6. Kết cấu của luận văn
3.2. Thực trạng hoạt động chovay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
3.2.3 Phân tích thực trạng hiệu quả chovay tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Nam Thăng Long
3.2.3.1. Phân tích thực trạng theo các chỉ tiêu định lượng
a. Sự gia tăng số lượng khách hàng vay vốn và tỷ trọng khách hàng vay vốn
Bảng 3.5. Sự gia tăng số lượng khách hàng vay vốn và tỷ trọng khách hàng vay vốn tại Agribank – Chi nhánh Nam Thăng Long giai đoạn 2019 - 2021
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch 2020/2019 Chênh lệch2021/2020 +/- % +/- % Tổng khách hàng tại Chi nhánh 19.834 20.762 22.892 928 4,68 2.130 10,26 Khách hàng vay vốn 8.432 8.753 10.199 321 3,81 1.446 16,52 - Khách hàng doanh nghiệp 3.765 4.517 4.856 752 19,97 339,00 7,50 - Khách hàng cá nhân 4.667 4.236 5.343 (431) (9,24) 1.107 26,13 Tỷ trọng khách hàng vay vốn/ tổng khách hàng tại chi nhánh 42,51 42,16 44,55 (0,35) (0,83) 2,39 5,68
(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh & Báo cáo hoạt động kinh doanh Agribank chi nhánh Nam Thăng Long 2019-2021)
Tổng khách hàng vay vốn tại Chi nhánh có xu hướng gia tăng và tăng nhanh trong năm 2021. Cụ thể, năm 2020 số khách hàng vay vốn tại chi nhánh là 8.753 khách hàng tăng 321 khách, tỷ lệ tăng 3,81% so với năm 2019. Những tác động của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người dân trên địa bàn hoạt động của Chi nhánh, lúc này Chi nhánh có xu hướng thắt chặt các chính sách cho vay đối với đối tượng khách hàng cá nhân. Trong năm 2020, số lượng khách hàng cá nhân được vay vốn giảm 431 khách, tỷ lệ giảm 9,24% so với năm 2019. Sang năm 2021, những điểm sáng trong hoạt động chống dịch của cả nước đã khiến nền kinh tế của cả nước phục hồi và hoạt động sản xuất kinh doanh của tập khách hàng của Chi nhánh cũng tốt dần. Tổng số khách hàng vay vốn trong năm cũng đạt 10.199 khách hàng, tăng 1.446 khách, tỷ lệ tăng 16,52% so với năm 2020. Các gói vay ưu đãi dành cho nhóm khách hàng theo thơng tư 01/2020 của NHNN cũng được Chi nhánh triển khai mạnh mẽ hơn đặc biệt là các khoản vay tiêu dùng với khách hàng cá nhân và nhóm khách hàng nhỏ và vừa (nhóm khách hàng doanh nghiệm chính của Chi nhánh). Về tỷ trọng khách hàng vay vốn/ tổng khách hàng tại chi nhánh cho thấy hoạt động cho vay tại Chi nhánh vẫn đang là hoạt động chính của
Chi nhánh bên cạnh hoạt động huy động vốn, thẻ, thanh toán quốc tế… tỷ trọng cho vay chiếm đa số lượng khách hàng tại Chi nhánh. Chỉ tiêu này cũng có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng khá chậm trong giai đoạn nghiên cứu. Nguyên nhân là do dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên số lượng khách hàng vay vốn mới tăng trưởng rất chậm.
b. Sự gia tăng dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ
Bảng 3.6. Dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ tại Agribank – Chi nhánh Nam Thăng Long giai đoạn 2019 - 2021
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch 2020/2019 Chênh lệch 2021/2020 +/- % +/- % Tổng dư nợ 1.640,00 1.810,00 1.993,60 170,00 10,37 183,60 10,14 Theo kỳ hạn Dư nợ ngắn hạn 847,00 896,10 952,07 49,10 5,80 55,97 6,25
Dư nợ trung, dài
hạn 793,00 913,90 1.041,53 120,90 15,25 127,63 13,96
Theo thành phần kinh tế
Doanh nghiệp 1.317,96 1.581,22 1.699,69 263,26 19,97 118,46 7,49
Cá nhân 322,04 228,78 293,91 (93,26) (28,96) 65,14 28,47
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank – Chi nhánh Nam Thăng Long 2019-2021)
Bảng trên cho thấy tổng dư nợ tại Agribank – Chi nhánh Nam Thăng Long giai đoạn 2019 – 2021 có xu hướng gia tăng và tốc độ tăng trưởng khá ổn định. Đây là một thành tựu lớn của Chi nhánh trong hoạt động cho vay khi vượt qua các thách thức của dịch bệnh Covid-19 khi duy trì đà tăng trưởng dương về dư nợ cho vay. Cụ thể, năm 2020, tổng dư nợ tại Chi nhánh đạt 1.810 tỷ đồng, tăng 170 tỷ đồng, tỷ lệ tăng tương ứng đạt 10,37% so với năm 2019. Năm 2021, khi các đợt dịch thứ 3 và
thứ 4 bùng phát tại khu vực các tỉnh phía Nam Việt Nam đã ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của tập khách hàng vay vốn tại Chi nhánh có quan hệ đối tác với các doanh nghiệp trong Nam. Tuy nhiên, với sự nhanh nhạy và tư vấn kịp thời về phương án kinh doanh và hỗ trợ lãi suất tốt của Chi nhánh, nhóm khách hàng này đã vượt qua những khó khăn và tiếp tục vay vốn tại Chi nhánh. Dư nợ trong năm 2021 tăng 183,60 tỷ, tỷ lệ tăng 10,14 so với năm 2020.
