1.2 .Vị trí địa lý và lịch sử hình thành
1.3. Đặc trƣng về kinh tế
1.3.1. Ngư nghiệp
Trước kia, ngư dân Bình Sơn chỉ đánh bắt hải sản trong lộng với ghe thuyền nhỏ. Từ sau năm 1975, Bình Sơn ngày càng có thêm tàu thuyền lớn đánh bắt hải sản xa bờ. Năm 1980, tồn huyện có 5 chiếc tàu có cơng suất trên 50CV. Đến năm 2005, Bình Sơn có 950 tàu đánh cá với tổng cơng suất 39.734CV, ngồi ra cịn có 34 thuyền khơng động cơ. Bình Sơn là huyện có năng lực đánh bắt hải sản lớn nhất trong tỉnh Quảng Ngãi.Sản lượng khai thác hải sản năm 2005 là 23.451,6 tấn. Khơng chỉ các xã có đường bờ biển, mà các xã có đường sơng, con lạch cũng có đội tàu thuyền tham gia đánh bắt, thậm chí lại là xã có năng lực đánh bắt cao nhất: xã Bình Chánh có đội tàu lớn nhất với 149 tàu, tổng công suất 13.240CV, khai thác được 10.561 tấn; xã Bình Châu có 256 tàu, tổng cơng suất 11.453CV, đánh bắt được 4.210,6 tấn; xã Bình Đơng có 141 tàu, cơng suất 5.150CV, đánh bắt được 1.648,1 tấn; xã Bình Hải có 182 tàu, tổng công suất 4.517CV, đánh bắt được 3.863,3 tấn; xã Bình Thuận có 113 tàu, tổng cơng
suất 2.726CV, đánh bắt được 1.328,5 tấn; xã Bình Thạnh có 74 tàu, tổng công suất 1.751CV, đánh bắt được 1.501,5 tấn. [79, tr. 26]
Từ số liệu trên cho thấy, số tàu thuyền và tổng công suất tuy quan trọng nhưng không phải bao giờ cũng tương ứng với sản lượng đánh bắt, bởi nó cịn tùy thuộc vào kinh nghiệm, sự may rủi. Tuy vậy, các xã kể trên là những xã có khả năng khai thác hải sản lớn nhất ở huyện Bình Sơn. Bên cạnh đó cịn có các xã tham gia khai thác hải sản đáng kể là Bình Trị, Bình Dương, Bình Phước, Bình Phú. Tổng số hộ sống bằng nghề đánh bắt hải sản toàn huyện là 5.032 hộ, với số lao động 9.244 người, trong đó xã Bình Hải có 1.060 hộ với 1.678 lao động, xã Bình Chánh 985 hộ với 2.548 lao động, xã Bình Đơng có 765 hộ với 1.130 lao động, xã Bình Thuận 705 hộ với 1.273 lao động, xã Bình Châu có 795 hộ với 1.350 lao động. Ngồi khai thác sản vật biển, người dân vùng biển Bình Sơn cịn phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Tổng số hộ chuyên về nuôi trồng thủy sản năm 2005 là 604 hộ với 760 lao động, trong đó nhiều nhất là ở các xã Bình Châu, Bình Dương, Bình Đơng. Diện tích ni trồng thủy sản năm 2005 là 174,4ha (trong đó ni tơm 162,4ha), sản lượng đạt 241,32 tấn (trong đó tơm 222,77 tấn).
1.3.2. Nơng nghiệp
Bình Sơn vốn có một nền kinh tế nơng nghiệp lạc hậu, bị ảnh hưởng nặng nề của các cuộc chiến tranh. Từ năm 1975 đến nay, huyện đã từng bước khôi phục, xây dựng cơ cấu phát triển nơng nghiệp tồn diện, khơi phục và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Từ năm 1998, Khu Kinh tế Dung Quất nằm trên địa hạt huyện ra đời, tạo thuận lợi cho kinh tế Bình Sơn phát triển nhanh.
Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp đến năm 2005 có 21.730ha. Trừ phần ruộng đất nằm dọc hai bên sông Trà Bồng, phần lớn đất đai trong huyện Bình Sơn khơ cằn, bạc màu, xưa kia nông dân đa phần làm lúa gieo mỗi năm một vụ và trồng các loại cây màu chịu hạn. Người dân Bình Sơn tập trung vào thủy lợi, chủ yếu là đào ao, vét giếng, dùng cần vọt, gàu giai, gàu sòng, guồng đạp nước để lấy nước tưới cho hoa màu cây trái. Thời kháng chiến chống Pháp, nhân dân
đắp đập đá Giăng, đập Gia Hội để dẫn nước sông suối vào ruộng. Từ những năm 60 - 70 thế kỷ XX, nhân dân dùng máy bơm chạy bằng dầu mazut, bằng xăng, nay phổ biến dùng bơm điện, để đưa nước vào đồng ruộng. Từ năm 1993, hệ thống kênh mương thủy lợi Thạch Nham đã vươn dài, đưa nước sơng Trà Khúc đến đồng ruộng Bình Sơn, biến hàng ngàn hécta ruộng gieo một vụ thành ruộng cấy hai vụ. Ngày nay, nhiều địa phương đã dùng phương tiện cơ giới trong làm đất, gặt, đập lúa.
