Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chovay của ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh nam thăng long (Trang 36 - 41)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Hoạt động chovay của ngân hàng thương mại

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chovay của ngân hàng thương mạ

mại

1.2.3.1. Các nhân tố chủ quan

Các nhân tố chủ quan thường liên quan đến sự phấn đấu của bản thân Ngân hàng trên tất cả các mặt của hoạt động cho vay như việc xây dựng chiến lược, sách lược trong q trình phát triển, các chính sách cho vay, xây dựng cơ cấu tổ chức ngân hàng nói chung và quản lý hoạt động cho vay nói riêng, cơng tác kiểm tra, kiểm sốt và thiết lập hệ thống thơng tin....Vì vậy, theo Nguyễn Đăng Dờn (2005) các yếu tố chủ quan thường có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay.

Chính sách cho vay bao gồm các yếu tố giới hạn mức cho vay đối với một khách hàng, kỳ hạn của khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, phương thức cho vay, hướng giải quyết phần khách hàng vay vượt giới hạn, xử lý các khoản vay có vấn đề… tất cả các yếu tố đó có tác dụng trực tiếp và mạnh mẽ đến việc mở rộng cho vay của phịng giao dịch nói riêng và Ngân hàng nói chung. Nếu như tất cả những yếu tố thuộc chính sách cho vay đúng đắn, hợp lý, linh hoạt, đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của khách hàng về vốn thì Ngân hàng đó sẽ thành cơng trong việc tăng cường hoạt động cho vay, nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng cho vay. Ngược lại, những yếu tố này bất hợp lý, cứng nhắc, khơng theo sát tình hình thực tế sẽ dẫn đến khó khăn trong việc tăng cường hoạt động cho vay của mình.

Ngân hàng càng đa dạng hố các mức lãi suất phù hợp với từng loại khách hàng, từng kỳ hạn cho vay và chính sách khách hàng hấp dẫn thì càng thu hút được khách hàng, thực hiện tốt mục tiêu mở rộng hoạt động cho vay. Nhưng nếu lãi suất không phù hợp quá cao hay quá thấp, không có lãi suất ưu đãi thì sẽ khơng thu hút được nhiều khách hàng và như vậy sẽ hạn chế hoạt động cho vay của Ngân hàng

- Đội ngũ cán bộ cho vay:

Con người là nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như việc đảm bảo hiệu quả hoạt động cho vay. Chất lượng nhân sự ngày càng được địi hỏi cao để có thể đáp ứng kịp thời, có hiệu quả, thích ứng với sự thay đổi của hoạt động cho vay. Việc tuyển chọn nhân sự có đạo đức nghề nghiệp và giỏi chun mơn (có năng lực phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án xin vay, đánh giá tài sản đảm bảo, giám sát quản lý cho vay...) sẽ giúp cho phịng giao dịch có thể ngăn ngừa được những sai phạm có thể xảy ra trong hoạt động cho vay.

- Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất thiết bị cũng ảnh hưởng đến hoạt động cho

vay của NHTM. Nếu cơ sở vật chất thiết bị mà lạc hậu thì các cơng việc của ngân hàng sẽ được xử lý kém, chậm chạp; các hoạt động của ngân hàng được thực hiện khó khăn. Điều đó làm cho ngân hàng tụt hậu, kém phát triển, không thu hút được

nhiều khách hàng sẽ làm hạn chế hoạt động cho vay. Ngược lại việc trang bị đầy đủ các thiết bị tiến phù hợp với phạm vi và quy mô hoạt động, phục vụ kịp thời các nhu cầu khách hàng với chi phí cả hai bên đều có thể chấp nhận được sẽ giúp Ngân hàng tăng cường khả năng cạnh tranh, thực hiện tốt mục tiêu tăng cường kết quả cho vay.