Về cơ cấu dư nợ theo kì hạn: Có thể thấy dư nợ ngắn hạn và trung dài hạn không chênh lệch quá lớn trong tổng dư nợ tại Chi nhánh. Những đặc thù về tập khách hàng trên địa bàn cũng như những thay đổi về phương án kinh doanh phù hợp với tình hình dịch bệnh đã khiến dư nợ trung, dài hạn có xu hướng gia tăng nhanh hơn so với dư nợ ngắn hạn. Cụ thể, dư nợ trung, dài hạn tăng từ 793 tỷ đồng năm 2019 lên 1.041,53 tỷ đồng năm 2021 với tốc độ tăng trưởng bình qn khoảng 14%. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng bình quân của nợ ngắn hạn chỉ đạt 6%, giá trị tăng từ 847,00 tỷ đồng năm 2019 lên 952,07 tỷ đồng năm 2021. Xét về tỷ trọng nợ trung, dài hạn chiếm khoảng 50% tổng dư nợ cho vay. Như vậy, tỷ trọng cho vay trung và dài hạn đang có tốc độ tăng trưởng khá cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tại Chi nhánh trong thời gian qua. Cơ cấu này là kém hợp lý trong thời gian dài vì tiềm ẩn nhiều rủi ro cho Chi nhánh (chậm thu hồi vốn, mất vốn…). Vì vậy, trong thời gian tới Chi nhánh cần triển khai nhanh chóng các giải pháp nhằm cơ cấu lại dư nợ theo kỳ hạn hợp lý hơn.
Về cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế: Bảng trên cho thấy dư nợ cho vay đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ so với cho vay khách hàng cá nhân, tỷ lệ bình quân dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp đạt giá trị ~80% và vẫn có xu hướng gia tăng trong những năm tới. Cụ thể, năm 2020 dự nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp đạt giá trị 1.581,22 tỷ đồng, tăng 263,26 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 19,97% so với năm 2019. Năm 2021, cho vay doanh nghiệp tăng 118,46 tỷ đồng, tốc độ tăng có chậm lại và đạt giá trị 7,49% so với năm 2020. Trong khi đó, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân có nhiều biến động. Năm 2020, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân giảm mạnh do Chi nhánh muốn đẩy mạnh
các gói vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, giá trị dư nợ năm 2020 giảm 93,26 tỷ đồng so với năm 2019. Tuy nhiên, đến năm 2021, khi Chính phủ triển khai các gói cứu trợ lớn dành cho người dân thì Chi nhánh đã đẩy mạnh các gói vay ưu đãi dành cho đối tượng khách hàng cá nhân. Dư nợ trong năm đạt 293,91 tỷ đồng, tăng 65,14 tỷ đồng, tốc độ tăng đạt 28,47% so với năm 2020.
