Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh nam thăng long (Trang 98 - 100)

6. Kết cấu của luận văn

3.3. Đánh giá chung về hoạt động chovay tại Ngân hàng Nông nghiệp và

3.3.1. Kết quả đạt được

Với các biện pháp đã thực hiện trong thời gian qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long đã đạt được một số kết quả trong hoạt động cho vay như sau:

Một là, Agribank chi nhánh Nam Thăng Long đã có nhiều nỗ lực trong hoạt

động huy động vốn nhằm đảm bảo nguồn vốn dành cho các hoạt động cho vay. Giai đoạn từ 2019 – 2021, nguồn vốn huy động tại chi nhánh ln duy trì tăng trưởng dương, cho thấy Agribank chi nhánh Nam Thăng Long đã xác định được hướng đầu tư phù hợp với trình độ cán bộ, khả năng quản lý, lãi suất thích hợp.

Hai là, Dư nợ cho vay hàng năm tăng trưởng ổn định, mặc dù tốc độ tăng

trưởng chưa cao (~10%).

Ba là, Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn được duy trì theo hướng an toàn khi dư nợ

nhằm giảm mức tăng các khoản vay trung và dài hạn. Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng: các khoản vay được thực hiện đa dạng với nhiều thành phần kinh tế doanh nghiệp hoặc cá nhân.

Bốn là, Hiệu suất sử dụng vốn tăng, đồng thời vòng quay vốn cho vay, tỷ lệ

sinh lời tăng và thu nhập từ hoạt động cho vay cũng tăng qua các năm thể hiện sự nỗ lực trong hoạt động cho vay của Chi nhánh, phần nào cho thấy hiệu quả cho vay đang tăng.

Năm là, tỷ lệ dư nợ có TSĐB có xu hướng ngày càng tăng trong tổng dư nợ,

luôn ở mức xấp xỉ 90% chứng tỏ rủi ro cho vay của chi nhánh ở mức thấp.

Sáu là, Chi nhánh ln trích lập dự phịng rủi ro nhiều hơn so với mức quy

định, giúp giảm thiểu rủi ro cho vay.

Để đạt được những kết quả trên Chi nhánh đã thực hiện một số giải pháp phù hợp như sau:

- Xây dựng và hồn thiện chính sách cho vay linh hoạt, cạnh tranh và có định hướng rõ ràng: ưu tiên các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có tình hình tài chính tốt, có phương án kinh doanh khả thi, thường xuyên sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng, có khối lượng tiền gửi lớn và có tài sản đảm bảo vững chắc, thường xuyên củng cố duy trì mối quan hệ với khách hàng truyền thống, giữ vững khách hàng đã có và thu hút khách hàng mới trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

- Tiến hành đánh giá phân loại khách hàng theo văn bản số 1406/ NHNo-TD, đánh giá phân loại nợ theo Quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR tới khách hàng có quan hệ với Chi nhánh.

- Thường xuyên duy trì các hoạt động kiểm tra, kiểm soát các mặt nghiệp vụ nhằm phát hiện, sửa chữa kịp thời các sai sót phát sinh, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh từ đó hạn chế mức thấp nhất tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh trong thời gian qua.

- Chi nhánh đã đáp ứng một cách nhanh chóng, đầy đủ nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp ngồi quốc doanh. Qua đó, ngân

hàng đã góp phần mở rộng và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đặc biệt là trong những năm ngân hàng đã chú trọng đến cho vay trung và dài hạn, dư nợ cho vay nói chung và dư nợ cho vay trung và dài hạn đã tăng lên qua các năm.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh nam thăng long (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w