Số liệu thống kê về kết quả tài chính

Một phần của tài liệu Đánh giá các nhân tố tạo động lực làm việc cho người lao động tại khách sạn thắng lợi (Trang 50 - 52)

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %

Tổng 80749 100 80630 100 80434 100 (119) 99.85 (196) 99.76 1. Phân theo tính chất

Vốn LĐ 13757 17.03 20074 24.9 21543 26.78 6317 145.91 1469 107.32 Vốn CĐ 66992 82.97 60556 75.1 58891 73.22 (6436) 90.39 (1665) 97.25

2. Phân theo nguồn vốn

Vốn vay VCSH 2683 78066 3.32 96.68 2625 78005 3.25 96.75 2538 77896 3.16 96.84 (58) (61) 97.84 99.92 (87) (109) 96.69 99.86

(Nguồn: Số liệu báo cáo kết quả tài chính tại Khách sạn Thắng Lợi giai đoạn 2011-2013)

Đại học Kinh tế Huế

Theo số liệu báo cáo kết quả tài chính của khách sạn Hương Giang qua 3 năm, nhận thấy rằng: Tổng nguồn vốn của khách sạn có xu hướng giảm nhẹ qua các năm, năm 2011 tổng vốn của khách sạn là 80749 triệu đồng, năm 2012 là 80630 triệu đồng, giảm 119 triệu đồng tương ứng giảm 0,15% so với năm 2011, năm 2013 so với năm 2012 giảm 196 triệu đồng, tương ứng giảm 0,24%.

Phân theo tính chất: Vốn của khách sạn bao gồm hai bộ phận là bộ phận vốn

lưu động và bộ phận vốn cố định. Nhìn vào bảng 2.2, có thể thấy rằng năm 2011, bộ phận vốn lưu động chiếm 17,03% tổng vốn và bộ phận vốn cố định chiếm 82,97% tổng nguồn vốn. Năm 2012, bộ phận vốn lưu động chiếm 24,9%, vốn cố định chiếm 75,1%. Đến năm 2013, vốn lưu động chiếm 26,78%, vốn cố định chiếm 73,22%. Bộ phận vốn cố định luôn lớn gần gấp 4 lần bộ phận vốn lưu động. Điều này có thể giải thích như sau: Khách sạn Hương Giang hoạt động trong lĩnh vực ăn uống, nghĩ dưỡng nên việc đầu tư, bổ sung, nâng cấp tài sản cố định là điều cần thiết để có thể thõa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của người lao động. Nhưng từ năm 2011 đến năm 2013 thì bộ phận vốn lưu động ngày một tăng lên còn bộ phận vốn cố định lại có xu hướng giảm xuống, lí do là vì trong thời gian này các tài sản cố định không được bổ sung nhiều, không phải sữa chữa nhiều nên vốn đầu tư giảm. Số giảm này được chuyển sang đầu tư cho bộ phận vốn lưu động. Sự biến động của hai bộ phận này như sau:

Đối với bộ phận vốn lưu động: Bộ phận này có xu hướng tăng qua 3 năm, năm 2012 là 20074 triệu đồng, tăng 6317 triệu đồng, tương ứng tăng 45,91% so với năm 2011 là 13757 triệu đồng, năm 2013 tăng 1469 triệu đồng, tương ứng tăng 7,32% so với năm 2012.

Đối với bộ phận vốn cố định lại có xu hướng giảm qua 3 năm. Năm 2012 là 60556 triệu đồng, giảm 6436 triệu đồng tương ứng giảm 9,61% so với năm 2011 là 66992 triệu đồng, năm 2013 giảm 1665 triệu đồng, tương ứng giảm 2,75% so với năm 2012.

Phân theo nguồn vốn: Nguồn vốn của khách sạn bao gồm nguồn vốn chủ sở

hữu và nguồn vốn vay. Trong giai đoạn 3 năm từ 2011 đến 2013, nguồn vốn chủ sở hữu của khách sạn luôn chiếm trên 96% trong tổng vốn. Cụ thể: năm 2011, nguồn vốn chủ sở hữu là 96,68%, năm 2012 là 96,75% và năm 2013 là 96,84%. Vốn vay cũng là một bộ phận vốn quan trọng, giúp gia tăng nguồn vốn trong kinh doanh, mang lại lợi nhuận cao hơn nhưng vốn vay chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tống vốn, trong giai

Đại học Kinh tế Huế

đoạn 2011 đến 2013, bộ phận này luôn chiếm dưới 4% tống vốn của khách sạn. Sự tăng giảm của hai bộ phận này như sau:

Nguồn vốn chủ sở hữu giảm dần theo các năm từ 78066 triệu đồng năm 2011 giảm còn 78055 trong năm 2012, giảm 61 triệu đồng, tương ứng giảm 99,92%. Đến năm 2013 thì chỉ cịn 77896 triệu đồng, giảm 109 triệu đồng, tương ứng giảm 1,14% so với năm 2012. Sở dĩ có sự suy giảm về nguồn vốn chủ sở hữu như vậy là phần lớn do chênh lệch tỷ giá giữa đồng ngoại tệ và đồng nội tệ. Thời gian qua, tỷ giá hối đoái lên xuống thất thường nên đây cũng là điều thiệt hại cho khách sạn.

Vốn vay: Vốn vay của khách sạn cũng giảm theo các năm từ 2683 triệu đồng trong năm 2011 xuống còn 2625 triệu đồng trong năm 2012, giảm 58 triệu đồng, tương ứng giảm 2,16% và đến năm 2013 thì chỉ cịn 2538 triệu đồng, giảm tiếp 87 triệu đồng, tương ứng giảm 3,31% so với năm 2012. Trong thời gian này, khách sạn đã tự chủ được nguồn vốn trong kinh doanh của mình, thu vốn từ các hoạt động kinh doanh khác nên nguồn vốn đi vay cơ bản đã giảm dần qua các năm.

2.1.6.2. Đặc điểm về lao động

Một phần của tài liệu Đánh giá các nhân tố tạo động lực làm việc cho người lao động tại khách sạn thắng lợi (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w