Bảng 3.7. Cơ cấu dư nợ theo tài sản đảm bảo tại Agribank – Chi nhánh Nam Thăng Long giai đoạn 2019 - 2021
Đơn vị: Tỷ đồng; % Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch 2020/2019 Chênh lệch 2021/2020 +/- % +/- % Tổng dư nợ 1.640,00 1.810,00 1.993,60 170,00 10,37 183,60 10,14 - Dư nợ có tài sản đảm bảo 1.489,00 1.647,00 1.820,80 158,00 10,61 173,80 10,55 - Dư nợ khơng có tài sản đảm bảo 151,00 163,00 172,80 12,00 7,95 9,80 6,01 Dư nợ có tài sản đảm bảo/ Tổng dư nợ (%) 90,79 90,99 91,33 0,20 0,22 0,34 0,37
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank – Chi nhánh Nam Thăng Long 2019-2021)
Hiện nay tại Agribank – Chi nhánh Nam Thăng Long hoạt động cho vay theo hai phương thức bảo đảm tiền vay: Cho vay có TSBĐ và cho vay khơng có TSBĐ. Cho vay khơng có TSĐB là Chi nhánh cho khách hàng vay theo hình thức tín chấp, uy tín của khách hàng hoặc dựa vào uy tín của người bảo lãnh. Cho vay có TSĐB: Là loại cho vay được Agribank – Chi nhánh Nam Thăng Long cung ứng nhưng phải có hình thức đảm bảo là những tài sản có thể thế chấp hay cầm cố. Bảng số liệu trên cho thấy, Dư nợ có tài sản đảm bảo trong giai đoạn nghiên cứu chiếm chủ yếu các
khoản vay với tỷ lệ ~ 90% và tiếp tục có xu hướng tăng lên trong năm 2021. Đây là xu hướng chung của không chỉ các Chi nhánh thuộc hệ thống Agribank mà của cả các Chi nhánh NHTM khác trên địa bàn hoạt động của Agribank – Chi nhánh Nam Thăng Long. Việc đẩy mạnh cho vay thế chấp cũng là một xu hướng đúng để bảo tồn được nguồn vốn của Chi nhánh khi cần tới sự hỗ trợ của Pháp luật trong hoạt động thu hồi vốn. Nắm được tình hình đó, Ban giám đốc Agribank – Chi nhánh Nam Thăng Long đã chỉ đạo đẩy mạnh hình thức cho vay có TSBĐ trong những năm qua, cụ thể: đối với những món vay dưới 100 triệu đồng, theo chỉ đạo của Hội sở Agribank, có thể vay khơng có TSBĐ thì nay chuyển hết sang hình thức vay có TSBĐ. Hình thức cho vay đảm bảo bằng tài sản bên thứ ba đang có xu hướng giảm dần do Chi nhánh hạn chế nhận đảm bảo bằng tài sản bên thứ ba cho các hợp đồng thế chấp. Bên cạnh đó, Chi nhánh vẫn song song cho vay tín chấp đối với những khách hàng có tư cách tín dụng tốt (CIC), có kế hoạch kinh doanh bài bản, phương án vay vốn rõ ràng hợp lý và đúng pháp luật, có kết quả hoạt động trong quá khứ rõ ràng. Tuy nhiên, trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều khó khăn thách thức lớn từ dịch bệnh, nhu cầu vay vốn khơng có TSĐB của cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn đang tăng lên thì chi nhánh cần xem xét đưa ra chính sách kinh doanh phù hợp tăng cường cho vay khơng có TSĐB đi đơi với phòng ngừa rủi ro nợ xấu.
Như vậy, có thể thấy, với nỗ lực của ban lãnh đạo và nhân viên của chi nhánh đã giúp dư nợ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh và biến đổi tình hình kinh tế vĩ mơ nên tốc độ tăng trưởng dư nợ chưa cao.
c. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trong cho vay
Hiện nay, năm 2022 Chi nhánh đang áp dụng Thông tư số 11/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngày 30/07/2021 nhằm phân loại nhóm nợ quá hạn và nợ xấu theo hướng dẫn của Hội sở Agribank. Trong giai đoạn nghiên cứu 2019 – 2021, Chi nhánh áp dụng Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01
năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi và Thơng tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18 tháng 3 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhằm phân loại nhóm nợ quá hạn và xấu. Cụ thể, chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu trong cho vay tại Chi nhánh trong giai đoạn 2019 – 2021 như sau:
- Tỷ lệ nợ quá hạn
Bảng 3.8. Tỷ lệ nợ quá hạn của Agribank – Chi nhánh Nam Thăng Long giai đoạn 2019 - 2021
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm2019 Năm2020 Năm2021
