Chấp nhận giảm nhẹ và từ chối rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội, chi nhánh điện biên phủ (Trang 62)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.4 Chấp nhận giảm nhẹ và từ chối rủi ro tín dụng

3.3.4.1 Cơ cấu lại nợ cho khách hàng

Thực hiện quy định nội bộ về quản lý chất lượng tín dụng, phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật, trong các năm 2018-2020, MB Điện Biên Phủ đã thực hiện cơ cấu lại nhóm nợ cho khách hàng khó khăn trong q trình trả nợ nhằm hỗ trợ khách hàng đồng thời thể hiện vai trò là người đồng hành với sự phát triển kinh tế tại khu vực. Kết quả cơ cấu nợ như sau:

Số dư các khoản nợ được cơ cấu giữ nguyên nhóm 1 là: 350 tỷ đồng; Số dư các khoản nợ được cơ cấu giữ nguyên nhóm 2 là: 49 tỷ đồng; Số dư các khoản nợ được cơ cấu giữ nguyên nhóm 3 là: 7 tỷ đồng; Số dư các khoản nợ được cơ cấu giữ nguyên nhóm 4 là: 4 tỷ đồng. Phân tích các khoản nợ được cơ cấu cho thấy đa số các khoản nợ cơ cấu là các khách hàng thường xuyên của MB Điện Biên Phủ. Những khách hàng này chịu một số những tác động bất ngờ của thị trường và dòng tiền bị ảnh hưởng nên dẫn đến chậm trả nợ. Sau khi đánh giá MB Điện Biên Phủ đã giúp khách hàng cơ cấu lại nợ nhằm tạo điều kiện hỗ trợ khách hàng.

Giai đoạn 2018-2020, chi nhánh đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác xử lý nợ khi nhanh chóng phát hiện những khoản vay có nguy cơ và đề xuất cơ cấu lại nợ hỗ trợ khách hàng tạo điều kiện để khách hàng thanh toán nợ và thúc đẩy kinh doanh.

Kết quả phỏng vấn Giám đốc chi nhánh đã chỉ ra những hoạt động của chi nhánh nhằm phát hiện và cơ cấu lại nợ cho khách hàng nhờ việc tiếp xúc và nắm thơng tin thường xun đối với khách hàng. Phó Giám đốc phụ trách đã đưa ra một số hoạt động giúp chi nhánh nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu rủi ro tín dụng từ phía khách hàng bao gồm:

- Theo dõi lịch sử trả nợ của khách hàng nhằm phát hiện các bất thường trong hoạt động trả nợ.

- Yêu cầu cán bộ kinh doanh theo sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhanh chóng xử lý các yêu cầu và phản hồi của khách hàng về lịch trả nợ…

3.3.4.2 Trích lập dự phịng rủi ro tín dụng

Đối với chi nhánh Điện Biên Phủ, hoạt động trích lập dự phịng rủi ro tín dụng do phịng Quản trị rủi ro phụ trách. Theo đó, kết quả chấm điểm khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được sử dụng cho cơng tác phân loại nợ và trích lập dự phịng. Trong đó dự phịng chung được tính bằng 0,75%

tổng dư nợ và giá trị cam kết ngoại bảng từ nhóm 1 đến nhóm 4, đối với việc trích lập dự phòng cụ thể.

Đối với các khách hàng rơi vào tình trạng quản lý, điều hành thực hiện sản xuất kinh doanh kém, phương án sản xuất không khả thi, khơng có giải pháp cải thiện khắc phục hạn chế của phương án kém hiệu quả, khách hàng vay thiếu thiện chí trả nợ…thì Ngân hàng buộc phải hồn thiện các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật để yên cầu khách hàng trả nợ và dùng các biện pháp để thu hồi nợ. Phát mại TSĐB hoặc tiến hành các thủ tục pháp lý liên quan đến các tài sản khác. Giải pháp tiếp theo là Ngân hàng phải áp dụng để thu hồi nợ giảm nợ quá hạn, nợ xấu nhằm giảm thiểu rủi ro xảy ra. Biện pháp này giúp Ngân hàng sử dụng nguồn thứ 2 để thu hồi nợ nhằm giảm rủi ro nhưng để thực hiện được biện pháp này về phía Ngân hàng cũng gặp phải một số vướng mắc khó khăn bởi quy định của pháp luật, tâm lý của người mua tài sản này nên khó thanh lý hoặc giá rẻ không đủ để trả nợ như kỳ vọng.

