Bài học rút ra đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh nam thăng long (Trang 43)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Bài học rút ra đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

thôn Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long

Qua kinh nghiệm trong việc nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long và Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nơng Thơn Chi nhánh Tràng An có thể rút ra được một số bài học kinh

nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Nam Thăng Long như sau:

- Thứ nhất: Mở rộng mạng lưới và đa dạng hóa các kênh phân phối. Cả

Vietinbank Chi nhánh Thăng Long và Agribank – Chi nhánh Tràng An đều sở hữu mạng lưới phòng giao dịch rộng khắp và thuận tiện cho tập khách hàng mục tiêu của các Chi nhánh. Vì vậy, việc xây dựng mạng lưới rơng khắp với các phương tiện, kênh phân phối sản phẩm đa dạng, có địa điểm càng gần nhóm khách hàng mục tiêu sẽ thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Tuy nhiên, việc xây dựng mạng lưới cũng cần phải có chiến lược cụ thể và tính đến khả năng khai thác hiệu quả thị trường.

- Thứ hai: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong bất kỳ tổ chức nào,

hoạt động nào, con người đóng vai trị then chốt, là yếu tố quyết định đến sự thành công. Điều này cũng không phải là ngoại lệ đối với hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại. Trong kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay, Agribank – Chi nhánh Tràng An luôn coi nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất. Đối mặt với số lượng khách hàng lớn, đa dạng về thành phần, địi hỏi cán bộ tín dụng phải nhanh nhạy để nắm bắt tâm lý khách hàng đồng thời cũng là người am hiểu về các sản phẩm để tư vấn cho khách hàng. Do vậy, thực hiện tốt cơng tác tuyển dụng, bố trí cơng việc, xây dựng chế độ tốt đối với cán bộ và đặc biệt là công tác đào tạo là điều kiện căn bản để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đây chính là những nội dung quan trọng trong quản trị nhân lực để góp phần đẩy mạnh hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả hoạt động cho vay nói riêng tại các Chi nhánh ngân hàng thương mại hiện nay trong đó có Agribank – Chi nhánh Nam Thăng Long.

- Thứ ba: Xây dựng chiến lược Marketing phù hợp. Cả Agribank – Chi nhánh

Tràng An và Vietinbank Chi nhánh Thăng Long đều tập trung phát triển tập khách hàng mục tiêu với các chương trình marketing phù hợp đến đối tượng khách hàng này. Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả trong hoạt động cho vay, đòi hỏi Agribank – Chi nhánh Nam Thăng Long phải xây dựng được một chiến lược Marketing phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngân hàng mình nhằm gây dựng hình ảnh và thương hiệu mạnh đối với tập khách hàng mục tiêu của Chi nhánh. Chiến lược

Marketing có thể được thực hiện định kỳ đối với tất cả các sản phẩm cho vay tại Chi nhánh hoặc theo từng dòng sản phẩm cá nhân hoặc doanh nghiệp cụ thể.

- Thứ tư: Tập trung quản trị rủi ro.

Đẩy mạnh cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ, thực hiện tuân thủ một cách nghiêm túc ở mọi Phòng giao dịch để ngăn ngừa rủi ro. Xây dựng quy trình hoạt động cho vay hiện đại theo chuẩn mực quốc tế, xây dựng hệ thống thiết lập các chỉ tiêu, báo cáo đánh giá về từng sản phẩm dịch vụ, xây dựng và hoàn thành hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động cho vay của Chi nhánh trong từng thời kì cụ thể (6 tháng hoặc 12 tháng).

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1, luận văn trình bày khung cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. Trong đó làm rõ khái niệm hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, nhóm các chỉ tiêu định lượng và định tính nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. Đồng thời, luận văn cũng chỉ rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. Trên cơ sở kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, luận văn đã đưa ra được bài học kinh nghiệm đối với Agribank chi nhánh Nam Thăng Long. Đây là cơ sở để phân tích thực trạng hoạt động cho vay tại Agribank chi nhánh Nam Thăng Long trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thiết kế nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu của tác giả được tiến hành theo quy trình như sau:

Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu luận văn

Bước 1: Chọn đề tài nghiên cứu: Từ thực trạng hoạt động cho vay tại Chi

nhánh. Mặt khác, nghiên cứu phải tạo ra sự hiểu biết mới về mặt khoa học và có đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề thực tế đặt ra tại Chi nhánh trong hoạt động cho vay. Tác giả đã chọn đề tài Phân tích tình hình cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Nam Thăng Long để nghiên cứu.