- Sản phẩm cho vay: Sản phẩm cho vay là các sản phẩm mà ngân hàng sáng

tạo ra để phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau bao gồm các nhân tố hạn mức cho vay đối với một khách hàng, kỳ hạn của khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, phương thức cho vay, hướng giải quyết phần khách hàng vay vượt giới hạn, xử lý các khoản vay có vấn đề...tất cả các nhân tố đó có tác dụng trực tiếp và mạnh mẽ đến việc hoạt động cho vay của ngân hàng. Nếu như tất cả những nhân tố thuộc sản phẩm cho vay đúng đắn, hợp lý, linh hoạt, đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của khách hàng về vốn thì ngân hàng đó sẽ thành cơng trong việc tăng cường hoạt động cho vay, nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng. Ngược lại, những nhân tố này bất hợp lý, cứng nhắc, khơng theo sát tình hình thực tế sẽ dẫn đến khó khăn trong việc tăng cường hoạt động cho vay của mình.

Ngân hàng càng đa dạng hố các mức lãi suất phù hợp với từng loại khách hàng, từng kỳ hạn cho vay và chính sách khách hàng hấp dẫn thì càng thu hút được khách hàng, thực tốt mục tiêu mở rộng hoạt động cho vay. Nhưng nếu lãi suất không phù hợp quá cao hay quá thấp, khơng có lãi suất ưu đãi thì sẽ khơng thu hút được nhiều khách hàng và như vậy sẽ hạn chế hoạt động cho vay của ngân hàng.

1.2.3.2. Các nhân tố khách quan

Cho vay ngân hàng là một trong những yếu tố hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng thương mại và đối với toàn bộ nền kinh tế. Để quản lý hiệu quả cho vay có hiệu quả và đồng bộ địi hỏi các NHTM phải hiểu rất rõ các nhân tố khách quan gây nên các ảnh hưởng. Theo Nguyễn Đăng Dờn (2005) các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay bao gồm:

Hoạt động cho vay của NHTM lệ thuộc khơng nhỏ đến mơi trường tự nhiên ví dụ như: Thiên tai, hỏa hoạn, bảo lụt, hạn hán, động đất, dịch bệnh,…đó là những nhân tố bất khả kháng ngân hàng không thể dự đoán được thiệt hại của chúng khi xảy ra như thế nào. Mà khi nó xảy ra ít hay nhiều thì thiệt hại ngồi dự kiến về vật chất, tinh thần của khách hàng vay sẽ ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng.

Ngân hàng thường đầu tư vào sản xuất nơng, lâm, ngư, diêm nghiệp, cơng trình xây dựng, cơng trình xây dựng cơng cộng (cầu, đường, cảng …),… thì mơi trường tự nhiên diễn biến bất lợi sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư kinh doanh của khách hàng và đầu tư vốn của ngân hàng, làm ảnh hưởng đến hoạt động cho vay.

- Tình hình kinh tế:

Hoạt động cho vay của ngân hàng ln có quan hệ mật thiết với nền kinh tế. Từng giai đoạn và biến cố kinh tế đều có những tác động đến hoạt động của ngân hàng: lạm phát, suy thoái hay tăng trưởng kinh tế, thay đổi chính sách thuế, tỷ giá… đều ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Nền kinh tế ổn định, lạm phát thấp, khơng có khủng hoảng, hoạt động SXKD của khách hàng tiến triển tốt, có hiệu quả, khách hàng sẽ hoàn trả được vốn vay ngân hàng cả gốc và lãi đúng hạn nên hoạt động cho vay của ngân hàng phát triển. Ngược lại trong thời kỳ suy thoái kinh tế, SXKD bị thu hẹp, đầu tư, tiêu dùng giảm sút, lạm phát cao, nhu cầu cho vay giảm, vốn vay đã thực hiện cũng khó có thể sử dụng có hiệu quả hoặc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, điều đó tác động đến hoạt động cho vay ngân hàng giảm sút về quy mô lẫn chất lượng.