Biện pháp xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro: Là biện pháp truyền thống và là biện pháp cuối cùng giúp ngân hàng làm sạch tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu theo quy định của NHNN. Biện pháp này tốn kém tài chính của đơn vị và gây hệ lụy xấu cho hình ảnh của một Ngân hàng.

Hiện tại hoạt động trích lập dự phịng rủi ro của MB chi nhánh Điện Biên Phủ vẫn được thực hiện nghiêm túc và số trích lập đang đảm bảo những rủi ro phát sinh đối với các khoản nợ xấu của chi nhánh.

3.3.5 Quản lý và kiểm sốt hoạt động tín dụng

Cơng tác kiểm sốt rủi ro tín dụng là việc thực hiện những biện pháp nhằm duy trì RRTD ở mức độ kỳ vọng, giảm thiểu tổn thất RRTD và không để Ngân hàng rơi vào tình trạng đổ vỡ. Kiểm sốt rủi ro giúp đảm bảo an tồn cho khoản tín dụng đã cấp của ngân hàng, đồng thời giám sát theo dõi mục đích sử

dụng vốn của Khách hàng. Căn cứ vào quy định kiểm tra giám sát khoản vay của MB, MB Điện Biên Phủ quy định việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất với tất cả các khoản vay, loại hình cho vay, ví dụ kiểm tra theo chu kỳ 30, 60, hay 90 ngày đối với các khoản vay lớn đồng thời cũng tiến hành kiểm tra bất thường đối với các khoản vay quy mô vừa và nhỏ.Tổ chức quá trình kiểm sốt cẩn thận và nghiêm túc để đảm bảo xem xét và đánh giá được tất cả những đặc tính quan trọng nhất đối với mỗi khoản vay, bao gồm:

- Kiểm tra và đánh giá q trình thanh tốn của khách hàng nhằm đảm bảo rằng khách hàng khơng vi phạm kế hoạch thanh tốn.

- Kiểm tra đánh giá chất lượng và tình trạng của tài sản thế chấp. Nắm chắn chắn cụ thể được mức độ biến động hiện trang, giá trị của tài sản thế chấp, định kỳ 6 tháng cán bộ quản lý phải kiểm tra ít nhất một lần để lượng hóa được mức độ giảm sút hay tổn thất từ tài sản thế chấp.

- Xem xét kiểm tra đầy đủ khía cạnh pháp lý của hợp đồng tín dụng để đảm bảo rằng Ngân hàng có quyền hợp pháp sở hữu một phần hay tồn bộ tài sản thế chấp trong trường hợp người vay khơng có khả năng thanh tốn nợ. MB Điện Biên Phủ quản trị rủi ro theo các quy định của Nhà nước, chính phủ, Ngân hàng Nhà Nước về lĩnh vực này như: Thông tư số: 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi...và các quy định, văn bản khác có liên quan. Ngồi ra do là một chi nhánh của MB, các chính sách tín dụng và chính sách quản trị rủi ro tín dụng của MB Điện Biên Phủ thực hiện theo các quyết định sau:

o Quyết định số 66/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 22/1/2016 về Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống MB

o Quyết định số 31/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 15/01/2016 về Quy định phân cấp quyết định cấp tín dụng trong hệ thống MB

o Quyết định số 766/QĐ-NHNN-Quy định luân chuyển, xử lý chứng từ hạch toán kế toán trong hệ thống MB

- Đánh giá xem liệu khoản cho vay có phù hợp với chính sách của Ngân hàng, có sử dụng đúng mục đích, có khả thi không và phù hợp với tiêu chuẩn được các cơ quan quản lý áp dụng khi kiểm tra danh mục cho vay của Ngân hàng hay không.

