hạn chế cả về đạo đức và trình độ chun mơn, cơng tác quản lý rủi ro cịn hạn chế. Theo báo cáo bán niên năm 2022, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh đã có những tín hiệu tích cực khi giảm dần từ 3.45% năm 2020 về 2.56%. Điều này là do chi nhánh đã siết

307.05 308.87 393.82 2.90% 2.80% 3.45% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% 4.00% 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 2018 2019 2020

chặt điều kiện cho vay nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng của chi nhánh. Đồng thời giai đoạn này, chi nhánh duy trì được hoạt động phân loại nợ và phát hiện sớm rủi ro do đó giúp chi nhánh thu được kết quả tốt. Tuy nhiên trong cơ cấu các khoản nợ xấu đa phần các khoản nợ này đều đang tồn tại và tỷ lệ giải quyết còn thấp, khách hàng mất khả năng trả nợ do đó chi nhánh cần có phương án để phát mại hoặc dùng trích lập để giải quyết các khoản nợ này.

3.2.4 Dự phòng rủi ro và tỷ lệ dự phòng rủi ro

Dự phịng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch tốn vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng, dự phịng rủi ro bao gồm dự phòng cụ thể và dự phịng chung.

Bảng 3-2: Kết quả trích lập dự phịng RRTD của chi nhánh

Đơn vị tính: tỷ đồng Mức trích 2018 2019 2020 Dự phòng chung 0,75% 79,4 82,7 85,6 Dự phịng cụ thể nhóm 2 5% 64,6 63,4 65,1 Dự phịng cụ thể nhóm 3 20% 4,8 4,5 5,0 Dự phòng cụ thể nhóm 4 50% 2,1 2,3 3,1 Dự phịng cụ thể nhóm 5 100% 8,5 8,7 11,5 Tổng dự phòng phải trích 159,3 161,6 170,4

Dư nợ được khấu trừ 119 123 118

Dự phịng đã trích 195 201 390

Thừa +, thiếu - 154,7 162,4 337,6

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh MB Điện Biên Phủ) Qua số liệu bảng 3.4 nhận thấy cơng tác trích lập dự phịng RRTD tại MB Điện Biên Phủ cũng được quan tâm, hàng năm số trích lập dự phịng đều

vượt, riêng năm 2020 vượt đến 170,4 tỷ điều này phản ánh sự chủ động trong việc trích lập xử lý rủi ro nợ tại chi nhánh là khá tốt Tỷ lệ giữa dự phịng tổn thất tín dụng so với các khoản nợ xấu cũng đã được quan tâm hơn. Tính đến thời điểm tháng 6/2022, Chi nhánh vẫn duy trì được tỷ lệ dự phịng RRTD phù hợp với quy mơ tín dụng của chi nhánh. Tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức thấp giúp chi nhánh duy trì mức dự phòng vừa phải từ đó giúp đảm bảo kết quả kinh doanh khả quan của chi nhánh.

Bảng 3-3: Tỷ lệ dự phòng rủi ro so với các khoản nợ xấu

Đơn vị: tỷ đồng

2018 2019 2020

Nợ xấu 307,05 308,87 393,82

Giá trị TSĐB 119 123 118

Dự phịng đã trích 195 201 390

Tỷ lệ dự phòng so với khoản nợ xấu 103,7% 108,1% 141,4%

Hình 3-6: Tỷ lệ dự phịng rủi ro so với dư nợ xấu

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh MB Điện Biên Phủ) Tỷ lệ giữa dự phịng tổn thất tín dụng so với các khoản nợ xấu được chi nhánh thực hiện qua các năm 2017 ở mức 103,7% vượt so với yêu cầu 3,7% đến năm 2020 ở mức 141,4% vượt mức yêu cầu 41,4%. Điều này có nghĩa rằng

0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00% 140.00% 160.00% 2018 2019 2020 103.70% 108.10% 141.40%

cứ có 100 đồng nợ xấu thì ngân hàng đã trích ra 141,4 đồng dự phòng nợ xấu. Như vậy tỷ lệ nợ xấu ở mức cho phép và có xu hướng giảm dần so với năm trước và tỷ lệ nợ xóa bằng khơng chứng tỏ chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngày càng được nâng cao, rủi ro tín dụng được kiểm sốt được, sự chủ động trích lập dự phịng RRTD được tính đến và đảm bảo cho sự chuẩn bị sẵn sàng ứng phó nếu rủi ro tín dụng xảy ra.

3.3 Thực trạng công tác quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Điện Biên Phủ

Trong phạm vi đề tài do chỉ đề cập đến đối tượng nghiên cứu là quản lý rủi ro tín dụng tại MB Điện Biên Phủ do đó chi nhánh chỉ thực hiện một số nội dung quản lý rủi ro tín dụng thuộc phân cấp của chi nhánh bao gồm:

Nhận biết, phân tích và đo lường rủi ro tín dụng; Chấp nhận giảm nhẹ và từ chối rủi ro tín dụng; Quản lý và kiểm sốt hoạt động tín dụng.