- Môi trường pháp lý:

Hoạt động cho vay của ngân hàng được quy định chặt chẽ bới các văn bản quy phạm pháp luật do NHNN ban hành. Một hệ thống pháp luật đồng bộ cộng với ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật của các

chủ thể tham gia trong quan hệ cho vay chính là cơ sở đảm bảo cho hoạt động cho vay bán lẻ của ngân hàng đạt hiệu quả.

- Mơi trường chính trị - xã hội:

Mơi trường chính trị - xã hội ổn định sẽ giúp cho các nhà đầu tư an tâm đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, mở rộng đầu tư và ngược lại thì các nhà đầu tưkhơng dám đầu tư sản xuất kinh doanh vì lý do đảm bảo an tồn vốn.

Nếu đầu tư mà mơi trường chính trị - xã hội khơng ổn định thì ngân hàng là người chịu rủi ro lớn nhất sau khách hàng vay, đó là rủi ro trong công tác thu hồi nợ của ngân hàng, ngân hàng sẽ không thu hồi được nợ hoặc thu hồi ở mức thấp không đủ số tiền như đã đầu tư ban đầu mà ngân hàng đã đầu tư cho nhà sản xuất kinh doanh.

Ngày nay với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế thì mơi trường chính trị - xã hội ở nước ngồi khơng ổn định cũng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của Ngân hàng. Sự ổn định là tiêu chí quan trọng trong việc tăng trưởng cho vay có được bền vững hay khơng. Mơi trường chính trị - xã hội của một quốc gia ổn định , nền kinh tế xã hội phát triển, thu nhập bình quân đầu người ngày càng được nâng cao, hoạt động cho vayđối với khách hàng sẽ được mở rộng, dư nợ cho vay ngày càng cao.

- Các nhân tố thuộc về khách hàng

+ Tình hình tài chính của khách hàng:

Khách hàng là người đi vay và sử dụng sản phẩm bán lẻ nên yêu tố tài chính của người đi vay là rất quan trong. Họ sẽ đi vay khi nào? Có cần thiết phải đi vay hay khơng? Vay với mục đích kinh doanh hay tiêu dùng? Họ căn cứ trên tình hình tài chính thực tế của túi tiền để đi đến quyết định có vay hay khơng? Sản phẩm bán lẻ đó có cần thiết khơng? Vì vậy, khách hàng có đủ khả năng tài chính đảm bảo được khoản đi vay, ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của ngân hàng.

+ Mục đích sử dụng vốn vay: Hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng cũng tác động tới hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng. Nếu khách hàng không sử

dụng vốn vay đúng mục đích, khách hàng khơng có khả năng thanh tốn chi phí lãi cũng như các chi phí khác có liên quan, điều này làm ảnh hưởng khơng tốt đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Ngược lại, khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả, khách hàng có khả năng chi trả lãi vay và nợ vay đúng hạn sẽ ảnh hưởng tốt đến hoạt động cho vay ngân hàng.

+ Khả năng trả nợ của khách hàng: Khả năng trả nợ của khách hàng là nhân tố quan trọng nhất để đánh giá món vay an tồn và hiệu quả. Một khách hàng có tư cách đạo đức tốt, có tình hình tài chính vững vàng, có thu nhập sẽ sẵn sàng hoàn trả đầy đủ những khoản vay của ngân hàng khi những khoản vay đến hạn thanh tốn. Qua đó, đảm bảo hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng.

+ Tài sản đảm bảo: Đối với các khách hàng cá nhân, việc vay vốn chủ yếu dùng cho sản xuất và tiêu dùng. Do đó, bên cạnh phương án vay vốn, kế hoạch trả nợ, thu nhập, tài sản đảm bảo cũng là một nhân tố quan trọng song không phải là cốt yếu khi ngân hàng tiến hành ra quyết định cho vay. Đây được coi như nguồn trả nợ dự phòng cho ngân hàng khi nguồn thứ nhất là thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh không đủ để trả nợ.

1.3. KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh nam thăng long (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w