- Kiểm soát và theo dõi thường xuyên quy trình phân cấp tín dụng cáckhoản cho vay lớn bởi vì các khoản vay lớn việc khơng tn thủ quy tín dụng có thể gây hậu quả lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng tài chính của Ngân hàng. Ngân hàng MB chi nhánh Điện Biên Phủ đã thực hiện nghiêm túc Quyết định số 31/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 15/01/2014 về Quy định phân cấp quyết định cấp tín dụng trong hệ thống MB. Đó là quy định về mức phán quyết tại chi nhánh và mức phán quyết tại Hội sở dựa trên xếp hạng, dư nợ, chất lượng tín dụng,.. của từng chi nhánh. Hạn mức phán quyết được quy định rõ cho từng đối tượng khách hàng ( khách hàng doanh nghiệp lớn và các định chế tài chính, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân...), từng đối tượng khách hàng (khách hàng mới, khách hàng đã có quan hệ) và từng loại hình cho vay (vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, có tài sản bảo đảm, khơng có tài sản bảo đảm). Định kỳ sáu tháng/lần, MB ban hành các chỉ đạo hoạt động tín dụng đến các chi nhánh phù hợp với từng thời kỳ hoạt động kinh doanh, tình hình kinh tế thị trường... những quan điểm chỉ đạo này luôn được thực hiện một cách nghiêm túc, quyết liệt. Đó là các nguyên tắc phát triển tín dụng, các chương trình tín dụng ưu tiên, đối tượng khách hàng, kỳ hạn cho vay, lãi suất, phí dịch vụ, các giới hạn tín dụng như: giới hạn quy mơ và tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, giới hạn dư nợ/tổng tài sản có rủi ro, tỷ trọng dư nợ/tổng dư nợ theo loại khách hàng, theo thời hạn cho vay, theo đồng tiền cho vay, theo mục đích vay vốn, tỷ lệ nợ cần chú ý/nợ xấu trên tổng dư nợ.

về Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng tín dụng trong MB, MB Điện Biên Phủ đã ban hành quyết định số 55/NoTS-KHKD ngày 06/02/2016 về việc quyết định thành lập hội đồng tín dụng quy định rõ: Đối với khách hàng là tổ chức có mức cấp tín dụng trên 6 tỷ đồng, khách hàng là hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác trên 3 tỷ đồng thì phải thơng qua Hội đồng tín dụng của chi nhánh – gồm:

o Phó giám đốc: Chủ tịch thành viên

o Trưởng phòng kế hoạch kinh doanh: Thành viên

o Giám đốc phịng giao dịch (có dự án, phương án xin vay): Thành viên.

- Kiểm tra kiểm sốt rủi ro tín dụng cịn thơng qua hệ thống bảo đảm tiền vay cũng được MB Điện Biên Phủ thực hiện một cách nghiêm túc bởi bảo đảm tiền vay là một công cụ quan trọng trong quản lý tiền vay của ngân hàng. Bảo đảm tiền vay nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện cam kết trả nợ, phòng ngừa gian lận và phòng ngừa rủi ro, MB Điện Biên Phủ đang thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay theo quyết định MB.

3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Điện Biên Phủ TMCP Quân đội – chi nhánh Điện Biên Phủ

3.4.1 Nhân tố thuộc bản thân Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Điện

Biên Phủ

- Đối với chính sách quản trị rủi ro tín dụng của MB và MB chi nhánh ĐBP: Hiện tại MB đang hồn thiện mơ hình quản trị mơ hình rủi ro tín dụng theo mơ hình Basel II nhằm hồn thiện quy trình và quản trị một cách tối ưu.

Với mơ hình 3 lớp phòng vệ, MB đang cố gắng hạn chế một cách tối đa các tổn phát sinh do rủi ro tín dụng cũng như nâng cao năng lực dự báo và dự phòng rủi ro.

Đối với MB chi nhánh Điện Biên Phủ, là đơn vị thuộc lớp phòng vệ thứ nhất chi nhánh đã và đang thực hiện một cách triệt để các giải pháp nhằm thực

thi các hành động được phân cấp nhằm đảm bảo an tồn tín dụng cho chi nhánh. Ngồi ra chi nhánh cũng chủ động phân loại rủi ro với các khoản vay mới để đảm bảo an tồn tín dụng của chi nhánh.

- Về nhân tố cơng nghệ: MB nói chung và MB chi nhánh Điện Biên Phủ đã và đang áp dụng hệ thống quản trị mới nhằm nhắc nợ cho đối tượng khách hàng vay và cán bộ quản lý khoản vay. Điều này giúp cho cán bộ quản lý quản lý khách hàng hiệu quả hơn và cũng như giúp khách hàng sắp xếp tài chính để trả nợ đúng hạn. Ngoại ra hệ thống CNTT của MB cũng đang hồn tiện các tính năng báo cáo từ hệ thống CNTT nhằm thống kê rủi ro nhanh chóng, hạn chế các hoạt động báo cáo mang tính thủ cơng để đảm bảo tính minh bạch, chính xác của số liệu.

