Số liệu thống kê về lao động

Một phần của tài liệu Đánh giá các nhân tố tạo động lực làm việc cho người lao động tại khách sạn thắng lợi (Trang 52 - 67)

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

SL % SL % SL % +/- % +/- %

1. Phân theo giới tính

Nam 115 35 116 35 115 36 1 0,87 (1) 0,86

Nữ 212 65 214 65 206 64 2 0,94 (8) 3,74

2. Phân theo tính chất cơng việc

Lao động trực tiếp 256 78 258 78 255 79,43 2 0,78 (3) 1,16

Lao động gián tiếp 71 22 72 22 66 20,56 1 1,41 (6) 8,33

3. Phân theo trình độ đào tạo

Đại học 57 17 59 18 62 19,31 2 3,39 3 5,08

Cao đẳng, trung cấp 226 70 230 68,5 232 72,27 4 1,74 2 0,87

Lao động phổthông 44 13 41 13,5 27 8,42 3 7,32 (14) 34,14

4. Phân theo cơ cấu tổ chức

Quản lý văn phòng 15 4,59 16 4,85 19 5,91 1 6,67 3 18,75 Quản lý bộ phận 22 6,73 25 7,58 28 8,72 3 13,64 3 12 Nhân viên 275 88,68 289 87,57 274 85,37 (14) 41,45 (15) 5,19 TỔNG SỐ LAO ĐỘNG 327 100 330 100 321 100 3 0,92 9 2,73

(Nguồn: số liệu báo cáo kết quả lao động tại Khách sạn Thắng Lợi giai đoạn 2011-2013)

Đại học Kinh tế Huế

Qua bảng số liệu về tình hình lao động của Khách sạn Thắng Lợi trong 3 năm 2011-2013 tăng giảm không đều. Năm 2012 so với năm 2011 tăng 3 người, tương ứng tăng 0,9%, sự tăng lên này không đáng kể nhưng năm 2013 so với năm 2012 thì giảm đến 9 người, tương ứng giảm 2,73%. Có một sự sụt giảm người lao động như vậy là do tình hình kinh doanh trong giai đoạn này khó khăn, trên địa bàn thành phố Huế xuất hiện thêm nhiều khách sạn tư nhân với phong cách phục vụ chuyên nghiệp và hiện đại. Chính vì lẽ đó nên lượng khách đến với khách sạn cũng giảm đi đáng kể, khách sạn phải cắt giảm nhân sự hoặc vì những nơi khác có mức lương, thưởng, phúc lợi cao hơn nên xuất hiện hiện tượng nhảy việc của người lao động.

Xét về giới tính: Qua 3 năm từ 2011-2013, lao động nữ ln chiếm phần lớn,

gần như gấp đơi lao động nam. Điều này là hồn tồn hợp lí đối với một khách sạn hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Việc lao động nữ chiếm đa số đã tạo ra một thế mạnh lớn cho khách sạn, với đội ngũ người lao động nữ trẻ trung, năng động, có phong cách phục vụ chuyên nghiệp, khách sạn đã khẳng định được vị thế của mình trên thương trường.

Lao động nam chủ yếu làm việc trong các bộ phận như bảo vệ, trực đêm, casino, một số lượng nhỏ trong bộ phận buồng phịng và nhà hàng. Nhưng trong thời kì suy giảm nhân lực thì lao động nữ cũng giảm đáng kể, năm 2013 so với 2012 giảm 9 người lao động nhưng trong đó có tới 8 lao động nữ và chỉ có duy nhất 1 lao động nam.

Xét về tính chất cơng việc: Qua 3 năm thì lao động trực tiếp ln chiếm gần

80% trong tổng số lao động bởi vì, Khách sạn Thắng Lợi hoạt động trong lĩnh vực nghĩ dưỡng nên rất cần những người lao động trực tiếp, thường xuyên tiếp xúc với người lao động, chăm sóc người lao động.

