3.2 .Đời sống văn hóa tinh thần
3.2.2 .Tín ngưỡng trong gia đình
4.1. Một số đặc trƣng nổi bật
4.1.1. Yếu tố biển-đảo rõ nét trong nền văn hóa của Ba làng An
Từ xa xưa, biển-đảo đã giữ một vai trị rất quan trọng trong q trình khai phá vùng đất Quảng Ngãi nói chung và Ba Làng An nói riêng, tác động lớn đến sự ổn định và phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng, đồng thời để lại dấu ấn sâu sắc trong đời sống văn hóa- tinh thần của cư dân bản địa. Những nền văn hóa từng tồn tại trên mảnh đất Quảng Ngãi và Ba Làng An trong tiến trình lịch sử như Sa Huỳnh, Chăm pa đều mang đậm “tính chất biển đảo”, có quan hệ mật thiết với các nền văn hóa bên ngồi thơng qua mơi trường biển đảo.
Từ khi người Việt đến Quảng Ngãi, giữ vai trị trung tâm trong việc hình thành khối cư dân đồn kết, thống nhất trên vùng đất mới, biển đảo tiếp tục phát huy vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội, góp phần tích cực vào cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam đa văn hóa, đa dân tộc. Nền văn hóa Sa Huỳnh, hải đảo Lý Sơn, các đội Hùng binh Hoàng Sa, Bắc Hải…là những tên gọi gắn liền với vùng bờ biển, hải đảo Quảng Ngãi và đã trở nên khá quen thuộc cả trong và ngoài nước.
Vùng đất Ba làng An cũng mang đậm những yếu tố biển- đảo từ những sinh hoạt trong đời sống văn hóa đến những hoạt động sản xuất kinh tế đều có những giá trị văn hóa biển đảo rõ nét. Từ bao đời nay cuộc sống của người dân Ba Làng An đã và đang gắn liền với biển cả. Vì thế đời sống văn hóa của người dân nơi đây cũng mang đậm nét yếu tố biển- đảo trong đó. Hệ thống đa dạng các loại di tích và khơng gian thực hành tín ngưỡng và sinh hoạt lễ hội, kèm theo đó là những phong tục, tập quán, hương ước…đã giúp cho cư dân Ba Làng An giữ được nhiều phong tục tập quán xưa, nhiều truyền thống tốt đẹp, thể hiện qua thói ăn, nếp ở, cách giao tiếp ứng xử trong cộng đồng cũng như các lễ tục. Trong đó, có những hình thức sinh hoạt tín ngưỡng lễ hội chỉ có ở mơi trường thường xuyên phải đối mặt với những điều kiện khắc nghiệt của biển cả.
Vùng đất Ba Làng An với những tín ngưỡng văn hóa độc đáo như tục thờ cúng Cá Ơng gắn liền với biển đảo. Đây là một hình thức thờ cúng cá Voi và các thủy thần trên biển của ngư dân để tri ân Cá Ông cứu mạng và qua đó họ cũng cầu mong Cá Ơng che chở, bảo vệ cho họ trước các hiểm họa trên biển. Tục thờ cúng Cá Ơng có từ bao đời và vẫn được duy trì cho đến ngày nay, đã cho thấy niềm tin của người dân Ba Làng An ở tín ngưỡng này. Ngồi ra, cịn có các yếu tố văn hóa khác của cư dân nơi đây gắn với biển đảo đó là Lễ khao lề thế lính Hồng Sa, đây là một sinh hoạt lễ hội trước khi tiễn các chiến binh ra Hoàng Sa, Trường Sa làm nhiệm vụ đã thể hiện ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo, bất chấp mọi hiểm nguy trước sự khắc nghiệt của biển cả và giặc thù, đã để lại nhiều di sản văn hóa vơ cùng giá trị, đến nay vẫn được bảo tồn và phát huy.
Không chỉ gắn với đời sống sinh hoạt văn hóa, yếu tố biển đảo cịn gắn liền với các hoạt động của đời sống sản xuất kinh tế của người dân Ba làng An. Phát huy lợi thế là vùng đất ven biển, người dân nơi đây đã có những hoạt động sản xuất gắn với biển đảo như đi ra khơi, đánh bắt cá và thủy hải sản. Trước kia, từ những vật dụng đánh bắt thơ sơ như ghe, thúng thì giờ đây ngư dân Ba làng An đã có những con tàu, thuyền hiện đại với cơng suất lớn hơn để phục vụ cho cơng việc của mình. Những hoạt động sản xuất gắn với biển đảo khơng chỉ góp phần nâng cao đời sống kinh tế cho người dân Ba làng An, mà cịn góp phần khẳng định chủ quyền và lãnh thổ của Việt Nam trên biển.
Yếu tố biển- đảo còn được thể hiện rõ nét trong đời sống sinh hoạt ăn, ở của người dân Ba Làng An. Vì là vùng đất giáp biển nên trong các bữa ăn của người dân nơi đây hầu hết thường là các món ăn tơm, cá, hải sản, các đặc sản của biển và đặc biệt là trong bữa ăn thường có nước mắm, một trong những gia vị được chế biến từ cá. Đây là một nét đặc trưng của vùng đất Ba Làng An.