Bước 2: Tổng quan tài liệu nghiên cứu: Phân tích, nhận xét tài liệu nghiên cứu

có liên quan, tổng hợp để chỉ ra khoảng trống nghiên cứu và xác định những đóng góp mới của đề tài.

Bước 3: Xác định câu hỏi vấn đề nghiên cứu cụ thể: Câu hỏi nghiên cứu là

vấn đề cụ thể, là cái mà nghiên cứu muốn trả lời. Câu hỏi nghiên cứu thỏa mãn được yêu cầu: Không quá rộng và không quá hẹp; Phải rõ ràng và có ý nghĩa về thực tiễn; Có thể trả lời được qua nghiên cứu. Luận văn đã đưa ra câu hỏi nghiên cứu về hoạt động cho vay tại Agribank chi nhánh Nam Thăng Long. Cụ thể:

- Thực trạng hoạt động cho vay của Agribank chi nhánh Nam Thăng Long trong giai đoạn 2019 - 2021 như thế nào?

- Những thành tựu, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động cho vay của Agribank chi nhánh Nam Thăng Long là gì?

- Có những giải pháp phù hợp nào nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tại Agribank chi nhánh Nam Thăng Long?

Bước 4: Xác định nguồn dữ liệu: Luận văn thu thập dữ liệu thứ cấp từ các báo

cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Nam Thăng Long trong giai đoạn 2019 - 2021 và dữ liệu sơ cấp từ khảo sát khách hàng về sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm vay vốn tại Chi nhánh thơng qua mơ hình đo lường chất lượng dịch vụ SERQUAL của Parasuraman.

Bước 5: Xây dựng đề cương: Tiến hành viết đề cương phù hợp với câu hỏi

nghiên cứu và căn cứ trên cơ sở lý thuyết đã tìm hiểu.

Bước 6: Tiến hành nghiên cứu và viết luận văn: Tiến hành nghiên cứu và kết

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

2.2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

Tác giả sử dụng phương nghiên cứu tại bàn để thu thập dữ liệu thứ cấp liên quan đến đề tài. Nguồn thu thập dữ liệu thứ cấp bao gồm: các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Nam Thăng Long trong giai đoạn 2019 - 2021; Tài liệu báo cáo thường niên các năm từ 2019 đến năm 2021 và các văn bản liên quan đến hoạt động cho vay trong hệ thống Agribank. Các tài liệu lý thuyết và thực tiễn từ các sách giáo trình, nghiên cứu tương tự về đề tài, các văn bản pháp lý, các bài báo đăng tải trên các trang web chuyên ngành tài chính ngân hàng… cũng được sử dụng trong luận văn.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:

Luận văn sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để thu thập các dữ liệu sơ cấp về chất lượng dịch vụ cho vay tại Agribank chi nhánh Nam Thăng Long theo đánh giá của khách hàng sử dụng dịch vụ cho vay của chi nhánh. Đối tượng khảo sát gồm 2 đối tượng là khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại chi nhánh. Trong đó, khách hàng doanh nghiệp khảo sát chủ yếu là nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là nhóm khách hàng doanh nghiệp chiếm đến 94.4% dư nợ cho vay tại Chi nhánh, 5.6% cịn lại là nhóm khách hàng nhà nước thuộc diện chỉ định sẵn từ Hội sở của Agribank. Cụ thể:

Về phiếu khảo sát: Nội dung chính của phiếu khảo sát được xây dựng dựa

trên thang đo của mơ hình SERQUAL với năm tiêu chí đánh giá gồm: Sư tin cậy, Khả năng đáp ứng, Năng lực phục vụ, Sự đồng cảm và Phương tiện hữu hình. Nhằm hiệu chỉnh thang đo phù hợp với dịch vụ cho vay tại Agribank – Chi nhánh Nam Thăng Long, tác giả luận văn đã tiến hành tham khảo một số ý kiến của cán bộ hướng dẫn khoa học và Lãnh đạo tại Agribank – Chi nhánh Nam Thăng Long gồm: Giám đốc và Phó giám đốc Chi nhánh. Cuối cùng thang đo được đưa vào phiếu khảo sát với 5 thành phần như thang đo gốc của Parasuraman và 36 tiêu chí đánh

