Giải pháp hạn chế, bù đắp khi có rủi ro xảy ra

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội, chi nhánh điện biên phủ (Trang 89 - 91)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả QTRR tín dụng tại Ngân hàng TMCP

4.2.4 Giải pháp hạn chế, bù đắp khi có rủi ro xảy ra

4.2.4.1 Tăng cường hiệu quả xử lý nợ có vấn đề

Nợ xấu là điều khơng ai muốn nhưng nó vẫn ln tồn tại ở bất cứ ngân hàng nào, do đó thiết lập cơ chế xử lý nợ có vấn đề là một đòi hỏi khách quan. Để giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra, cần có sự phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận có liên quan cũng như một bộ máy đủ mạnh, đủ tầm để giải quyết những vấn đề phát sinh trong tiến trình xử lý.

Cần thành lập ban quản trị nợ xấu tại Chi nhánh để tham mưu cho Ban Giám đốc về hướng xử lý những khoản nợ có vấn đề khi có báo cáo về dấu hiệu rủi ro từ các phòng nghiệp vụ. Là nơi tập trung lãnh đạo các Phịng có liên quan như Quan hệ khách hàng, Quản lý rủi ro, QTTD, Ban xử lý nợ xấu sẽ đảm bảo sự phối kết hợp giữa các bộ phận nhằm đưa ra các giải pháp thích hợp, tham mưu kịp thời cho giám đốc chi nhánh cách thức xử lý nợ uyển chuyển, đúng đắn, phù hợp với những khách hàng khác nhau. Trong xử lý nợ có vấn đề, cần thực hiện các bước tuần tự và thận trọng cần thiết, khơng nên nóng vội mà phá vỡ những mối quan hệ đã được thiết lập với khách hàng, đặc biệt là các khách hàng truyền thống, cụ thể:

Làm rõ thực trạng kinh doanh, tài sản bảo đảm, thái độ của khách hàng: phân tích về khả năng phục hồi tình hình sản xuất kinh doanh, mức độ trả nợ, sự hợp tác của khách hàng; tình trạng và khả năng xử lý tài sản bảo đảm.

Lựa chọn phương pháp xử lý: phương pháp khai thác (work – out) hay phương pháp thanh lý (liquidation). Việc lựa chọn phương pháp xử lý cần uyển chuyển, áp dụng phù hợp với đặc thù của từng khách hàng và khả năng của Chi nhánh, đảm bảo hiệu quả cao với chi phí hợp lý.

Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh mà khơng tn thủ tính chính xác trong phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro. Chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng tín dụng có nguy cơ gây ra rủi ro và hạ bậc nợ, thực hiện trích lập dự phịng nhằm bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.

4.2.4.3 Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay

Rủi ro tín dụng xuất phát từ nhiều nguyên nhân rất đa dạng mà đôi khi những rủi ro đó ngân hàng khơng thể lường trước được. Vì vậy sử dụng các công cụ bảo hiểm và áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay để hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là cực kỳ quan trọng. Một số giải pháp cần thực hiện:

Yêu cầu khách hàng vay phải mua bảo hiểm trong quá trình xây dựng và bảo hiểm cơng trình (đối với các dự án đầu tư), bảo hiểm hàng hóa… Trên thực tế thời gian qua, nhờ sử dụng yêu cầu này mà những tổn thất vốn vay do thiên tai gây ra đã được Cơng ty Bảo hiểm VBI thanh tốn, giảm thiểu đáng kể những tổn thất. Hoàn thiện về mặt pháp lý của tài sản đảm bảo tiền vay để thuận lợi trong xử lý tài sản bảo đảm nguồn thu nợ thứ hai khi RRTD xảy ra. Qua xử lý một sốtài sản bảo đảm tiền vay cho thấy sở hữu về tài sản không rõ ràng, khơng có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu nên việc bán tài sản rất khó khăn (cơ quan cơng chứng không chịu công chứng hợp đồng, người mua e ngại…). Nguyên nhân của tình trạng này là do khách hàng ngại tốn chi phí nên khơng đăng ký sở hữu tài sản (đặc biệt là đối với nhà xưởng, cơng trình trên đất), chi nhánh khơng đơn đốc khách hàng hồn thiện các thủ tục về tài sản bảo đảm, việc đăng ký sở hữu tài sản trên đất gặp nhiều khó khăn về thủ tục…nên khá nhiều tài sản trên đất, đặc biệt là nhà xưởng, cơng trình xây dựng trên đất thế chấp tại Chi nhánh chưa có giấy tờ về sở hữu tài sản. Do đó hồ sơ bảo đảm tiền vay khơng đầy đủ, gây khó khăn cho q trình xử lý tài sản thu hồi nợ. Để giảm những rủi ro về mặt pháp lý, cần thỏa thuận việc hoàn thiện về thủ tục đăng ký sở hữu tài

sản sau khi dự án hồn thành là một điều kiện tín dụng, đồng thời thực hiện nghiêm túc cơng tác kiểm tra, liên tục rà sốt hồ sơ pháp lý và thực trạng của tài sản bảo đảm.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội, chi nhánh điện biên phủ (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)