3.4.2 Nhân tố thuộc môi trường kinh tế

Giai đoạn 2018-2020, môi trường kinh tế của Việt Nam chịu những tác động nhất định của nền kinh tế toàn cầu khi chiến tranh thương mại Mỹ Trung và tác động của dịch Covid 19 đã làm nền kinh tế chịu những cú shock cung và cầu khác nhau.

Đối mặt với những tác động này, các doanh nghiệp Việt Nam đã phải chịu những ảnh hưởng mạnh khiến cho mất thanh khoản trong quá trình kinh doanh. Việc hạn chế giao thơng tồn cầu khiến cho q trình mua bán hàng gặp khó khăn. Những khách hàng doanh nghiệp của MB Điện Biên Phủ cũng chịu những tác động này khi giai đoạn đầu tiên khách hàng MB Điện Biên Phủ hoàn tồn bị q hạn nợ do tác động khơng ngờ của dịch bệnh. Điều này khiến cho MB Điện Biên Phủ gia tăng rủi ro nợ xấu.

3.4.3 Nhân tốc thuộc mơi trường chính trị, luật pháp

Về hệ thống luật pháp, mơi trường pháp luật của Việt Nam đã gần hồn thiện nhằm taph hành lang pháp lý cho các ngân hàng thực hiện các hoạt động giải quyết rủi ro như hình thành thị trường mua bán nợ, hình thành và cấp phép cho các công ty mua bán nợ hoạt động nhằm giải quyết rủi ro cho ngân hàng.

Ngồi ra, việc hịa nhập với môi trường pháp luật quốc tế thông qua các hiệp định thương mại khiến cho luật pháp ngân hàng nói chung và luật pháp về quản trị rủi ro nói riêng đáp ứng được với những yêu cầu của quốc tế. Với các khía cạnh này, MB và MB Điện Biên Phủ đã và đang vận dụng tốt.

3.5 Đánh giá chung về quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Điện Biên Phủ Quân đội – chi nhánh Điện Biên Phủ

3.5.1 Ưu điểm

Việc thực hiện các cơ chế chính sách tín dụng đối với khách hàng, việc chỉ đạo hoạt động tín dụng nghiêm túc và ngày càng phù hợp với yêu cầu kinh doanh và cơng tác hạn chế rủi ro tín dụng.

Quy chế cho vay, quy định về bảo đảm tiền vay, xếp loại khách hàng được thực hiện nghiêm túc, đồng thời chi nhánh thường xuyên tập huấn cho tất cả cán bộ tín dụng các buổi thảo luận chuyên đề giúp trau dồi kiến thức, đồng thời chi nhánh còn tổ chức kiểm tra và thi nghiệp vụ, tuyên dương những cán bộ đạt kết quả cao. Chi nhánh đã giúp cho từng cán bộ của mình có điều kiện tiếp xúc tăng khả năng cũng như kinh nghiệm chuyên môn.

Tỷ lệ nợ xấu và nợ q hạn tăng nhưng ln ở mức kiểm sốt được.

Dư nợ tín dụng cao hơn so với các tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu ở ngưỡng cao hơn mức quy định nhưng trong tầm kiểm sốt, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của chi nhánh. Có được điều này là do tồn thể đội ngũ ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên MB Điện Biên Phủ đã nỗ lực triển khai các giải pháp phịng ngừa rủi ro tín dụng trong mọi khâu, từ trước, trong đến sau khi cho vay.

Quy trình nghiệp vụ, phân cấp trách nhiệm được quy định rõ ràng.

Quy định vai trò, nhiệm vụ của trưởng phịng tín dụng, giám đốc phịng giao dịch, các phó phịng và từng cán bộ tín dụng. Đồng thời mức phán quyết cho với đối với Giám đốc, Phó giám đốc, giám đốc phịng giao dịch trực thuộc được quy định chi tiết, rõ ràng, phù hợp với tình hình thực tế.

Quy định tín dụng rõ ràng, cán bộ tín dụng hiểu rõ nhiệm vụ, vai trị của mình trong việc thẩm định khách hàng, hồn tất hồ sơ, quản lý hồ sơ. Sự phân định trách nhiệm cụ thể giúp cán bộ tín dụng kiểm sốt tốt các món cho vay, từ đó giúp hạn chế được rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội, chi nhánh điện biên phủ (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)