Tính khai phá thích ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống văn hóa cư dân ba làng an (quảng ngãi) truyền thống và hiện đại (Trang 89 - 92)

3.2 .Đời sống văn hóa tinh thần

3.2.2 .Tín ngưỡng trong gia đình

4.1. Một số đặc trƣng nổi bật

4.1.3. Tính khai phá thích ứng

Những điểm tương đồng với cư dân duyên hải miền Trung

Ba làng An là vùng đất thuộc tỉnh Quảng Ngãi thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vì thế nơi đây mang những đặc điểm chung giống với các vùng đất khác. Dân cư vùng duyên hải miền Trung phần lớn sinh sống chủ yếu ở vùng đồng bằng ven biển.

Thứ nhất là văn hóa biển đảo. Duyên hải miền Trung nằm ở vị trí “ưỡn ra” của dải bờ biển nước ta, nơi biển sâu, có dịng hải lưu từ phía bắc qua rìa đảo Hải Nam (Trung Quốc) xuống các tỉnh duyên hải miền Trung tạo nên thế mạnh của các nguồn thủy sản và nghề đánh bắt cá.

Cũng như các vùng khác trong nước, vào những thế kỷ trước, việc khai thác biển của người Việt vẫn chỉ dừng lại ở mức khai thác biển cận duyên, con người vẫn “đứng trước biển” chứ chưa vượt ra đại dương để đánh bắt cá xa bờ, buôn bán trên biển hoặc khai thác các nguồn tài nguyên nơi thềm lục địa. Do thiên nhiên tạo nên ở vùng biển miền Trung các luồng hải lưu gần bờ, đã đem

đến cho vùng biển này những luồng cá lớn đi sát bờ, và do địa hình có núi vươn ra sát biển, hoạt động nơng nghiệp khó khăn do đồng bằng chật hẹp, nên khi thiên di tới vùng đất này, người Việt buộc phải thích nghi với biển. Vì vậy, có thể nói, chất biển đậm màu trong văn hóa của người Việt ở vùng đất này, thể hiện trong nếp sống văn hóa với những phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội dân gian.

Thứ hai là văn hóa duyên hải, cư dân ở vùng duyên hải miền Trung do tiếp xúc với biển và nhiều luồng văn hóa khác nhau nên đã tích lũy được một số kiến thức nhằm khai thác biển, như nhận thức về các hiện tượng tự nhiên, độ nơng sâu, thoải dốc của bờ, các dịng hải lưu nóng lạnh, chế độ thủy triều, chu kỳ con nước, các loại hải vật và sinh hoạt của chúng trong không gian và thời gian, các công cụ đánh bắt, hướng gió, mây, trăng, sao… cùng những kiêng kỵ dần dần hình thành trong đời sống văn hóa của họ.

Khắp vùng duyên hải miền Trung, từ Thừa Thiên Huế cho đến Khánh Hòa, nơi đâu chúng ta cũng bắt gặp những hình thức tín ngưỡng dân gian độc đáo. Những nét văn hóa này cho dù đã trải qua bao thế kỷ nhưng vẫn không hề mất đi mà chúng được các thế hệ người dân gìn giữ truyền hết đời này sang đời khác, cho dù trong quá trình tiếp xúc với các cộng đồng cư dân khác, đơi khi cũng có sự giao hịa giữa cái mới và cái cũ, hoặc hình thành nên những phong tục, tập quán, nghi lễ mới, phần nhiều gắn liền với đời sống của cư dân nông nghiệp hoặc hành nghề sơng nước.

Thứ ba là di sản văn hóa, văn hóa phi vật thể ở miền Trung rất phong phú và độc đáo ln tiềm tàng trong tâm trí của mỗi con người, đó là các phong tục tập quán, tín ngưỡng và lễ hội.

Ở bất kỳ tỉnh, thành nào của vùng duyên hải miền Trung, chúng ta cũng bắt gặp những ngôi miếu thờ nữ thần gọi chung là miếu thờ Bà. Bà ở đây gồm cả Thiên Hậu, Tống Hậu, Cửu Thiên Huyền Nữ, Ngũ Hành, Bà Thủy Long, Bà Lường… đặc biệt là Thiên Ya Na và ở vùng đất Ba làng An cũng có tín ngưỡng thờ thần Thiên Ya Na.

Có lẽ đặc trưng và điển hình nhất cho tín ngưỡng dân gian vùng ven biển miền Trung là tục thờ cá Ông (cá voi). Có thể nói, đi đến đâu chúng ta cũng bắt gặp tục thờ này và cá Ơng được tơn xưng với các tước hiệu khác nhau như Nam Hải Đại Tướng Quân, Cự Tộc Ngọc Lân Tôn Thần, Đại Càn Nam Hải Đại Tướng Quân, Đông Hải Ngọc Lân Tôn Thần và các danh xưng dân gian khác như: Ông Khơi, Ông Lộng, Ông Lớn, Ông Sanh, Ơng Chng, Ơng Cậu… Trong các làng, nhất là làng chài lưới trên biển đều có lăng thờ cá Ơng. Hàng năm, vào những ngày nhất định liên quan đến nghề đánh cá, người dân tổ chức lễ Nghinh Ơng từ ngồi biển về để tế lễ và múa hát bả trạo.

Ngoài các phong tục tập qn, tín ngưỡng thì nét đặc sắc trong đời sống văn hóa của cư dân vùng duyên hải miền Trung trong đó có Ba làng An (Quảng Ngãi) đó là các lễ hội, một trong những một sinh hoạt văn hóa lâu đời, có sức lơi cuốn mọi tầng lớp nhân dân và đã trở thành một nhu cầu sinh hoạt tinh thần không thể thiếu của nhân dân ta trong nhiều thế kỷ.

Trải qua tiến trình lịch sử, lễ hội đã hình thành những đặc trưng cơ bản, khẳng định những giá trị văn hóa, nhân văn của con người, hướng con người vươn tới ước mơ, những điều tốt lành... và góp phần xây đắp những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp trong cộng đồng dân tộc. Ngày nay, trên dải đất duyên hải miền Trung, ở bất kỳ vùng, miền nào cũng có những sinh hoạt lễ hội truyền thống khá đậm nét như: hội đua ghe/thuyền, lễ hội cầu ngư, lễ Khao lề thế lính Hồng Sa…

Tất cả những nét văn hóa trên của vùng đất duyên hải miền Trung thì ở vùng đất Ba làng An (Quảng Ngãi) đều có và mang những đặc điểm chung nhất định. Điều này đã thể hiện sự tương đồng và thích ứng văn hóa của vùng đất này trong dịng chảy văn hóa

Những đặc điểm riêng của vùng đất Ba Làng An

Đặc tính riêng nổi bật của vùng đất Ba Làng An với các vùng đất khác đó chính là đặc trưng về tín ngưỡng. Với làng An Vĩnh, An Kỳ và An Hải thì hiện nay người dân tại ba làng đều hướng lòng về đạo Phật nhưng tại đây khơng có ngơi chùa lớn nào được xây dựng. Những ngôi chùa tại đây chỉ sơ sài và nhỏ bé

được lập tơn. Và chỉ có một vài các bà già trong làng thường hay lui tới để duy trì hương đèn.

Những gia đình trẻ tại đây hiện nay thường hay đi lễ Chùa đầu năm nhưng thường đi lễ các ngôi chùa lớn tại nơi khác trong khi tại đây người dân chưa thống nhất xây dựng được chùa.

Việc thờ cúng tổ tiên tại Ba Làng An là một tín ngưỡng người dân chú trọng và rất gìn giữ. Sau đó là tín ngưỡng thờ cúng Âm hồn vì người dân tại đây cho rằng việc mưu sinh trên biển đảo với nhiều rủi ro vì sóng gió, nhiều âm hồn tại biển cả. Mà trong đó người dân các làng đều có nhiều ngư dân mưu sinh từ biển.

Đạo Thiên Chúa tại thôn An Vĩnh và An Kỳ thuộc xã Tịnh Kỳ khơng có gia đình nào theo. Nhưng tại thơn An Hải xã Bình Sơn thuộc huyện Bình Châu thì có bốn gia đình với 16 người tại đây thờ cúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống văn hóa cư dân ba làng an (quảng ngãi) truyền thống và hiện đại (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)