Đổi mới cơng tác hướng nghiệp cho học sinh lớp 12

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh lớp 12 THPT trong tỉnh khánh hòa (Trang 93 - 95)

5.3 Các gợi ý về giải pháp

5.3.2 Đổi mới cơng tác hướng nghiệp cho học sinh lớp 12

Hướng nghiệp đối với học sinh là rất quan trọng, giúp các em định hướng nghề nghiệp một cách đúng đắn và khoa học, trên cở sở phù hợp với năng lực và sở thích, nguyện vọng, chuẩn bị sẵn sàng đi vào thế giới nghề nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay cơng tác hướng nghiệp ở trường THPT chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức. Thực trạng này dẫn đến nhiều học sinh cịn lung túng trong việc chọn trường, chọn ngành học, chọn nghề nghiệp cho tương lai.

Đa phần, giáo viên chủ nhiệm là người sâu xát, gần gũi nên hiểu rõ được nguyện vọng, năng lực và sở thích của học sinh, từ đĩ bằng kinh nghiệm của mình sẽ định hướng cho các em nên chọn nghề nào là phù hợp. Các trường THPT chưa cĩ những giáo viên chuyên trách hướng nghiệp, chưa cĩ phịng tư vấn nghề nghiệp, việc đào tạo, bồi dưỡng các giáo viên về hướng nghiệp cịn ít, do đĩ hiệu quả từ cơng tác hướng nghiệp mang lại khơng cao. Ngồi ra, thư viện sách báo, tạo chí nghề nghiệp quá ít, chưa đáp ứng được nhu cầu. Nội dung hướng nghiệp ở các trường THPT trong tỉnh chủ yếu tập trung bám sát chuyên đề của Bộ giáo dục & Đào tạo, xoay quanh việc cung cấp thơng tin như giới thiệu tri thức về nghề nghiệp khác, giới thiệu quá trình làm hồ sơ tuyển sinh, kết hợp với các trường ĐH, CĐ tư vấn và giới thiệu chương trình, ngành nghề đào tạo…Việc cung cấp cho học sinh lớp 12 về ngành nghề sau khi ra trường, khối thi, trường

thi là cần thiết như chưa đủ. Mặt khác, sau kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ nhiều học sinh khơng đỗ, khủng hoảng trong quyết định chọn hướng đi của mình, hoạt động hướng nghiệp ở trường THPT lại chưa quan tâm, định hướng cho học sinh ngay từ khi cịn học phổ thơng là nên làm gì, cần phải làm gì trong trường hợp này.

Bên cạnh đĩ, nhiều học sinh lớp 12 cho rằng chỉ vào ĐH mới là con đường tiến thân duy nhất. Khi được hỏi về dự định sau khi tốt nghiệp THPT, cĩ đến 320 học sinh, chiếm 63,4% thi ĐH, CĐ nếu khơng đậu năm sau tiếp tục thi lại; chỉ cĩ 161 học sinh, chiếm 31,9% cĩ dự định thi ĐH, CĐ khơng đậu thì nộp hồ sơ xét tuyển học TCCN hoặc học nghề. Điều đĩ chứng minh tâm lý chuộng bằng cấp đã in sâu vào trong tâm lý các em và việc học nghề ngày càng giảm. Nguyên nhân một phần là hướng nghiệp chưa tốt. Thực tế ở trường THPT, Ban giám hiệu nhận biết được tầm quan trọng của cơng tác hướng nghiệp, tuy nhiên khĩ thực hiện được do kinh phí hạn hẹp, cơ sở vật chất thiếu thốn, nguồn lực hạn chế. Nhà trường THPT cần đổi mới cơng tác hướng nghiệp hiệu quả hơn, cĩ thể:

- Xây dựng đội ngũ giáo viên chuyên trách về hướng nghiệp, hiểu biết tâm

sinh lý học sinh, nhằm giúp giáo viên cĩ đầy đủ kiến thức và kỹ năng, hổ trợ, hướng dẫn, định hướng tốt hơn cho các em học sinh trong vấn đề lựa chọn nghề nghiệp, chọn trường, chọn ngành. Đây là những người cĩ phẩm chất đạo đức tốt, kiến thức nghề nghiệp sâu rộng, tâm huyết trong việc truyền đạt kiến thức nghề nghiệp tới học sinh. Để làm được điều đĩ thì các trường ĐH cĩ thể đào tạo chuyên ngành về tâm lý, hướng nghiệp, cung cấp nguồn nhân lực hướng nghiệp cho các trường THPT.

- Thường xuyên cập nhật tin tức, bài báo về thống kê ngành học cĩ cơ hội

việc làm, ngành thừa, ngành thiếu để thơng báo đến các em học sinh, tránh tình trạng tập trung chọn 1, 2 ngành học, dẫn đến dư thừa cung lao động. Cần cĩ những con số thống kê cụ thể về thị trường lao động, nhu cầu tuyển dụng, mức lương… Thơng qua các buổi chào cờ dưới trường, sinh hoạt ngoại khĩa, bản tin của trường để giới thiệu, truyền đạt đến các em một cách tốt nhất. Nguồn thơng tin này cực kỳ quan trọng, đây là căn cứ khoa học chính xác giúp các em học sinh cĩ thể chọn nghề, chọn trường đúng đắn.

- Đổi mới các hình thức dạy hướng nghiệp cho học sinh lớp 12, tạo sự hứng thú khi hướng nghiệp. Bên cạnh các hình thức truyền thống như hướng nghiệp lồng ghép giáo dục nghề nghiệp thơng qua các mơn khoa học cơ bản; giáo viên chủ nhiệm định hướng nghề thì tổ chức cho học sinh tham quan các trường ĐH, CĐ các trường đào tạo nghề hoặc các nhà máy, xí nghiệp, viện nghiên cứu trên địa bàn. Tổ chức cho học sinh nghe nghệ nhân nĩi chuyện về cơng việc của họ, hướng nghiệp thơng qua ngoại khĩa, văn nghệ. Nếu kinh phí hạn hẹp thì cĩ thể vận động các mạnh thường quân, quỹ hội cha mẹ phụ huynh họa sinh và sự đĩng gĩp của gia đình các em nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh chọn nghề.

- Để hoạt động hướng nghiệp mang lại hiệu quả cao, thì cần sử dụng các

trắc nghiệm hướng nghiệp như trắc nghiệp hứng thú nghề nghiệp, tính cách, tâm lý, năng lực, trí tuệ… Qua các trắc nghiệm này, học sinh sẽ hiểu được bản thân mình hơn, đối chiếu với những yêu cầu của nghề để lựa chọn cho phù hợp.

- Cần thực hiện hướng nghiệp cho học sinh ngay từ cuối cấp THCS nhằm

giúp học sinh định hướng nghề nghiệp ngay từ sớm, tránh xảy ra tình trạng hối hận sau khi chọn ngành nghề, trường thi khơng phù hợp.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh lớp 12 THPT trong tỉnh khánh hòa (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)