giá được trình bày trong phiếu khảo sát tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2. Về thang điểm đo lường sự hài lòng, trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 bậc từ 1 đến 5 điểm, tương ứng: 1 – Rất khơng hài lịng; 2 – Khơng hài lịng; 3 – Bình thường; 4 – Hài lịng; 5 – Rất hài lịng. Thang đo có các ưu điểm như sau: cho phép người trả lời khảo sát chọn lựa các mức độ ý kiến. Dữ liệu thu được có thể được phân tích tương đối dễ dàng. Mặt khác, người trả lời khảo sát có thể ẩn danh trên các bảng câu hỏi, nghĩa là người đánh giá sẽ không cần điền tên họ, số điện thoại. Sẽ làm giảm áp lực khi đánh giá bảng câu hỏi, và do đó cũng có thể tăng sự chính xác của kết quả trả lời.

Về mẫu khảo sát: các khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp vay vốn tại Chi

nhánh được thực hiện từ ngày 28/11/2021 đến ngày 12/12/2021.

Bảng 2.1. Bảng thống kê số lượng phiếu điều tra

Phiếu Số lượng

phiếu phát ra phiếu hợp lệSố lượng thu về

Tỷ lệ phiếu hợp lệ thu về

(%)

Dành cho doanh nghiệp 85 75 88,24

Dành cho cá nhân 165 145 87,88

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Phiếu khảo sát được phát trực tiếp theo phương pháp ngẫu nhiên cho các khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân có quan hệ tín dụng với Chi nhánh. Cụ thể, tổng số phiếu phát ra là 250 phiếu đến 250 khách hàng, gồm 85 khách hàng doanh nghiệp và 165 khách hàng cá nhân. Số phiếu hợp lệ thu về là 220 phiếu, trong đó, 75 phiếu hợp lệ đối với khách hàng doanh nghiệp, tương đương tỷ lệ là 88,24% và 145 phiếu hợp lệ với khách hàng cá nhân, tương đương tỷ lệ là 87,88%.

+ Mẫu nghiên cứu là khách hàng doanh nghiệp

Bảng 2.2. Mơ tả mẫu nghiên cứu là nhóm khách hàng doanh nghiệp

Tiêu chí Số lượng

phiếu

Tỷ lệ (%)

1. Loại hình doanh nghiệp 75 100

Cơng ty cổ phần 20 26,7

Công ty trách nhiệm hữu hạn 41 54,7

Khác 14 18,7

2. Thời gian hoạt động 75 100

<1 năm 3 4,0

>1 năm đến 3 năm 6 8,0

>3 năm đến 5 năm 10 13,3

>5 năm đến 10 năm 20 26,7

>10 năm 36 48,0

3. Quy mô vốn của doanh nghiệp 75 100

<2 tỷ đồng 8 10,7

>2 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng 4 5,3

>5 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng 61 81,3

>10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng 2 2,7

4. Lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp 75 100

<50 triệu đồng 25 33,3

> 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng 8 10,7 >100 triệu đồng đến 500 triệu đồng 41 54,7

>500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng 1 1,3

>1 tỷ đồng 0 0,0

5. Số lần sử dụng dịch vụ cho vay của Agribank chi

nhánh Nam Thăng Long 75 100

Mới lần đầu 12 16,0 Nhiều hơn 1 lần 26 34,7 Thường xuyên 37 49,3 6. Mục đích sử dụng vốn vay 75 100 Đầu tư dự án 28 37,3 Kinh doanh 18 24,0 Mục đích khác 29 38,7

Thơng qua bảng thơng kê trên, nhóm 75 khách hàng doanh nghiệp tham gia khảo sát có một số đặc điểm như sau:

- Về loại hình doanh nghiệp: Trong 75 mẫu khảo sát khách hàng DN thì có 20

CTCP (chiếm 26,7%), 41 cơng ty TNHH (chiếm 54,7%), 14 doanh nghiệp khác (chiếm 18,7%). Tỷ lệ này tương đồng với cơ cấu chung khách hàng doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp đang vay vốn tại Chi nhánh.

