.Tín ngưỡng trong cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống văn hóa cư dân ba làng an (quảng ngãi) truyền thống và hiện đại (Trang 76 - 81)

3.2 .Đời sống văn hóa tinh thần

3.2.1 .Tín ngưỡng trong cộng đồng

Thờ cúng Cá Ông

Tục thờ cá Ơng có nguồn gốc từ lâu đời, gắn liền với đời sống văn hóa tâm linh của ngư dân Ba Làng An. Từ sau khi đất nước thống nhất lễ cúng Cá Ơng vẫn được duy trì và ngày càng đa dạng trong nghi thức thờ cúng. Đồng thời các cấp chính quyền địa phương, tỉnh Quảng Ngãi cũng quan tâm tới việc gìn giữ đời sống văn hóa tín ngưỡng thờ Cá Ơng.

Hiện nay, tại thôn An Vĩnh thuộc xã Tịnh Kỳ có hai miếu. Đầu tiên là miếu Hồng Sa tại xóm Vĩnh Bình, chính là nơi những người trong đội Hồng Sa làm lễ tế thần linh, cầu mong ông Nam Hải phù giúp họ vượt qua được những khó khăn, hoạn nạn trong những tháng ngày lênh đênh trên biển khơi.

Miếu gần trạm kiểm sốt biên phịng Sa Kỳ. Miếu Hồng Sa và Vườn Đồn (nơi hoan tất cơng việc chuẩn bị đi ra Hồng Sa của đội Hồng Sa) đó là những di tích lịch sử quan trọng của cư dân Ba Làng An.

Thứ hai đó là Miếu Ơng Hồng Sa thì vị trí của miếu thờ Cá Ông được nằm ngay sát cạnh bờ biển theo hướng Đông của thôn An Vĩnh.Ngôi miếu đơn sơ được xây dựng ngay rìa mép biển, cạnh đó là cây bàng xanh ngắt, cửa miếu nhìn thẳng ra phía đảo Lý Sơn. Bên trong ngơi miếu có ba gian, trong đó gian chính giữa thờ cá Ông và hai bên thờ các bậc tiền hiền. Phía sau là xương đầu cá Ông được phủ bằng lụa đỏ.

Di tích cá Ơng tại miếu Hồng Sa nay được chuyển về miếu lăng Chánh chính là miếu Ơng Hồng Sa. Bởi do chiến tranh tàn phá nên Miếu Hồng Sa gần đó nay được chuyển về đây để bảo quản được tốt hơn.

Hàng năm người dân tại thôn An Vĩnh, An Kỳ thường tập trung làm lễ cúng vào ngày mùng 9, tháng giêng âm lịch hàng năm.

Bí thư chi bộ thơn An Vĩnh, ơng Võ Xuân Linh, 60 tuổi cho biết “Trước

đây thì đền thờ Cá Ơng là do người dân nhà gần miếu đó trơng coi và người dân trong làng có các gia đình làm kinh tế biển thì ra thờ cúng thường xuyên. Mấy năm nay các đền thờ Cá Ơng tại các thơn An Vĩnh, An Kỳ đều sẽ tổ chức cúng vào ngày mùng 9, tháng giêng âm lịch hàng năm. Người dân các thôn An Vĩnh, An Kỳ ngày nay chú trọng hơn đến các miếu thờ Cá Ông. Bởi những năm gần đây Nhà nước chú trọng tới kinh tế biển và đảo Lý Sơn cũng là một trong những hịn đảo có vị trí chiến lược. Mà cư dân đảo Lý Sơn, từ các lễ hội đua thuyền, các tín ngưỡng văn hóa tâm linh trong đất liền được mang ra đảo Lý Sơn. Bởi chủ nhân của đảo Lý Sơn chính là người dân Ba Làng An ra ngồi đó. Trong đó có thơn An Vĩnh, An Kỳ từ dải đất liền này. Các nét văn hóa, các lễ hội đua thuyền Tứ linh, thờ cúng Cá Ơng của người dân thơn An Vĩnh, An Kỳ là những văn hóa đẹp đẽ cần lưu giữ, trân trọng.”

Hiện nay, thơn An Kỳ cũng có một miếu thờ Cá Ơng thuộc xã Tịnh Kỳ, thành phố Quảng Ngãi. Và thơn An Hải có một đền thờ Cá Ông cùng chung với thôn Định Tăng.

Lịch sử xác Cá Ông ở đền lớn Anh Vĩnh được lấy từ Hoàng Sa đem về tắm bằng rượu rồi liệm bằng vải đỏ. Sau đó được thờ cúng tại đây, người dân làng An Vĩnh trước đó cịn lấy giấy đỏ đắp vào miệng cá thấm lấy nước dãi, xong đem phơi khô rồi đốt thành tro để chữa bệnh suyễn. Bộ khung xương Cá Ông mới được trùm vải đỏ khi thờ cúng mới dỡ vải ra và để làm các nghi lễ.

Hàng năm dân làng An Vĩnh cũng nhớ tới ngày Cá Ông được đem vào đất liền để thờ cúng theo nghi thức Nghinh Ơng. Người xã Tịnh Kỳ có câu: "Thấy

Ơng vào làng như vàng vào tủ" vì theo tín ngưỡng này, Cá Ơng lụy và trơi dạt

vào làng nào, làng đó mn đời ấm no, tai qua nạn khỏi.

Sau năm 1975 lễ hội đua thuyền Tứ linh, cúng ông Nam Hải là ra nghinh trước sau đó mới đua thuyền. Liên quan đến văn hóa đua thuyền Tứ linh này tại Ba Làng An thì theo các cụ cao niên như cụ Lý Hiền, sinh năm 1934, thuộc thôn An Kỳ kể lại.

“Việc tổ chức lễ hội đua thuyền vào ngày đầu xuân là thể hiện ước muốn cầu mong mưa thuận, gió hịa, ngư dân hành nghề trên biển được thuận lợi. Đội thuyền nào giành chiến thắng trong cuộc đua thì năm đó sẽ gặp nhiều may mắn, làm ăn phát đạt. Chính vì thế, mà ngay từ sáng sớm ngày hơm đó, trước đây là ngày 15, tháng 1 âm lịch nay thì thường là ngày 4 tháng1 âm lịch hịa cùng khơng khí vui xn đón Tết cổ truyền trong cả nước thì người dân xã Tịnh Kỳ với bốn làng trong xã trong đó có làng An Vĩnh, An Kỳ tổ chức đua thuyền. Mỗi đội đua có 25 người gồm lái thuyền, cầm phách, cầm tổng và dân bơi.

Thường là 9 giờ sáng, đánh một hồi trống vang lên, 4 chiếc thuyền sẽ rẽ sóng lao về đường đích của 4 đội đua gồm thôn An Vĩnh, An Kỳ, Kỳ Xuyên. Hình thức đua, mỗi đội thuyền thi đấu 4 hiệp, mỗi hiệp 3 vòng, tương đương với 3.300m, đội về nhất được 10 điểm, đội về nhì 8 điểm, đội về ba 6 điểm. Với mỗi người dân ở xã Tịnh Kỳ, lễ hội đua thuyền truyền thống là một món ăn tinh thần khơng thể thiếu trong ngày tết cổ truyền. Đây vốn là một trong những nét văn hóa độc đáo, được khơi dậy từ chính cuộc sống hàng ngày của các ngư dân. Hiện nay thì cứ hai năm mới tổ chức lễ hội đua thuyền một lần”

Ngồi việc cầu mong mưa thuận, gió hịa, làm ăn phát đạt, hanh thơng, tạo thêm động lực, khí thế cho mỗi ngư dân, hướng đến những vụ biển khấm khá trong năm, lễ hội đua thuyền còn nhằm khơi dậy, nhắc nhở thế hệ con cháu gìn giữ truyền thống bảo vệ chủ quyền biển đảo của cha ông.

Đối với làng An Hải thuộc xã Bình Châu huyện Bình Sơn văn hóa đua thuyền Tứ Linh để nghinh Cá Ơng thường tổ chức vào ngày 5 tháng 5 tết Đoan Ngọ dưới sự chủ trì của lãnh đạo xã Bình Châu với ngư dân của các thôn Châu Thuận Biển. Mục đích đua thuyền cũng nhằm hướng tới cầu mong mưa thuận, gió hịa và nhắc nhở con cháu gìn giữ truyền thống biển đảo quê hương.

Tháng 4 năm 2018, tại xã Sơn Tịnh phát hiện có cá Ơng dạt vào bờ biển, sau đó người dân đã đem đi chôn cất và sau hai năm người dân sẽ lấy xương mang về thờ tại các miếu thờ cá Ơng. Điều đó thể hiện sự trân trọng tín ngưỡng thờ cúng Cá Ông tại nơi đây.

Thờ cúng nữ thần

Trên địa bàn Ba Làng An có chín miếu thờ nữ thần Thiên Ya Na tên dân gian còn gọi là bà Chúa Ngọc. Trong đó thơn An Vĩnh có một miếu thờ, thơn An Kỳ có một miếu thờ và thơn An Hải có bảy miếu thờ. Tại xã Sơn Tịnh có thơn An Hải có rất nhiều miếu thờ và việc người dân lập miếu thờ nữ thần tại nhiều các xóm.

Ơng Nguyễn Nhứt, 79 tuổi, thôn An Vĩnh cho biết “Bà chúa Ngọc còn

được gọi là bà chúa tiên hay Thánh mẫu Thiên Y Na, theo cách gọi của người Chăm pa, một dân tộc đã định cư lâu dài ở vùng đất nàỵ . Toàn xã Tịnh Kỳ ở đâu cũng có điện thờ bà chúa Ngọc. