Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định học cao học của sinh viên (Trang 103)

Số liệu phân tích với SPSS 20,0 (Phụ lục 12)

Qua tất cả các bước phân tích và kiểm định mơ hình, có 05 ́u tố tác đợng lên ý định học cao học với thứ tự tác động như sau: (1) Chuẩn chủ quan, (2) Thái độ đối với học cao học, (3) Danh tiếng của Trường, (4) Sự kiểm sốt hành vi được cảm nhận và (5) Chương trình đào tạo.

Kết quả của nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hồ Trúc Vi và Phan Trọng Nhân (2018), Nguyễn Thị Kim Chi (2017), Chong & ctg (2014),

Koe.W & Saring.S (2010) và Haur. L (2006). Tuy nhiên, do thời gian và địa điểm nghiên cứu,

số biến trong mơ hình nghiên cứu, kích thước mẫu khác nhau nên mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố giữa các nghiên cứu là không thể giống nhau. Hơn nữa, tuy cùng nghiên cứu về ý định học cao học của sinh viên IUH nhưng nội dung của luận văn và bài báo của Hồ Trúc Vi và Phan Trọng Nhân (2018) có những điểm khác biệt cụ thể như sau:

Bảng 4.23 So sánh luận văn của tác giả và Bài báo của Hồ Trúc Vi và Phan Trọng Nhân (2018)

Luận văn của tác giả Bài báo Hồ Trúc Vi và Phan Trọng Nhân (2018)

Đối tượng khảo sát: sinh viên năm 4 của khối ngành Kinh tế tại IUH

Đối tượng khảo sát: sinh viên của cả hai ngành kỹ thuật và kinh tế của cả 04 năm đại học

Phương pháp chọn mẫu: theo phương

pháp tỷ lệ →tính đại diện cao hơn Phương pháp chọn mẫu: theo phương pháp ngẫu nhiên Người thực hiện nghiên cứu: chuyên viên

Phòng QLSĐH →Hàm ý quản trị sẽ

khác nhau

Người thực hiện nghiên cứu: giảng viên khoa QTKD →Hàm ý quản trị sẽ khác

nhau Kết quả nghiên cứu: ngồi 03 ́u tố Thái đợ đối với học cao học, Chuẩn Chủ quan và Sự kiểm sốt hành vi được lấy từ mơ hình lý thuyết nền TPB, tác giả tìm ra thêm 02 yếu tố ảnh hưởng đến ý định học là Danh tiếng của Trường và Chương trình đào tạo

Kết quả nghiên cứu: ngồi 03 ́u tố Thái đợ dẫn đến hành vi, Chuẩn Chủ quan và Nhận thức kiểm soát hành vi được lấy từ mơ hình lý thút nền TPB, tác giả tìm ra thêm 01 yếu tố là Trung thành thương hiệu

Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp Hai yếu tố Sự kiểm soát hành vi được cảm nhận và Chương trình đào tạo có sự ảnh hưởng ́u nhất đến ý định học cao học của sinh viên năm cuối trong mẫu nghiên cứu này, có thể là do sinh viên quan tâm nhiều hơn đến bằng thạc si mà ít quan tâm đến việc sẽ được kiến thức gì trong học cao học hoặc chương trình này khơng khác nhiều so với chương trình đào tạo đại học mà họ vừa học xong,... Thực tế là mơ hình của 01 vài nghiên cứu trước đây cũng có chứa yếu tố 02 yếu tố này. Các mơ hình này đã phân tích và thực hiện kiểm định 02 yếu tố này thực tế là có tác đợng đến ý định học lên cao hơn của sinh viên. Tuy nhiên, thực tế nghiên cứu đối với đề tài này lại chỉ ra rằng sinh viên hiện nay tại Việt Nam thật sự cảm thấy thiếu tự tin đối với bản thân và thiếu rất nhiều thơng tin về chương trình học cao học. Hơn nữa, tâm lí chung của sinh

viên hầu như ít quan tâm hoặc khơng muốn nói rằng gần như khơng để tâm tới chương trình học hơn các yếu tố khác như sự tác động của người thân, ý thức và hiểu được rằng học cao học là tốt cho bản thân hay Danh tiếng của Trường.

TĨM TẮT CHƯƠNG 4

Trong chương này tác giả đã trình bày đầy đủ các bước phân tích và kiểm định để tìm ra các mức đợ ảnh hưởng khác nhau của từng yếu tố độc lập lên yếu tố phụ thuộc trong mơ hình. Từ đó, tác giá sẽ đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm tập trung nguồn lực và tài nguyên vào những yếu tố gây ảnh hưởng mạnh nhất lên ý định học cao học của sinh viên ngành Kinh tế tại IUH.