Xét về trình độ đào tạo: Để phục vụ người lao động của mình một cách tốt

nhất, khách sạn ln cố gắng tuyển chọn những người lao động có chun mơn nghiệp vụ tốt nhất, có trình độ và tay nghề trước đó để thúc đẩy nhanh quá trình đào tạo sau khi họ được nhận vào làm việc. Đối với cơng việc tại văn phịng và cán bộ quản lí, những người lãnh đạo là những người có trình độ đại học, qua 3 năm thì số lượng này ln chiếm 17-19% trong tổng số lao động, năm 2012 so với năm 2011 tăng 2 người và năm 2013 so với 2012 tăng 3 người. Đối với công việc phục vụ tại nhà hàng hay

Đại học Kinh tế Huế

buồng phịng, casino, trình độ của họ chỉ yêu cầu ở bậc trung cấp hay cao đẳng, chỉ cần được đào tạo ở các trường này thì cũng đủ nghiệp vụ cơ bản để phục vụ. Qua 3 năm, số lượng người lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp ln chiếm gần 70% tổng số lao động. Cịn lao động phổ thơng thì chiếm một phần nhỏ trong tổng số lao động, những người này làm việc trong các bộ phận như bảo vệ, trực ca… bộ phận này chỉ chiếm gần 13% tổng số lao động. Qua 3 năm thì bộ phận này có xu hướng giảm, năm 2013 so với năm 2012 giảm đến 14 người.

Xét về cơ cấu tổ chức: Bộ phận quản lí chỉ chiếm khoảng 15% tổng số lao

động, còn bộ phận người lao động thì chiếm hơn 85% tổng số vì với đặc tính cần nhiều lao động phục vụ nên số lượng người lao động thì nhiều cịn số lượng ban quản lí thì chỉ cần một số lượng ít.

2.2. Thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại Việt Nam

Chương trình xếp hạng quốc gia về việc làm BestViet được thực hiện dưới sự bảo trợ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tạp chí Lao động và Xã hội nhằm hỗ trợ và động viên các doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc xứng đáng và công bằng cho người lao động vừa đưa ra kết quả ban đầu của báo cáo nghiên cứu “Nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam: hiện trạng và sức ép thay đổi”. Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên số liệu của các cuộc điều tra về lao động – việc làm trên toàn quốc do ngành lao động thương binh xã hội và ngành thống kê tiến hành, kết hợp với các khảo sát từ những doanh nghiệp trong chương trình BestViet, cùng người lao động tại các doanh nghiệp này. Kết quả điều tra cho thấy rằng: Chất lượng việc làm đáng lo hơn tình trạng thất nghiệp.

Theo số liệu thống kê chính thức, tình trạng thất nghiệp khơng phải là một vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam hiện nay. Tới thời điểm 6/2013, trong bối cảnh nền kinh tế và doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở Việt Nam ở mức rất thấp, chỉ khoảng 2,28%.Tuy nhiên, công tác lao động việc làm của Việt Nam còn nhiều vấn đề cần giải quyết, đặc biệt là vấn đề chất lượng việc làm. Có một số lượng lớn lao động chưa có “việc làm xứng đáng” cho dù họ không thất nghiệp. Theo điều tra toàn quốc của Tổng cục Thống kê, chất lượng việc làm cho thanh niên tuổi từ 15 đến 29 đang gióng lên hồi chng báo động. Trên một nửa lao

Đại học Kinh tế Huế

động thanh niên phải làm những công việc năng suất thấp. Cứ 10 người, có 8 người làm những cơng việc khơng chính thức và một nửa trong số họ có việc làm không thường xuyên (việc tự làm hoặc hợp đồng tạm thời).

Tới thời điểm cuối năm 2012, chỉ có chưa đến 10% lực lượng lao động có được những cơng việc tốt, với tư cách là nhà quản lý, hoặc người lao động có chun mơn kỹ thuật. Đại đa số người lao động đang làm những công việc giản đơn (40,44%) hoặc dịch vụ cá nhân hoặc bảo vệ bán hàng (16,07%). Có một sự lãng phí lớn trong sử dụng lao động ở Việt Nam. Cứ 10 thanh niên 15-29 tuổi lại có 3 người có trình độ cao hơn u cầu của công việc, khiến thu nhập của họ thấp hơn mức đáng lẽ họ có thể được hưởng và họ khơng thể tận dụng toàn bộ tiềm năng năng suất lao động của mình. Như vậy, mơi trường làm việc và tính chất cơng việc đang là vấn đề nóng bỏng trong cơng tác lao động việc làm của Việt Nam hiện nay. Người lao động khơng chỉ cần có việc làm, mà cần phải có “việc làm xứng đáng”, với năng suất lao động tương xứng năng lực, mức tiền lương cơng bằng, và có triển vọng phát triển cá nhân và hội nhập xã hội.

2.3.Công tác tạo động lực cho người lao động tại Khách sạn Thắng Lợi

Công tác tạo động lực cho mỗi người lao động trong tổ chức là rất cần thiết, đặc biệt khi nền kinh tế đất nước đang gặp khó khăn. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, trong thời gian qua Khách sạn Thắng Lợi đã quan tâm rất nhiều đến công tác tạo động lực làm việc cho người lao động thông qua các chính sách về đào tạo, lương, thưởng, phúc lợi xã hội, giờ làm việc.... Nhờ vậy mà khuyến khích người lao động làm việc một cách tích cực hơn, nâng cao hiệu quả làm việc và gia tăng lợi nhuận cho khách sạn.

2.3.1. Lương

Khách sạn Thắng Lợi là đơn vị trực thuộc Cơng ty CPDL Hương Giang do đó vấn đề tiền lương được triển khai theo Quy chế trả lương do Công ty quy định.

Lương cơ bản:

Mức lương cơ bản của cá nhân được áp dụng theo quy định của Pháp luật về hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp.

Đại học Kinh tế Huế

Mức lương cơ bản của cá nhân là cơ sở để trích nộp các khoản Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, theo dõi nâng bậc lương, và giải quyết các chế độ cho cá nhân.

Việc nâng lương cơ bản được thực hiện khi đáp ứng đủ điều kiện:

• Đối với chun viên: Có đủ 03 năm là lao động tiên tiến.

• Đối với cán sự: Có đủ 02 năm là lao động tiên tiến.

•Đối với các bậc nghề: Có đủ 02 năm là lao động tiên tiến, thi nâng bậc đạt loại khá trở lên (cá nhân tự chịu chi phí thi nâng bậc).

Lương cố định:

Mức lương cố định được xếp cho mỗi CBCNV căn cứ vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc, ngày công làm việc và hạng công việc.

Năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc được cụ thể hóa bằng điểm thi đua. Điểm thi đua trong tháng của mỗi cá nhân là 26 điểm.

Cách tính lương:

Tiền lương của CBCNV là mức lương cố định đã bao gồm cước phí điện thoại di động phụ thuộc vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác, số ngày công làm việc thực tế trong tháng và số ngày công quy định trong tháng.

Năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác trong tháng của từng cá nhân được cụ thể hóa bằng điểm thi đua (điểm tăng hoặc điểm giảm). Bội số điểm thi đua tăng hoặc giảm là 01 điểm, tương ứng 01 ngày cơng thực tế làm việc trong tháng.

 Cơng thức tính lương

Tiền lương tháng = mức lương cố định *(số ngày công làm việc trong tháng+ điểm tăng hoặc điểm giảm) / số ngày công quy định trong tháng.

Tiền lương của CBCNV được trả qua tài khoản cá nhân mỗi tháng 01 lần.

Điểm thi đua:

Hàng tháng, các tổ, bộ phận công khai bình xét điểm thi đua các cá nhân trong tổ, bộ phận sau đó chuyển kết quả lên Hội đồng Thi đua khách sạn xét duyệt để làm cơ sở tính lương, trả lương cho người lao động.

Khi người lao động đạt được một trong các các thành tích như: lao động có sáng kiến, cải tiến, làm lợi cho đơn vị, phục vụ chu đáo, nhiệt tình và được người lao

Đại học Kinh tế Huế

động khen ngợi (có thư khen và được lãnh đạo cơng nhận); Nhặt được của rơi trả lại cho khách; có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cơng tác phục vụ khách, công tác an ninh an tồn, phịng chống cháy nỗ, phòng chống lụt bão và những thành tích xuất sắc khác thì được xem xét để thưởng điểm thi đua.

Khi người lao động vi phạm nội quy, chất lượng công tác thấp sẽ bị trừ điểm thi đua . Việc nâng lương cố định được thực hiện một năm 01 lần vào tháng 12 của năm. Trừ các

trường hợp được bổ nhiệm, bố trí cơng tác mới hoặc thay đổi hạng cơng việc.

2.3.2. Thưởng

Trong những năm qua, Khách sạn Thắng Lợi đang chú trọng đến chính sách thưởng cho người lao động. Hình thức thưởng chủ yếu là bằng tiền.

Các hình thức thưởng bao gồm:

- Thưởng cho việc hoàn thành chỉ tiêu đạt ra.

- Thưởng cuối năm do đạt được kết quả kinh doanh cao. Người lao động được thưởng một khoản tiền bằng 1,5 đến 2 tháng lương mà họ nhận được trong năm vừa rồi.

- Thưởng cho các sáng tạo trong công việc và một số thưởng khác.

2.3.3. Phúc lợi

Khách sạn thực hiện chính sách phúc lợi đầy đủ cho người lao động. Các hình thức phúc lợi chủ yếu:

Cơng tác đóng phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được thực hiện nghiêm chỉnh. Tất cả những người vào làm việc tại khách sạn đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế, những trường hợp chuyển từ các nơi khác vào thì được khách sạn nhận sổ bảo hiểm cũ và cấp cho sổ bảo hiểm xã hội mới được tính từ đầu năm mà người lao động đó làm dù thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước đó khơng được làm ở khách sạn.

Cá nhân làm việc tại khách sạn có hợp đồng lao động từ đủ 01 năm trở lên sẽ được tham gia các khoản bảo hiểm sau:

Bảo hiểm xã hội: Khách sạn đóng 16%, cá nhân đóng 06% lương cơ bản. Bảo hiểm y tế: Khách sạn đóng 03%, cá nhân đóng 1,5% lương cơ bản.

Đối với những trường hợp như tai nạn, ốm đau… thì được thăm hỏi và trợ cấp. Những ngày lễ, Tết thì người lao động được phụ cấp thông qua các cuộc đi chơi

như: vào ngày lễ 8/3 công ty tổ chức cho người lao động nữ đi tham quan, vào dịp

Đại học Kinh tế Huế

cuối năm thì có tổ chức lễ cho người lao động (staff party), dịp hè có tổ chức cho người lao động đi tham quan...

2.3.4. Đào tạo phát triển

Đối với Khách sạn Thắng Lợi, chất lượng dịch vụ hay sản phẩm cung cấp, bán cho người lao động ln phải được hồn thiện ở mức cao nhất nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của người lao động. Do vậy chất lượng các dịch vụ luôn luôn phải được chú trọng và nâng cao hay nói cách khác chất lượng dịch vụ ln phải vận động theo hướng tích cực do đó cần phải có nguồn nhân lực đảm bảo về trình độ chun mơn nghiệp vụ và cũng phải thường xuyên vận động để theo kịp với chất lượng dịch vụ.

Xác định nguyên lý trên, khách sạn đặc biệt coi trọng công tác đào tạo và đào tạo lại cho tập thể CBCNV bằng các hình thức và giải pháp sau:

Đào tạo tại chỗ: Là hình thức đào tạo mang tích chất cơ bản, thường xuyên, lâu dài

và ít tốn kém. Là hình thức thợ bậc cao đào tạo, truyền đạt kiến thức cho thợ bậc thấp, người nhiều kinh nghiệm truyền đạt cho những CBCNV mới.

Về phương pháp triển khai của hình thức đào tạo tại chỗ:

Một: Triển khai thường xuyên trong từng ca làm việc theo hình thức thợ bậc cao đào tạo, truyền đạt kiến thức cho thợ bậc thấp, người nhiều kinh nghiệm truyền đạt cho những CBCNV mới.

Hai: Triển khai theo từng lớp học ngắn hạn (1 tháng, 2 tháng, 3 tháng) gắn với đào tạo ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ cụ thể. Người đạo tạo cũng là những thợ bậc cao, nhiều kinh nghiêm hay những chuyên gia đang làm việc tại khách sạn. Kết thúc khóa có kiểm tra đánh giá và cấp giấy chứng nhận co hội đồng đào tạo khách sạn cấp.

Cữ đi đào tạo:

Khách sạn sẽ lựa chọn những CBCNV có khả năng để cữ đi đào tạo theo từng nghiệp vụ ở tại các trường hoặc trung tâm đào tạo trong nước. Việc đào tạo này có thể đạo tạo để trở thành những cán bộ quản lý hoặc đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ thành những thợ bậc cao, nhiều kinh nghiêm hay những chuyên gia cho khách sạn.

Về hình thức đào tạo này khơng gói gọn ở các lĩnh vực ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ mà cịn mở rộng các chun mơn khác như bảo trì bảo dưỡng hệ thống máy

Đại học Kinh tế Huế

móc âm thanh, cơ sở vật chất, hệ thống song mây trang trí tại khách sạn nhằm đáp ứng kịp thời như cầu và tính chủ kinh doanh.

Cữ đi tham quan học tập tại các cơ sở kinh doanh du lịch trong và ngồi

nước:

Hình thức đào tạo này giúp CBCNV học hỏi, trao đổi thêm nhiều kinh nghiệm ở những đồng nghiệp trong ngoài nước giúp phát triển tầm nhìn và tư duy về kinh

Một phần của tài liệu Đánh giá các nhân tố tạo động lực làm việc cho người lao động tại khách sạn thắng lợi (Trang 52 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w