Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh nam thăng long (Trang 58 - 63)

6. Kết cấu của luận văn

3.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt

3.1.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Chi nhánh Nam Thăng Long

3.1.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) được thành lập theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) lúc này mang tên là Ngân hàng nơng nghiệp Việt Nam. Sau đó, Thống đốc NHNN Việt Nam kí quyết định số 280/ QĐ – NHNN đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Với sự phát triển mạnh mẽ sau 33 năm Agribank đã có một mạng lưới với gần 2.300 chi nhánh và phịng giao dịch trên tồn quốc, trên 1.000 ngân hàng đại lí tại 113 Quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Agribank chi nhánh Nam Thăng Long được thành lập theo Giấy phép số 1908/GP ngày 22 tháng 5 năm 1995 và Giấy chấp thuận số 0025/GCT ngày 01 tháng 07 năm 1995 của NHNN Việt Nam. Khi mới thành lập, Chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với năng lực tốt của đội ngũ lãnh đạo và sự chỉ đạo sát sao của Hội sở, Chi nhánh đã ln tìm ra phương thức hoạt động phù hợp cho từng thời kì, tìm mọi cách để mở rộng mạng lưới cung ứng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, trong đó có hoạt động cho vay. Cụ thể, Chi nhánh ln triển khai nhanh chóng và thực hiện nhất quán các văn bản từ cấp trên như: Các Nghị định, Thơng tư của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn thực hiện của Agribank. Với những cố gắng khơng ngừng đó sau thời gian dài hoạt động, Chi nhánh đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Agribank chi nhánh Nam Thăng Long được thể hiện trong hình dưới đây:

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của Agribank chi nhánh Nam Thăng Long

(Nguồn: P. Kế hoạch kinh doanh, Agribank chi nhánh Nam Thăng Long)

Chi nhánh Nam Thăng Long được tổ chức theo mơ hình trực tuyến - chức năng. Cơ cấu này sẽ thu hút “các chuyên gia vào việc giải quyết các vấn đề chun mơn, do đó giảm bớt gánh nặng cho giám đốc. Tuy nhiên cơ cấu này sẽ đòi hỏi người lãnh đạo phải ln điều hồ phối hợp hoạt động của các bộ phận để khắc phục hiện tượng khơng ăn khớp, cục bộ của các phịng ban. Trong cơ cấu tổ chức của Agribank chi nhánh Nam Thăng Long, Phòng Kế hoạch kinh doanh chịu trách nhiệm liên quan đến hoạt động cho vay của Chi nhánh và được chia thành ba bộ phận nhỏ là bộ phận kế hoạch, bộ phận quan hệ khách hàng và bộ phận tín dụng. P. KẾ HOẠCH KINH DOANH PHĨ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PGD. SỐ 1 PGD SỐ 4 PGD SỐ 18 P. DỊCH VỤ - MARKETING P. KẾ TOÁN NGÂN QUỸ GIÁM ĐỐC ĐỐC

3.1.3. Những hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long

3.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Trong những năm qua, Agribank chi nhánh Nam Thăng Long đặc biệt coi trọng hoạt động huy động vốn nhằm thu hút tối đa mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho vay ngày càng tăng của tập khách hàng tại Chi nhánh. Các nguồn huy động vốn chính đang được triển khai tại Chi nhánh gồm huy động vốn từ khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức, doanh nghiệp. Các hình thức huy động vốn gồm: Tiền gửi thanh tốn: Tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn (1-12 tháng). Khách hàng có thể gửi tiền thanh toán bằng VND hoặc USD hoặc EUR; Tiền gửi tiết kiệm, bao gồm: Tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn (1- 24 tháng).

Bảng dưới đây trình bày một số chỉ tiêu huy động vốn tại Chi nhánh trong giai đoạn 2019 – 2021.

Bảng 3.1. Nguồn vốn huy động của Agribank chi nhánh Nam Thăng Long trong giai đoạn 2019 - 2021

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm2019 Năm2020 Năm2021

Chênh lệch 2020/2019 Chênh lệch 2021/2020 +/- % +/- % Tổng nguồn vốn huy động 2.296,00 2.529,00 2.785,30 233,00 10,15 256,30 10,13

Tiền gửi của tổ chức, doanh

nghiệp 411,00 425,00 440,96 14,00 3,41 15,96 3,76

Tiền gửi dân cư 1.885,00 2.104,00 2.344,34 219,00 11,62 240,34 11,42

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Agribank chi nhánh Nam Thăng Long giai đoạn 2019 - 2021)

Vượt qua các thách thức của Đại dịch Covid-19, hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh trong giai đoạn 2019 – 2021 có xu hướng tăng và duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định ~10%. Cụ thể, năm 2020, tổng huy động vốn tại Chi nhánh đạt 2.529 tỷ đồng, tăng 233 tỷ đồng so với năm 2019. Năm 2021, tổng huy động vốn tại Chi nhánh đạt 2.785 tỷ đồng, tăng 256,30 tỷ đồng so với năm 2020. Về cơ cấu huy động vốn, tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động tại Chi nhánh với tỷ lệ trên 80%. Trong giai đoạn này, tiền gửi của dân cư tăng lên qua các năm chủ yếu ở hai hình thức: đó là tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tới mọi mặt của nền kinh tế trong nước, hoạt động kinh doanh của người dân trên địa bàn tuy có ảnh hưởng, nhưng xu hướng tích trữ tiền mặt lại tăng cao. Nắm bắt xu hướng đó, Agribank chi nhánh Nam Thăng Long đã đẩy mạnh các hoạt động tạo dựng lòng tin trong mùa dịch như ủng hộ quỹ vaccine, tặng quà và vật phẩm y tế cho các cơ quan thuộc các quận Nam Từ Liêm, Cầu Giấy và Tây Hồ. Các hoạt động này phần nào đã làm gia tăng thêm lòng tin, uy tín nơi dân cư; Kết hợp với các hoạt động đó, Chi nhánh đã đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm huy động vốn đang được triển khai tại Chi nhánh cùng với các ưu đãi như điều chỉnh lãi suất linh hoạt, hấp dẫn với nhiều chương trình khuyến mãi, trúng thưởng, đơn giản về thủ tục… nên đã góp phần làm cho tiền gửi tiết kiệm tăng lên đáng kể.

3.1.3.2. Hoạt động cho vay

Bên cạnh hoạt động huy động vốn, Agribank chi nhánh Nam Thăng Long cũng rất quan tâm tới hoạt động cho vay. Các hình thức cho vay chính yếu đang được triển khai tại Chi nhánh như sau:

 Cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, công ty cổ phần, cơng ty TNHH, hộ gia đình.

 Cho vay cầm cố giấy tờ có giá như sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi.

 Phát hành bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng, thanh toán... cho các tổ chức kinh tế, cá nhân

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cho vay của Chi nhánh trong giai đoạn 2019 – 2021 sẽ được trình bày chi tiết trong các nội dung tiếp theo của Luận văn.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh nam thăng long (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w