Cây lương thực ở Bình Sơn, trước kia đa phần là lúa gieo, ngô, sắn, khoai, chủ yếu là lúa. Cây thực phẩm có các loại đậu. Sau ngày giải phóng, Bình Sơn trồng khá nhiều dưa hấu. Dưa hấu Bình Sơn đã xuất đi cả nước và sang cả Trung Quốc. Cây công nghiệp truyền thống có cây mía, dâu tằm, lạc, vừng, vài chục năm gần đây thêm cây chè, cây bạch đàn, cây điều, cây bông, cây cao su cho thu hoạch khá.
Diện tích gieo trồng cây lương thực ở huyện Bình Sơn năm 2005 là 11.270ha, sản lượng lương thực 51.993 tấn, bình quân lương thực đầu người cùng năm trong toàn huyện là 289kg, thuộc hạng thấp nhất trong các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên, xét trong địa hạt huyện thì có xã vượt rất cao như xã Bình Thanh đơng bình qn lương thực đầu người lên đến 772kg, xã Bình Chương 581kg, xã Bình Thới 556kg, xã Bình Tân 516kg, xã Bình Khương 501kg; ngược lại, các xã ven biển chuyên nghề cá hay trồng các loại cây khác thường có bình qn lương thực rất thấp (dưới 100kg) như Bình Đơng (63kg), Bình Thạnh (39kg), Bình Hải (46kg) và thị trấn Châu Ổ chuyên buôn bán (33kg), do vậy có sự chênh lệnh cao giữa các xã về bình quân lương thực đầu người. Trong thành phần lương thực có hạt thì ngơ chiếm khoảng 1/10 về diện tích và sản lượng (1.375ha, 5.129 tấn).
Trong số cây cơng nghiệp ở Bình Sơn thì đáng kể nhất là cây mía, cây sắn. Năm 2004, mía có diện tích 874ha, sản lượng 43.294 tấn. Mía trồng nhiều nhất ở các xã Bình Mỹ, Bình Tân, Bình Khương. Sắn năm 2005 có 1.990ha, sản lượng 36.417 tấn, được trồng nhiều nhất ở các xã Bình Minh, Bình Khương, Bình An, Bình Trung. Đậu phụng cũng là cây trồng đáng kể với diện tích
1.195ha, sản lượng 2.120 tấn, nhiều nhất ở các xã Bình Trung, Bình Hịa, Bình Minh, Bình Thạnh.
Về chăn ni: Trước năm 1975, Bình Sơn có đàn bị ta, heo, gà nhà, vịt. Từ
năm 1980 đến năm 2005, đàn gia súc gia cầm Bình Sơn phát triển gần gấp đơi. Đàn trâu ở Bình Sơn tương đối ít, đàn bị khá lớn với tổng số 50.402 con. Hầu hết các xã đều có từ 1.000 con bị trở lên, trừ thị trấn Châu Ổ và xã Bình Đơng. Các xã chăn ni bị nhiều nhất là Bình Minh (3.753 con), Bình Trung (3.452 con), Bình Chương (3.374 con), Bình Khương (3.254 con), Bình Long (3.150 con), Bình Nguyên (3.067 con). Đàn lợn cũng khá cao với 74.438 con, hầu hết các xã đều có từ 1.500 con trở lên, cao nhất là các xã Bình Châu (6.250 con), Bình Dương (5.150 con), Bình Nguyên (4.875 con), Bình Trung (4.807 con).
Lâm nghiệp: Trước kia người dân Bình Sơn chỉ khai thác rừng tự nhiên
(gỗ, củi, đốt than). Trong chiến tranh, rừng bị tàn phá nghiêm trọng. Từ năm 1975 đến nay, thực hiện dự án PAM, Bình Sơn đã trồng mới hàng vạn hécta rừng, nhất là cây bạch đàn, cây thông; khoanh nuôi, bảo vệ khôi phục hàng vạn hécta rừng cũ. Trong hai năm 2004 - 2005, toàn huyện đã trồng 1.819ha rừng mới, khoanh nuôi tái sinh 4.308ha rừng cũ. Rừng Bình Sơn đã cung ứng cho nhân dân gỗ, củi, tre, mây. Bình Sơn đã cung cấp gỗ bạch đàn cho Nhà máy chế biến dăm bạch đàn ở Dung Quất để xuất khẩu. [79, tr. 29].
1.3.3. Tiểu thủ cơng nghiệp - cơng nghiệp
Cư dân Bình Sơn có nhiều nghề thủ cơng truyền thống: ép mía nấu đường thủ công ở nhiều làng xã, nghề gốm ở Mỹ Thiện, nghề đúc ở Long Giang, nghề muối, nghề làm mắm ở Diêm Điền, Định Tân, nghề dệt, nghề rèn ở một số làng xã khác… Từ năm 1975 đến nay, các nghề ép mía nấu đường thủ công, nghề gốm, nghề đúc dần dần bị mai một, nhưng lại xuất hiện một số ngành nghề khác : làm gạch ngói, khai thác đá cát sỏi phục vụ xây dựng, đan lát mây tre, sản xuất đồ gỗ, sửa chữa cơ khí nhỏ… Đến năm 2005, có 1.550 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp cá thể với 2.700 lao động, nhiều nhất ở thị trấn Châu Ổ và xã Bình Chánh. Giá trị sản xuất cơng nghiệp cá thể năm 2005 là 92.447 triệu đồng. Trên địa bàn huyện Bình Sơn có Khu Kinh tế Dung Quất đang hình thành và phát
triển, sẽ là động lực quan trọng để huyện phát triển mạnh về công - thương nghiệp và dịch vụ.
Về điện, từ năm 1980 Bình Sơn có máy phát điện nhỏ, chủ yếu phục vụ cho thị trấn Châu Ổ. Từ năm 1990 ñến nay, diện lưới quốc gia đã đưa điện về khắp các xã, thôn phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Đến năm 2005, đã có trên 95% hộ gia đình dùng điện. Trong tiểu thủ cơng nghiệp và cơng nghiệp cịn phải kể đến hoạt động xây dựng cơ bản và giao thông - vận tải đã góp phần quan trọng thay đổi diện mạo kinh tế, văn hóa của Bình Sơn.
1.3.4. Thương mại - dịch vụ
Ngày xưa, nghề bn ở Bình Sơn đã sớm phát triển, nhất là trên dọc Quốc lộ 1, dọc sông Trà Bồng và từ cảng Sa Cần, Sa Kỳ đi các nơi bằng đường biển. Hàng hóa tập trung và bn bán tấp nập nhất là ở Châu Ổ. Các chợ: Châu Ổ, Thạch An, Nước Mặn, Gò Quán, Định Tân là những trung tâm giao dịch buôn bán của cả huyện và các tiểu vùng.
Trong những năm kháng chiến (1945 - 1975), nghề bn có bị hạn chế. Thời kỳ bao cấp (1975 - 1986), hầu hết hoạt động thương mại - dịch vụ do kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể quản lý, nên không phát triển được mấy. Từ năm 1987 đến nay, cơ chế kinh tế thị trường ra đời, hoạt động thương mại - dịch vụ ở Bình Sơn sơi động hẳn lên. Thị trấn Châu Ổ và chợ Châu Ổ trở thành trung tâm bn bán của tồn huyện. Từ đây hàng hóa lưu thơng đến các chợ Thạch An, Thanh Trà (phía tây), chợ Nước Mặn (phía bắc), các chợ Bình Dương, Hàng Xồi, Gị Qn, Định Tân (phía đơng), chợ Liên Trì (phía nam) rồi tỏa đến khắp làng quê Bình Sơn. Năm 2005, huyện Bình Sơn có 5.450 cơ sở kinh doanh thương mại - dịch vụ cá thể với 7.224 lao động, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ là 173.465 triệu đồng.[79, phần V, tr. 27].
Dịch vụ giao thơng - vận tải ở Bình Sơn trước kia chỉ có một ít ghe thuyền vận tải đường thủy. Đến năm 2005, có 97 đầu xe ô tô vận tải hành khách và hàng hóa (cỡ nhỏ) hoạt động trong phạm vi phía bắc tỉnh; mỗi năm có hàng trăm lượt tàu vận tải đường biển qua cảng Dung Quất, cảng Sa Kỳ.
Về đường sá, đường sắt xuyên Việt qua Bình Sơn dài 13,5km, có các ga Bình Sơn, Trì Bình; Quốc lộ 1 qua Bình Sơn 15km; đường tỉnh có 4 tuyến với tổng chiều dài 77,82km; đường huyện có 19 tuyến với tổng chiều dài 113km; đường xã có 153 tuyến với tổng chiều dài 304,4km (trong đó có 143km đã được trải nhựa hoặc bêtông); đường phục vụ Khu Kinh tế Dung Quất: Bình Long đi Dung Quất 6,5km, Bình Hiệp đi Dung Quất 24km, đường nội bộ Khu Kinh tế Dung Quất và thành phố Vạn Tường gần 50km, tất cả đều có mặt đường rộng trên 10m và đã được tráng nhựa. Bình Châu có hai trục đường chính: trục đường Sa Kỳ- Châu Ổ dài 26 km và trục đường Sa Kỳ- bắc cầu Trà Khúc dài 25 km. Xã cịn có hệ thống đường thủy trên sông Sa Kỳ đến cửa biển Cỗ Lũy. Hệ thống đường biển của xã thuận tiện cho việc đi ra huyện đảo Lý Sơn và nhiều vùng trong, ngồi nước. Với hệ thống giao thơng thuận lợi như vậy, xã có điều kiện phát triển giao lưu, thơng thương hàng hóa. Các tuyến đường bộ liên thơn cũng được xây dựng, tu bổ ngày càng tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, sản xuất, buôn bán của đồng bào.[79, phần V, tr. 32].