Phương pháp xử lý dữ liệu

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh nam thăng long (Trang 55 - 58)

6. Kết cấu của luận văn

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

2.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thường bao gồm thống kê mô tả và thống kê suy diễn: thống kê mô tả (bao gồm các phương pháp liên quan đến việc thu thập dữ liệu, tóm tắt, trình bày, tính tốn các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu) và thống kê suy diễn (bao gồm các phương pháp ước lượng các đặc trưng của tổng thể nghiên cứu, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng nghiên cứu, dự đoán hoặc đề ra các quyết định trên cơ sở các dữ liệu thu thập được). Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng phương pháp nhằm thống kê mô tả nhằm: Biểu diễn dữ liệu thành các bảng dữ liệu tóm tắt về dữ liệu cho vay khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh trong giai đoạn 2019 - 2021. Dữ liệu được thể hiện qua các bảng dữ liệu để có thể quan sát, theo dõi một cách rõ ràng, dễ hiểu.

2.2.2.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp được sử dụng nhằm xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tương đối cùng xu hướng biến động của chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay tại Chi nhánh. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác

giả lấy gốc so sánh là chỉ tiêu ở năm trước để nghiên cứu sự biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu. Tác giả đã sử dụng dữ liệu phản ánh hiệu quả cho vay tại Chi nhánh trong năm 2019 là số gốc so sánh, dữ liệu năm 2020 và năm 2021 được so sánh với năm 2019 để thấy được rõ hơn sự biến động qua các năm. Các số liệu được so sánh tương ứng với các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay tại Chi nhánh gồm: Sự gia tăng số lượng khách hàng và tỷ lệ tăng số lượng khách hàng; Tỷ trọng khách hàng vay vốn trong tổng số lượng khách hàng; Sự gia tăng dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay; Cơ cấu dư nợ cho vay; Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trong cho vay; Mức độ trích lập dự phịng rủi ro; và Thu nhập từ hoạt động cho vay trong giai đoạn 2019 – 2021.

2.2.2.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp bổ sung cho nhau trong nghiên cứu và có cơ sở khách quan. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả đã kết hợp kết quả phỏng vấn chuyên gia, khảo sát khách hàng với các dữ liệu, tài liệu từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng tại Agribank chi nhánh Nam Thăng Long trong giai đoạn 2019 - 2021 để phân tích, đánh giá và tổng hợp. Thơng qua dữ liệu thu thập và kết quả phân tích tình hình cho vay tại Chi nhánh, tác giả đã rút ra nhận xét về hiệu quả hoạt động cho vay của Chi nhánh trong thời gian qua.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong nội dung chương 2, tác giả đã đưa ra phương pháp nghiên cứu thực hiện đề tài luận văn, trong đó tác giả chỉ rõ phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp xử lý dữ liệu. Dữ liệu được sử dụng trong luận văn bao gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp được thu thập bằng phương pháp nghiên cứu tại bàn, còn dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp khảo sát. Sau khi thu thập dữ liệu, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mơ tả, so sánh, phân tích và tổng hợp để xử lý dữ liệu nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

CHƯƠNG 3:

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH

NAM THĂNG LONG

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh nam thăng long (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w