- Về thời gian hoạt động: Trong 75 mẫu khảo sát khách hàng doanh nghiệp thì

có 03 doanh nghiệp có thời gian hoạt động nhỏ hơn 1 năm (chiếm 4%), 06 doanh nghiệp có thời gian hoạt động từ 1 đến 3 năm (chiếm 8%), 10 doanh nghiệp có thời gian hoạt động từ trên 3 năm đến 5 năm (chiếm 13,3%), 20 doanh nghiệp có thời gian hoạt động từ trên 5 năm đến 10 năm (chiếm 26,7%), 36 doanh nghiệp có thời gian hoạt động trên 10 năm (chiếm 48%). Điều này cho thấy các khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh chủ yếu có thời gian hoạt động trên 5 năm. Cơ cấu này cũng phù hợp với cơ cấu khách hàng doanh nghiệp theo thời gian hoạt động của cả Chi nhánh.

- Về quy mô vốn: Đa số khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh là khách

hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong 75 mẫu khảo sát khách hàng doanh nghiệp thì có 08 doanh nghiệp có vốn nhỏ hơn 2 tỷ đồng (chiếm 10,7%), 04 doanh nghiệp có vốn từ 2 đến 5 tỷ đồng (chiếm 5,3%), 61 doanh nghiệp có vốn trên 5 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng (chiếm 81,3%), 02 doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng (chiếm 1,3%). Cơ cấu này cùng phù hợp với cấu khách hàng doanh nghiệp theo quy mô vốn của cả Chi nhánh

- Về lợi nhuận hàng năm: Phần lớn khách hàng doanh nghiệp có lợi nhuận ổn

định từ 100 đến 500 triệu đồng. Trong 75 mẫu khảo sát khách hàng doanh nghiệp thì có 25 doanh nghiệp có thu nhập nhỏ hơn 50 triệu đồng (chiếm 33,3%), 08 doanh nghiệp có thu nhập từ 50 đến 100 triệu đồng (chiếm 10,7%), 41 doanh nghiệp có thu nhập trên 100 đến 500 triệu đồng (chiếm 54,7%), 01 doanh nghiệp có thu nhập từ trên 500 triệu đến 1 tỷ đồng (chiếm 1,3%). Cơ cấu này là tương đồng với cơ cấu doanh nghiệp theo lợi nhuận của cả Chi nhánh.

- Tần suất giao dịch với ngân hàng: Trong 75 mẫu khảo sát khách hàng doanh

khách hàng có hơn 1 lần giao dịch với ngân hàng (chiếm 34,7%), 37 khách hàng thường xuyên giao dịch với khách hàng (49,3%).

- Mục đích sử dụng vốn vay: Trong 75 mẫu khảo sát khách hàng doanh nghiệp

thì có 28 khách hàng xin vay với mục đích kinh doanh (chiếm 37,3%), 18 khách hàng xin vay với mục đích đầu tư dự án (chiếm 24%), và 29 khách hàng xin vay với mục đích khác (chiếm 38,7%).

+ Mẫu nghiên cứu là khách hàng cá nhân

Bảng 2.3: Mô tả mẫu nghiên cứu làkhách hàng cá nhân

Tiêu chí Số lượng phiếu Tỷ lệ (%) 1. Giới tính 145 100 Nữ 60 41,4 Nam 85 58,6 2. Tuổi 145 100 18 tuổi đến 30 tuổi 21 14,5 >30 tuổi đến 40 tuổi 62 42,8 >40 tuổi đến 50 tuổi 34 23,4 >50 tuổi đến 60 tuổi 22 15,2 >60 tuổi 6 4,1 3. Trình độ học vấn 145 100 Tốt nghiệp THPT 12 8,3 Trung cấp, Cao đẳng 43 29,7 Đại học 68 46,9 Trên đại học 22 15,2 Khác 0 0,0 4. Thu nhập hàng tháng 145 100 <3 triệu đồng 0 0,0 >3 triệu đồng đến 5 triệu đồng 62 42,8 >5 triệu đồng đến 10 triệu đồng 54 37,2 >10 triệu đồng đến 50 triệu đồng 29 20,0 >50 triệu đồng 0 0,0

5. Số lần sử dụng dịch vụ cho vay của Agribank chi

nhánh Nam Thăng Long 145 100

Mới lần đầu 51 35,2

Nhiều hơn 1 lần 66 45,5

6. Mục đích sử dụng vốn vay 145 100

Tiêu dùng 74 51,0

Kinh doanh 37 25,5

Mục đích khác 34 23,4

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Thơng qua bảng thơng kê trên, nhóm 145 khách hàng cá nhân tham gia khảo sát có một số đặc điểm như sau:

- Về giới tính: Trong 145 mẫu khảo sát khách hàng cá nhân thì có 60 khách

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh nam thăng long (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w