Đối với yếu tố Sự kiểm soát hành vi được cảm nhận

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định học cao học của sinh viên (Trang 113 - 115)

5.2 Một số hàm ý quản trị

5.2.5 Đối với yếu tố Sự kiểm soát hành vi được cảm nhận

Đây là yếu tố tác động yếu nhất đối với ý định học cao học của sinh viên (với hệ số β = 0,092) chiếm tỉ lệ 8% trong 05 ́u tố, ngồi ra mức đợ đánh giá của sinh viên theo giá trị trung bình thì yếu tố này chỉ là trung bình đối với ý định học cao học (2.96

< mean = 3.0170 < 3.07). Điều này cho thấy, sinh viên năm 4 ngành Kinh tế tại Trường Công nghiệp TP. HCM đánh giá đây là một yếu tố không quan trọng đối với ý định học của họ và nhận thức về yếu tố này thì chỉ ờ mức trung bình. Điều này chứng tỏ sinh viên cảm thấy không tự tin vào khả năng của bản thân khi học cao học và thiếu thông tin cụ thể về chương trình học. Đó cũng là thực tế khi tác giả đang cơng tác tại Phịng Quản lý Sau đại học. Trong số học viên trúng tuyển nhập học vào chương trình cao học thì số lượng sinh viên vừa mới ra trường đăng ký học rất thấp (nếu có thì chỉ có 01 hay 02 bạn học loại xuất sắc được khoa tư vấn), còn lại đa số phải đi làm vài năm hoặc nhiều năm sau mới học cao học. Thực tế rằng khi vào học cao học thì các bạn sinh viên vừa ra trường điểm học đều vượt trội hơn các học viên đã đi làm ở ngồi vì thực tế chương trình cao học là chương trình học nâng cao của chương trình đại học. Do đó, những bạn vừa mới ra trường đi học liền sẽ tiếp thu nhanh hơn so với những học viên đã đi làm rồi mới quay lại học cao học. Điều đó phản ánh sự thiếu thơng tin về chương trình học cũng như định hướng của Khoa/Viện trong những năm qua. Thực tế là trong 10 năm đào tạo cao học, chương trình đã chưa được quan tâm đúng mức. Hơn nữa, càng nhiều trường tổ chức tuyển sinh cao học gây khơng ít khó khăn cho cơng tác tuyển sinh của Trường. Tuy nhiên, với lợi thế là một trong những trường có số lượng sinh viên

đăng ký đông, việc tập trung nguồn lực vào phát triển chương trình đào tạo Sau đại học là hết sức cần thiết để nâng tầm

vị thế của Trường. Do đó, để yếu tố này được sinh viên quan tâm hơn nữa thì trước hết Trường nói chung và Phịng Quản lý Sau đại học nói riêng phải có chiến lược đẩy mạnh chương trình Sau đại học của Khoa/Viện, ban hành các chính sách hỗ trợ cho Khoa/Viện trong việc thu hút sinh viên học cao hơn.

Ngoài 05 yếu tố như đã phân tích ở trên, kết quả kiểm định giả thuyết của 03 biến kiểm soát cũng cho thấy 02 biến kiểm soát là ngành học và thu nhập gia đình thực sự có ảnh hưởng lên ý định học cao học của sinh viên. Do đó, tác giả sẽ đề xuất một số hàm ý quản trị riêng cho 02 yếu tố này.

a. Đối với yếu tố ngành học: Kết quả kiểm định cho thấy, có sự khác nhau về ý định học cao học của sinh viên năm cuối thuộc các ngành học khác nhau. Điều đó bắt ḅc các khoa chuyên ngành: QTKD, KTKT, TCNH và THMDL phải có giải pháp cho vấn đề này của khoa mình. Các hàm ý trên đây chỉ mang tính tổng quan, chung cho cả ngành kinh tế.

b. Đối với yếu tố mức thu nhập gia đình của sinh viên: Chương trình quảng bá sẽ là dành cho đối tượng là tồn bợ sinh viên trong trường và tập trung nhấn mạnh cho các sinh viên chương trình chất lượng cao hay những sinh viên mà gia đình có thu nhập tương đối ổn định.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định học cao học của sinh viên (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w