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

5.1 Kết luận

Để đạt được kết quả của việc nghiên cứu đề tài luận văn này phải thực hiện qua 02 bước nghiên cứu: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

 Nghiên cứu định tính: tác giả tiến hành thăm dò và khảo sát ý kiến với 05 chuyên gia (04 giảng viên ngành Kinh tế, 01 chuyên viên Phòng Quản lý Sau đại học) và 04 sinh viên năm 4 của 04 ngành Kinh tế thuộc Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM. Kết quả là thu được là bảng câu hỏi phỏng vấn ban đầu với 27 biến quan sát được rút gọn thành 24 biến quan sát. Những biến quan sát này sau đó được mang đi khảo sát chính thức với mẫu là 30 sinh viên trong nghiên cứu định lượng sơ bộ.

 Nghiên cứu định lượng: bước nghiên cứu này gồm 02 bước: nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức.

 Kết quả của bước nghiên cứu định lượng sơ bợ chỉ ra rằng mơ hình có đủ đợ tin cậy với 24 biến quan sát đủ để thực hiện nghiên cứu định lượng chính thức lưu ý là có 02 biến quan sát CCQ2 và CTDT4 cần được kiểm định lại).

 Kết quả của bước nghiên cứu định lượng chính thức đã chứng minh được có 05 ́u tố tác đợng đến ý định học là (1) Chuẩn chủ quan, (2) Thái độ đối với học cao học, (3) Danh tiếng của Trường, (4) Sự kiểm soát hành vi được cảm nhận và (5) Chương trình đào tạo. Trong đó 02 ́u tố Sự kiểm sốt hành vi được cảm nhận và Chương trình đào tạo là có tác đợng ́u nhất.

5.2 Một số hàm ý quản trị

Theo kết quả nghiên cứu như đã trình bày ở chương 4, các yếu tố ảnh hưởng lên ý định học cao học của sinh viên được sắp xếp như sau:

 Thứ 1: Chuẩn chủ quan

 Thứ 2: Thái độ đối với học cao học

 Thứ 4: Chương trình đào tạo

 Thứ 5: Sự kiểm sốt hành vi được cảm nhận

Bảng 5.1 Giá trị trung bình của thang đo và tỉ lệ mức độ ảnh hưởng của các yếu tố độc lập đối với yếu tố phụ tḥc trong mơ hình hồi quy

TT Yếu tố độc lập Hệ số Beta

chuẩn hóa Tỉ lệ %

Giá trị trung bình của thang đo

1 Chuẩn chủ quan 0,427 37% 3,5039

2 Thái độ đối với học cao học 0,347 30% 3,5990

3 Danh tiếng của Trường 0,181 16% 3,2327

4 Chương trình đào tạo 0,101 9% 3,1039

5 Sự kiểm soát hành vi được cảmnhận 0,092 8% 3,0170

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả phân tích SPSS 20,0 (phụ lục 11) 5.2.1 Đối với yếu tố Chuẩn chủ quan

Đây là yếu tố tác động mạnh nhất đối với ý định học cao học của sinh viên. (với hệ số β = 0,427) chiếm tỉ lệ 37% trong 05 ́u tố, ngồi ra mức đợ đánh giá của sinh viên theo giá trị trung bình thì yếu tố này là quan trọng đối với ý định học cao học (3.29 < mean = 3.5039 < 3.69). Điều này cho thấy, sinh viên năm 4 ngành Kinh tế tại Trường Công nghiệp TP. HCM đánh giá đây là yếu tố quan trọng nhất đối với ý định học của họ và nhận thức về yếu tố chuẩn chủ quan cũng tương đối tốt. Do đó, Trường Đại học Cơng nghiệp TP.HCM nói chung hay Phịng Quản lý Sau đại học cần có những kế hoạch triển khai tài nguyên và nguồn lực vào yếu tố này, cụ thể:

 Trong các chương trình quảng bá tuyển sinh đại hoc, luôn kèm theo quảng bá tuyển sinh cao học. Vì trong các chương trình này ln có sự quan tâm đơng đảo của các bậc phụ huynh cũng như những người quan tâm. Việc phổ biến thông tin tuyển sinh cao học càng nhiều người biết tới sẽ càng tốt vì thực tế là sinh viên đăng ký học cao học tại Trường đến hơn 80% là do sự giới thiệu của bạn bè và người thân (Số liệu thống kê nợi bợ của Phịng Quản lý Sau đại học, 2015- 2018).

 Khún khích Khoa/Viện gửi thơng báo tuyển sinh, tờ rơi quảng cáo cho giảng viên, giáo vụ của Khoa/Viện. Đây là những đối tượng sẽ gây những ảnh hưởng

nhất định đối với sinh viên. Sinh viên có thể được tư vấn và định hướng tương lai nghề nghiệp cũng như nâng cao trình đợ chun mơn thơng qua việc học cao học.

 Phịng Quản lý Sau đại học hiện nay đã có fanpage riêng dành cho học viên cao học. Do đó, mọi thơng tin tuyển sinh và giới thiệu về chương trình cao học ln được cập nhật trên đây. Tuy nhiên, trang fanpage này hiện tại vẫn chưa được quan tâm quản lý thường xuyên. Do đó trong thời gian sắp tới, trang fanpage này phải được chú trọng quan tâm nhiều hơn, đặc biệt phải liên kết với fanpage của tổ truyền thông của Trường, nơi mà các bạn sinh viên có thể cập nhật được rất nhiều thông tin hoạt động của Trường với lượt truy cập hàng chục ngàn like mỗi ngày.

5.2.2 Đối với yếu tố Thái độ đối với học cao học

Đây là yếu tố tác động mạnh thứ hai đối với ý định học cao học của sinh viên. (với hệ số β = 0,347) chiếm tỉ lệ 30% trong 05 yếu tố, ngồi ra mức đợ đánh giá của sinh viên theo giá trị trung bình thì yếu tố này là quan trọng đối với ý định học cao học (3.5 < mean = 3.5990 < 3.78). Điều này cho thấy, sinh viên năm 4 ngành Kinh tế tại Trường Công nghiệp TP. HCM đánh giá đây là một yếu tố quan trọng đối với ý định học của họ và nhận thức về yếu tố Thái độ đối với học cao học cũng tương đối tốt. Yếu tố này bao gồm việc cảm thấy học cao học là xứng đáng và sinh viên có chủ đích học từ trước. Nhằm làm tăng yếu tố này cần chú trọng đến việc thuyết phục sinh viên về những tác đợng hữu ích của việc học cao học: nâng cao trình đợ chun mơn, thăng tiến trong cơng việc và sự hài lịng đối với bản thân. Những điều này cần được khuyến khích ghi nhớ và nhắc nhở trong các buổi hợi thảo giới thiệu chương trình học và định hướng nghề nghiệp tương lai khi ra trường. Đặc biệt lưu ý với sinh viên về giá trị tích cực mà việc học cao học khi vừa ra trường: kiến thức vừa học xong sẽ dễ tiếp thu thêm kiến thức nâng cao, vừa làm vừa học sẽ giúp củng cố vị trí cơng việc cũng như trau dồi thêm các kỹ năng của bàn thân, học lên cao học là một sự đầu tư đúng đắn cho tương lai,… Nhưng “trăm nghe không bằng mắt thấy”, IUH nên sử dụng những em sinh viên đã đang học cao học ngay khi vừa tốt nghiệp tại trường làm hình ảnh khún khích sinh viên năm cuối tiếp tục học lên. Điều này càng có ảnh hưởng

khi thực hiện trong các buổi giới thiệu chương trình học của năm cuối và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên sau khi ra trường.

5.2.3 Đối với yếu tố Danh tiếng của Trường

Đây là yếu tố tác động mạnh thứ ba đối với ý định học cao học của sinh viên (với hệ số β = 0,181) chiếm tỉ lệ 16% trong 05 yếu tố, ngoài ra mức độ đánh giá của sinh viên theo giá trị trung bình thì yếu tố này chỉ là trung bình đối với ý định học cao học (3.15