3.3.1 Mơ hình quản lý rủi ro tín dụng

Trong những năm gần đây, mơ hình quản lý RRTD của MB không ngừng đổi mới theo yêu cầu hoạt động bền vững, an toàn và hội nhập với khu vực cũng như với thế giới. Trách nhiệm giữa Trụ sở chính với các chi nhánh/đơn vị trực thuộc được phân định rõ ràng. Hiện nay, Ban Tín dụng MB (bao gồm cả Ban Tín dụng Doanh nghiệp và Ban Tín dụng Hộ gia đình) chịu trách nhiệm xây dựng các chính sách và quy tắc quản lý chung cho cơng tác quản lý tín dụng trong tồn hệ thống, các bộ phận nghiệp vụ tín dụng (tại Trung tâm Điều hành và các chi nhánh) dựa trên những chính sách và quy tắc đó trực tiếp thực hiện các giao dịch tín dụng, quản lý và kiểm sốt RRTD.

Hình 3-7: Mơ hình quản lý RRTD tại MB

(nguồn: Ngân hàng TMCP Quân Đội 2016)

Tại chi nhánh Điện Biên Phủ có bộ phận kiểm tra kiểm sốt nội bộ thực hiện các chương trình cơng tác theo sự điều hành chun mơn trực tiếp từ Ban Kiểm tra kiểm sốt nội bộ tại Trụ sở chính. Bộ phận kiểm tra kiểm sốt nội bộ tại chi nhánh Điện Biên Phủ có chức năng kiểm tra kiểm sốt việc tn thủ quy trình tín dụng, phịng ngừa và cảnh báo rủi ro. Ban Kiểm tra Hội sở kiểm soát nội bộ xây dựng quy trình kiểm sốt hoạt động tín dụng, xây dựng chương trình cơng tác, kế hoạch kiểm tra theo yêu cầu từng thời kỳ, đảm bảo hạn chế và phòng ngừa rủi ro ở mức chấp nhận.

Theo mơ hình quản lý rủi ro theo Basel II thì MB chi nhánh Điện Biên Phủ thuộc truyến phịng vệ thứ nhất trong đó Chi nhánh và bộ phận QTRR tự chịu trách nhiệm quản lý rủi ro gồm bộ phận khối trước (bộ phận tín dụng) và bộ phận khối sau (bộ phận thẩm định quyết định cấp tín dụng và bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm tra, kiểm sốt rủi ro).

Qua q trình triển khai thực hiện, mơ hình quản lý rủi ro của MB Điện Biên Phủ theo chính sách của tồn MB từ năm 2016 đã có nhiều đổi mới, đáp ứng theo chuẩn mực chung như:

Một là, bước đầu ngân hàng đã có sự tách bạch và độc lập giữa bộ phận khối trước (bộ phận khởi tạo cho vay, bộ phận tự doanh và quản lý doanh mục

đầu tư,...) và bộ phận khối sau (bộ phận thẩm định tín dụng, bộ phận thanh toán và kiểm soát,...).

Hai là, mơ hình tổ chức bộ máy quản lý rủi ro từ tầng 2 - Đơn vị quản lý rủi ro tại Trụ sở chính đến tầng 1 - Chi nhánh, Phòng, Điểm giao dịch đồng bộ với hệ thống kiểm tra, kiểm sốt nội bộ.

Ba là, có sự phân cấp, ủy quyền rõ ràng thơng qua quy trình phân cấp ủy quyền tín dụng đối với từng bộ phận.

3.3.2 Chính sách và quy trình phê duyệt tín dụng

MB đã đáp ứng được yêu cầu xem xét khả năng trả nợ của khách hàng là yếu tố then chốt trong q trình phê duyệt tín dụng. Theo Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo, các chi nhánh MB trực thuộc xem xét 5 điều kiện cho vay như sau:

- Khách hàng vay phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật; Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp theo quy định NHNN;

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết. MB thường xác định khả năng tài chính của khách hàng dựa trên: Vốn tự có tham gia vào dự án, kết quả kinh doanh có lãi.

- Trong trường hợp lỗ do mới thành lập hoặc do lỗ lũy kế, khách hàng phải cung cấp tài liệu chứng minh giải pháp khắc phục lỗ khả thi và khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn; khơng có nợ nhóm 4 và 5 tại MB (trừ các khoản nợ được khoanh, nợ chờ xử lý của hộ gia đình sản xuất nơng, lâm, ngư nghiệp do gặp rủi ro bất khả kháng) và các TCTD khác ở thời điểm xem xét, cho vay.

- Có dự án đầu tư, kế hoạch kinh doanh hiệu quả và khả thi.

- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, MB.

Bên cạnh việc xem xét 5 điều kiện vay vốn trên đây, MB còn thực hiện chấm điểm khách hàng trên hệ thống xếp hạng nội bộ để làm cơ sở tham khảo,

xem xét các điều kiện và chính sách cho vay đối với từng khách hàng. Các chi nhánh khơng được cấp tín dụng mới cho các khách hàng xếp loại B và thấp hơn (CCC, CC, C, và D). Chi tiết xếp hạng tín dụng nội bộ tại Phụ lục 1

3.3.3 Nhận biết, phân tích và đo lường rủi ro tín dụng

3.3.3.1 Thơng qua phân nhóm dấu hiệu khách hàng ban đầu

Để có thể nhận dạng chính xác rủi ro tín dụng cán bộ của MB Điện Biên Phủ đã chia ra làm các nhóm dấu hiệu:

- Nhóm các dấu hiệu liên quan đến rủi ro tín dụng cụ thể đó là mối quan hệ giữa khách hàng với Ngân hàng.

Một khách hàng vay vốn sử dụng vốn an toàn và hiệu quả thì có mối quan hệ với Ngân hàng luôn chuẩn mực và đúng hẹn, luôn đảm bảo được yêu

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội, chi nhánh điện biên phủ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)