Nhóm giải pháp nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh nam thăng long (Trang 115 - 117)

6. Kết cấu của luận văn

4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chovay tại Ngân hàng Nông

4.2.4. Nhóm giải pháp nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn

Mục đích của giải pháp:

Ngăn ngừa và giảm tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn tại Chi nhánh.

4.2.4.1. Phòng ngừa nợ quá hạn, nợ xấu

Biện pháp phòng ngừa khoản vay dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu: biện pháp này thực hiện ngay khi ngân hàng tiến hành kiểm tra việc thực hiện vốn vay, nếu thấy khách hàng bắt đầu có dấu hiệu dẫn đến rủi ro, dẫn đến nợ quá hạn thì ngân hàng cần xử lý một số biện pháp ngăn ngừa. Ngồi ra ngân hàng có thể u cầu khách hàng cung cấp thêm các tài sản đảm bảo độ tăng cường an toàn cho nguồn vốn của ngân hàng trong trường hợp tài sản thế chấp bị giảm giá trị, trong trường hợp này nếu cần thiết ngân hàng có thể tiến hành gia hạn nợ cho khách hàng.

Đối với các khoản nợ quá hạn, nợ xấu thì ngân hàng cần xem xét lại các vấn đề trong quá trình thẩm định xem ngân hàng mắc những sai sót gì, trong khâu nào, vấn đề nào…xem xét lại khả năng tài chính của khách hàng và q trình khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích khơng. Từ đó đưa ra những giải pháp xử lý mang lại hiệu quả cao trong thời gian ngắn.

Khi tiến hành thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, ngân hàng nên sử dụng biện pháp khai thác khi khách hàng vay vốn có thiện chí trả nợ, ngân hàng có thể gia hạn nợ hoặc điều chỉnh hợp đồng cho vay tương ứng với một chu kỳ sản xuất của khách hàng, cho phép khách hàng tự khắc phục khó khăn về tài chính để hồn trả nợ ngân hàng càng sớm càng tốt. Khi khách hàng khơng có thiện chí trả nợ như đã cam kết trong hợp đồng cho vay thì ngân hàng mới tiến hành thanh lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ.

4.2.4.2. Hồn thiện cơng tác kiểm tra, kiểm soát trong cho vay

Kiểm tra, kiểm soát là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng, đề phòng, ngăn ngừa và xử lý kịp thời, chính xác những hiện tượng có thể dẫn đến rủi ro trong hoạt động của Chi nhánh. Do đó, chi nhánh cần thực hiện các cơng việc như sau:

Thứ nhất, đổi mới công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ như: Mở rộng phạm vi,

nội dung kiểm tra, xác định rõ nhiệm vụ, nguyên tắc, phương pháp tiến hành kiểm tra nội bộ; xây dựng chương trình kiểm tra cho từng nghiệp vụ cụ thể dựa trên rủi ro

của từng nghiệp vụ; xây dựng bộ phận đảm bảo chất lượng kiểm toán của từng lần kiểm toán và bộ phận kiểm toán.

Thứ hai, tăng kiểm tra giám sát hoạt động cho vay bằng một số biện pháp cơ

bản như:

- Tiến hành kiểm tra giám sát tất cả các loại hình cho vay, ví dụ kiểm tra theo chu kỳ, các khoản cho vay nhỏ và vừa thì định kỷ kiểm tra có thể là 30, 60 hay 90 ngày, những khoản vay lớn thì thường xuyên hơn.

- Xây dựng kế hoạch chương trình, nội dung quá trình kiểm tra một cách thận trọng và chi tiết. Phải đảm bảo những khía cạnh quan trọng nhất của khoản vay phải được kiểm tra.

- Kiểm soát và theo dõi thường xuyên những khoản vay lớn. Quản lý chặt chẽ và thường xuyên các khoản cho vay có vấn đề, tăng cường kiểm tra giám sát khi phát hiện những dấu hiệu không lành mạnh liên quan đến khoản vay.

Công tác kiểm tra, giám sát nội bộ trong hoạt động cho vay là một công cụ vô cùng quan trọng, thơng qua hoạt động này có thể phát hiện, ngăn chặn và chấn chỉnh những sai sót trong q trình thực hiện nghiệp vụ cho vay. Cơng tác kiểm tra kiểm soát nội bộ tập trung kiểm soát đối với từng món vay cụ thể, bao gồm cả khâu trước, trong và sau khi cho vay, cho vay có đúng đối tượng khơng? việc thẩm định và lập hợp đồng cho vay, quy trình giải ngân vốn vay, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay và khâu lưu trữ hồ sơ vay vốn.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh nam thăng long (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w