Nhận biết, phân tích và đo lường rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội, chi nhánh điện biên phủ (Trang 59 - 62)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.3 Nhận biết, phân tích và đo lường rủi ro tín dụng

3.3.3.1 Thơng qua phân nhóm dấu hiệu khách hàng ban đầu

Để có thể nhận dạng chính xác rủi ro tín dụng cán bộ của MB Điện Biên Phủ đã chia ra làm các nhóm dấu hiệu:

- Nhóm các dấu hiệu liên quan đến rủi ro tín dụng cụ thể đó là mối quan hệ giữa khách hàng với Ngân hàng.

Một khách hàng vay vốn sử dụng vốn an toàn và hiệu quả thì có mối quan hệ với Ngân hàng luôn chuẩn mực và đúng hẹn, luôn đảm bảo được yêu cầu của ngân hàng thơng qua hợp đồng tín dụng, q trình lưu chuyển tiền tệ, các định mức kinh tế, các quy định của pháp luật… Ngân hàng chắc chắn sẽ giảm thiểu được rủi ro. Một khách hàng ln có các biểu hiện như: Hoạt động đi vay ở mức độ thường xuyên gia tăng, vi phạm hợp đồng tín dụng thanh tốn chậm các khoản nợ gốc và lãi, khi nợ đến hạn chậm thanh toán hoặc thường xuyên đề nghị Ngân hàng cho gia hạn, đáo hạn nợ, đề nghị cho vay các khoản vay vượt q nhu cầu dự kiến. Về tình hình tài chính những khách hàng có rủi ro thì ln khơng minh bạch, khơng rõ ràng, khơng tuân thủ quy định của chế độ kế toán, quy định của pháp luật, sử dụng nhiều các khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động phát triển dài hạn, chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ đắt nhất, giảm các khoản phải trả và tăng các khoản phải thu, các hệ số thanh toán phát triển theo chiều hướng xấu và có biểu hiện giảm vốn điều lệ.

- Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý của khách hàng.

Đối với khách hàng là tổ chức thường xuyên có sự thay đổi cơ cấu của hệ thống quản trị hoặc ban điều hành, hệ thống quản trị hoặc ban điều hành luôn bất đồng về mục đích, quản trị điều hành độc đoán hoặc ngược lại quá phân tán.

Chiến lược kinh doanh được hoạch định bởi Hội đồng quản trị hoặc giám đốc điều hành ít hay khơng có kinh nghiệm, Hội đồng quản trị hoặc giám đốc điều hành các doanh nghiệp lớn tham gia quá sâu vào vấn đề vi mơ, thiếu quan tâm đến lợi ích của cổ đông và không giữ lời hứa của chủ nợ, thuyên chuyển nhân viên diễn ra thường xuyên, xuất hiện các hành động nhất thời, khơng có khả năng đối phó với những thay đổi.

Quản lý có tính gia đình: Có biểu hiện thiếu tin tưởng vào những người quản lý khơng thuộc gia đình cho thành viên của gia đình chưa được đào tạo, huấn luyện đầy đủ đảm đương vị trí then chốt.

Có tranh chấp giữa Hội đồng quản trị hoặc giám đốc điều hành với các cổ đơng khác, chính quyền địa phương, nhân viên, người cho vay, khách hàng chính, có các chi phí quản lý bất hợp lý, tập trung quá mức chi phí để gây ấn tượng mà khơng thiết thực, khơng mang lại lợi nhuận cũng như lợi ích cho tổ chức, ban giám đốc đánh bóng tên tuổi của mình bằng mọi giá, có cuộc sống xa hoa, lẫn lộn giữa chi phí kinh doanh và tài chính các nhân.

Sự xuất hiện của một khách hàng vay vốn có các biểu hiện như vậy thì dễ dẫn đến cơng việc sử dụng vốn kém hiệu quả và rủi ro sẽ xuất hiện và tiến đến gần chi nhánh.

- Nhóm các dấu hiệu liên quan đến các ưu tiên trong kinh doanh:

Khách hàng bị ấn tượng bởi một khách hàng có tên tuổi mà sau này có thể trở nên lệ thuộc, có dấu hiệu bị ám ảnh bởi một sản phẩm, một lĩnh vực mới mà không chú ý đến các yếu tố khác, sự cấp bách, nóng vội do áp lực nội bộ dẫn tới việc ra quyết định sai lệch đi ngược với chiến lược, kế hoạch định trước.