< mean = 3.2327 < 3.35). Điều này cho thấy, sinh viên năm 4 ngành Kinh tế tại Trường Công nghiệp TP. HCM đánh giá đây là một yếu tố khá là quan trọng đối với ý định học của họ và nhận thức về yếu tố Danh tiếng của Trường thì chỉ ở mức trung bình. Hiện nay, Trường đang có những kế hoạch phát triển Danh tiếng của Trường bằng cách tham gia các hoạt động kiểm định theo chuẩn quốc gia và cả chuẩn quốc tế. Các hoạt động kiểm định này bao gồm nhiều điều kiện như: chương trình đào tạo, chất lượng cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, chuyên viên và các hoạt động hỗ trợ sinh viên. Cụ thể, Trường đã đạt được kiểm định chất lượng theo chuẩn quốc gia năm 2016. Trong năm 2018, 04 ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Truyền thông, Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện tử, Công nghệ Kỹ thuật Môi trường và Công nghệ Kỹ thuật Hóa học đều đã đạt được chuẩn kiểm định theo AUN-QA. Trong thời gian sắp tới, vào cuối năm 2019, Trường sẽ tiếp tục kiểm định toàn Trường theo chuẩn quốc tế (vừa kiểm định chất lượng đào tạo vừa cơ sở vật chất). Việc kiểm định chất lượng đào tạo sẽ nâng tầm và danh tiếng của Trường không chỉ trong nước mà cả ở quốc tế. Trong năm 2019, nhiều quyết định về việc thúc đẩy liên kết đào tạo đã được ban hành và đang được triển khai mạnh mẽ. Việc duy trì các bước theo kế hoạch này sẽ giúp Trường ngày càng phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Điều này sẽ thu hút rất nhiều sinh viên theo học chương trình của Trường vì sự yên tâm về chất lượng cũng như môi trường học tập. Về phía Khoa/ Viện của IUH nói riêng, họ cần xác định chính xác tỷ lệ sinh viên sau tốt nghiệp có việc làm, đồng thời liên hệ chặt chẽ với doanh nghiệp, tổ chức có sử dụng sinh viên để nhận biết điểm mạnh, yếu của họ. Trên cơ sở đó, Khoa/ Viện sẽ

cập nhật và điều chỉnh chương trình đào tạo mợt cách phù hợp, sát với yêu cầu của thực tiễn.

5.2.4 Đối với yếu tố Chương trình đào tạo

Đây là ́u tố tác đợng ́u đối với ý định học cao học cùa sinh viên (với hệ số β = 0,101) chiếm tỉ lệ 9% trong 05 ́u tố, ngồi ra mức đợ đánh giá của sinh viên theo giá trị trung bình thì yếu tố này chỉ là trung bình đối với ý định học cao học (2,98 < mean = 3,1039 < 3,36). Điều này cho thấy, sinh viên năm 4 ngành Kinh tế tại Trường Công nghiệp TP. HCM đánh giá đây là một yếu tố không được quan trọng đối với ý định học của họ và nhận thức về yếu tố này thì chỉ ở mức trung bình. Mục tiêu phát triển của Trường trong những năm gần đây là tập trung phát triển Danh tiếng bằng việc nâng cao Chất lượng chương trình đào tạo. Trường đã có rất nhiều hoạt đợng tích cực nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược này.

Đối với ́u tố “Trường có nhiều chương trình học và thời gian học khác nhau trong nhiều linh vực”: Thứ nhất là sinh viên hiện tại đang thực sự thiếu thơng tin về chương trình học và lịch học cụ thể của chương trình cao học. Nhằm phục vụ cho các đối tượng học viên ở tỉnh xa và đi làm nguyên ngày trong tuần, Trường đã thống nhất lịch học chính thức của cao học sẽ là hai ngày cuối tuần. Thứ hai là có tất cả 12 chuyên ngành đào tạo học lên cao học nên sẽ có rất nhiều sự lựa chọn cho sinh viên sau ra trường.

́u tố “Trường có mơi trường đào tạo quốc tế khi có cả sinh viên và giảng viên người nước ngồi”: sinh viên khơng đánh giá cao yếu tố này mợt phần vì tuy trước đây Trường cũng có các hoạt đợng trao đổi đào tạo quốc tế nhưng chưa được quan tâm và phát triển mạnh. Thời gian gần đây đã được đưa lên làm mục tiêu và chiến lược phát triển quan trọng của trường. Điều này cũng là để tạo thêm Danh tiếng cho trường trong tương lai.

Yếu tố “Trường có mơi trường học tập và nghiên cứu tốt”: các phòng học của học viên cao học đặc biệt được thiết kế hiện đại, khu chất lượng cao. Trường cũng bố trí riêng 02 phịng nghiên cứu 1 &2 để phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập của học viên cao học và nghiên cứu sinh.

Yếu tố “Trường tư vấn và hỗ trợ sinh viên nhiệt tình”: Tuy thật sự nhiều sinh viên năm cuối có ý định là chắc chắn sẽ học lên cao học nhưng dường như họ chưa thật sự tìm hiểu kỹ về chương trình học hoặc chưa có ý định sẽ học lên cao học ngay sau khi tốt nghiệp. Do đó, có khá nhiều bạn khơng hề biết Phịng Quản lý Sau đại học hay nhầm Phòng Quản lý Sau đại học với Phịng Đào tạo. Do đó, việc đánh giá ở phần này vẫn chưa được chính xác.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định học cao học của sinh viên (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w