Thái độ đối với học cao học

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định học cao học của sinh viên (Trang 39 - 40)

2.3 Mô hình nghiên cứu

2.3.2 Thái độ đối với học cao học

Thái độ đối với hành vi là mức độ mà mợt người đánh giá mợt hành vi là tích cực hoặc tiêu cực (Fishbein và Ajzen, 1975).

Năm 1985, Ajzen & Fishbein đã chứng mình được rằng thái đợ của người tiêu dùng thực sự có ảnh hưởng tới ý định mua hàng của họ. Dựa trên khái niệm này, Chaniotakis, Lymperopoulos, và Soureli (2010) đã chỉ ra rằng thái độ dẫn đến hành

vi là đánh giá của cá nhân đó cho rằng việc thực hiện hành vi là xứng đáng với số tiền bỏ ra. Trước đó vào năm 1999, trong nghiên cứu của mình, Giner-Sorolla, R. đã xây dựng thang đo cho yếu tố thái độ dẫn đến hành vi bao gồm việc cá nhân dự định thực hiện hành vi đã nhắm vào hàng hóa/dịch vụ đó từ trước và cho rằng nếu thực hiện hành vi sẽ rất tốt cho bản thân. Tương tự, de Matos, Ituassu, và Rossi (2007) cũng đề cập đến thái độ dẫn đến hành vi của người tiêu dùng là do người tiêu dùng cho là việc sử dụng sản phẩm sẽ mang lại rất nhiều lợi ích và đó là sự lựa chọn tốt nhất đối với bản thân. Các nghiên cứu nêu trên đều cho thấy giữa thái độ và ý định hành vi ln có mợt mối liên hệ. Thái đợ càng tích cực thì khách hàng càng dễ phát sinh ý định mua/sử dụng sản phẩm. Trong nghiên cứu này, thái độ được dùng để chỉ trạng thái tâm lý là thích hay khơng thích của sinh viên đối với việc học lên cao học. Rõ ràng thái đợ của sinh viên có ảnh hưởng đến ý định học cao học của họ. Vì vậy giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau:

Giả thuyết H1: Thái độ đối với học cao học có tác động đồng biến (+) đến ý định học cao học.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định học cao học của sinh viên (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w