- Nhóm các dấu hiệu thuộc vấn đề kỹ thuật và thương mại, biểu hiện:

Khó khăn trong phát triển sản phẩm chiến lược, biến động tỷ giá, lãi suất, mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn, có thêm đối thủ cạnh tranh, những thay đổi từ chính sách của Nhà nước, cắt giảm các chi phí sửa chữa, thay thế…

Chuẩn bị không đầy đủ, khơng khớp đúng số liệu tài chính hoặc chậm trễ, trì hỗn nộp các báo cáo tài chính.

Nhận dạng các rủi ro tín dụng là bổn phận và trách nhiệm đầu tiên của cán bộ tín dụng sau đó là trách nhiệm của các nhà lãnh đạo đôn đốc đào tạo nâng cao nghiệp vụ nhân dạng rủi ro tín dụngcho cán bộ các dấu hiệu mà bằng mắt thường cán bộ quản lý khoản vay cũng có thể nhận biết được như: Những vấn đề về đạo đức của nhà kinh doanh, sự xuống cấp trông thấy của trụ sở, nơi kinh doanh, nơi lưu giữ hàng hóa quá nhiều, hư hỏng và lạc hậu cũng là một dấu hiệu.

Thực tế những năm vừa qua MB Điện Biên Phủ áp dụng được hệ thống theo dõi cảnh báo sớm qua các nhóm dấu hiệu để chỉ đạo các cán bộ trực tiếp cho vay nhằm đưa ra các biện pháp kịp thời ngăn chặn RRTD có thể xuất hiện bùng phát. Những cảnh báo chưa được làm thường xuyên và có hệ thống, thường khi có dấu hiệu rủi ro thì mới chỉ đạo thực hiện. Có thể nói chi nhánh chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản trị RRTD mà trong đó có cơng tác nhận dạng rủi ro.

3.3.3.2 Thông qua hoạt động phân loại nợ vay của khách hàng

MB đã ban hành Quyết định số 469/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/3/2016 về Thực hiện phân loại nợ và trích lập DPRR dựa trên Thơng tư số 02/2013/TT- NHNN (TT 02) của NHNN.

Theo đó, hàng q, cán bộ tín dụng MB Điện Biên Phủ cập nhật thông tin khách hàng và chấm điểm khách hàng trên hệ thống (theo Điều 7 TT 02). Trưởng phịng tín dụng và Phó Giám đốc chi nhánh Điện Biên Phủ chịu trách nhiệm phê duyệt kết quả chấm điểm mới. Nợ sẽ được phân loại thành 5 nhóm nợ, bao gồm:

(i) Nợ đủ tiêu chuẩn, (ii) Nợ cần chú ý,

(iv) Nợ nghi ngờ,

(v) Nợ có khả năng mất vốn.

Bảng 3-4: Phân loại nợ của MB Điện Biên Phủ giai đoạn 2018-2020

Đơn vị: tỷ đồng/ % 2018 2019 2020 Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ 10.588 11.031 11.415 Nhóm 1 8.989,21 84,90% 9.453,57 85,70% 9.719,87 85,15% Nhóm 2 1.291,74 12,20% 1.268,57 11,50% 1.301,31 11,40% Nhóm 3 95,29 0,90% 89,35 0,81% 100,45 0,88% Nhóm 4 42,35 0,40% 45,23 0,41% 62,78 0,55% Nhóm 5 169,41 1,60% 174,29 1,58% 230,58 2,02%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh MB Điện Biên Phủ) Thông qua việc phân loại nợ, MB Điện Biên Phủ có thể nhận định được những khách hàng có rủi ro tín dụng lớn như các khách hàng thuộc nhóm 3 hoặc thậm chí là nhóm 2 để từ đó có những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Tính tới tháng 6/2022 theo báo cáo quản trị bán niên của MB chi nhánh Điện Biên Phủ, chi nhánh vẫn duy trì hoạt động phân loại nợ một cách kịp thời theo đó nợ nhóm 3, 4, 5 vẫn duy trì ở mức cho phép và không ảnh hưởng quá nhiều đến kết quả kinh doanh của chi nhánh. Điều này cho thấy chính sách quản trị rủi ro tín dụng của chi nhánh vẫn có hiệu quả tốt.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội, chi nhánh điện biên phủ (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)