Chênh lệch 2020/2019 Chênh lệch 2021/2020 +/- % +/- % Tổng dư nợ 1.640,00 1.810,00 1.993,60 170,00 10,37 183,60 10,14 Nợ quá hạn 24,00 27,00 30,33 3,00 12,50 3,33 12,33 - Nợ quá hạn khách hàng doanh nghiệp 18,00 19,98 19,71 1,98 11,00 (0,27) (1,33) - Nợ quá hạn khách hàng cá nhân 6,00 7,02 10,62 1,02 17,00 3,60 51,22 Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ (%) 1,46 1,49 1,52 0,03 1,93 0,03 1,99
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank – Chi nhánh Nam Thăng Long 2019-2021)
Mặc dù những tăng trưởng về dư nợ cho vay tại Chi nhánh trong giai đoạn 2019 - 2021 là thành tựu đang khen ngợi. Tuy nhiên, nợ quá hạn tại Chi nhánh đang có xu hướng gia tăng nhưng với tốc độ tăng khá chậm ~2%. Những khó khăn trong kinh doanh của tập khách hàng tại Chi nhánh đã khiến khả năng trả nợ vay của họ gặp ảnh hưởng, có thể kể đến những doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản, vật tư xây dựng trên địa bàn trong năm 2021 đã chịu ảnh hưởng lớn của cả chính sách
chống dịch tại Trung Quốc khiến nhiều doanh nghiệp tăng hàng tồn kho (hàng ùn ứ trong kho không thể xuất đi). Về cơ cấu nợ quá hạn, nhóm khách hàng doanh nghiệp có nợ quá hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ quá hạn tại Chi nhánh (~70%). Một phần nguyên nhân đến từ các khoản vay dành cho doanh nghiệp lớn rất nhiều so với vay vá nhân. Nợ quá hạn của các khoản vay dành cho khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhưng lại có xu hướng tăng nhanh trong năm 2021, ghi nhận giá trị 51,22% so với cùng kì năm 2020. Việc tăng trưởng nhanh các khoản vay cho nhóm vay khách hàng cá nhân cũng là một phần nguyên nhân từ phía Chi nhánh khiến nợ quá hạn tăng cao bên cạnh các nguyên nhân từ dịch bệnh Covid-19. Mặt khác, việc phân loại khách hàng cũng chưa được Chi nhánh quan tâm. Một số tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ vay, tài sản đảm bảo vay vốn của cán bộ tín dụng (bộ phận cho vay) phịng kế hoạch kinh doanh còn bị rút ngắn. Tuy rằng, nợ quá hạn tại Chi nhánh nằm trong ngưỡng an toàn (<3% tổng dư nợ) nhưng việc Nợ quá hạn tăng tại Chi nhánh là vấn đề cần được quan tâm trong thời gian tới. Nếu khơng nhanh chóng khắc phục sẽ đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của Chi nhánh.
- Tỷ lệ nợ xấu
Bảng 3.9. Tình hình nợ xấu tại Agribank – Chi nhánh Nam Thăng Long giai đoạn 2019 - 2021
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm2019 Năm2020 Năm2021
Chênh lệch 2020/2019 Chênh lệch2021/2020 +/- % +/- % Tổng dư nợ 1.640,00 1.810,00 1.993,60 170,00 10,37 183,60 10,14 Nợ xấu 10,00 12,00 14,16 2,00 20,00 2,16 18,00 - Nợ xấu khách hàng doanh nghiệp 6,50 7,68 8,62 1,18 18,15 0,94 12,24 - Nợ xấu khách hàng cá nhân 3,50 4,32 5,54 0,82 23,43 1,22 28,24 Nợ xấu/ Tổng dư nợ (%) 0,61 0,66 0,71 0,05 8,73 0,05 7,13
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank – Chi nhánh Nam Thăng Long 2019-2021)
Bảng trên cho thấy, tổng nợ xấu và tỷ trọng nợ xấu/ tổng dư nợ tại Chi nhánh có xu hướng gia tăng trong giai đoạn nghiên cứu. Cụ thể, nợ xấu năm 2020 ở mức 12 tỷ đồng, tăng 2 tỷ, tốc độ tăng 20% so với năm 2019. Nguyên nhân tăng đến từ sự gia tăng nhanh của nợ xấu khối khách hàng doanh nghiệp, tăng 18,15% so với năm 2019, tiếp đến là nợ xấu nhóm khách hàng cá nhân với tốc độ tăng 23,43% so với năm 2019. Nhóm khách hàng doanh nghiệp có nợ xấu lớn nhất trong nhóm doanh nghiệp đến từ lĩnh vực kinh doanh khách sạn và dịch vụ ăn uống (60% tỷ trọng nợ xấu nhóm doanh nghiệp), nhóm khách hàng cá nhân chủ yếu thuộc nhóm vay tiêu dùng và các cá nhân sở hữu cửa hàng thu mua nông sản, thủy sản trên địa bàn Q. Nam Từ Liêm và Tây Hồ (43,56% nợ xấu nhóm cá nhân). Đến năm 2021, tổng nợ xấu tại Chi nhánh tiếp tục tăng với giá trị tăng 2,16 tỷ đồng, tốc độ tăng 18% so với năm 2020. Nợ xấu nhóm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp đều tăng, trong đó, tăng mạnh là nợ xấu nhóm khách hàng cá nhân với tốc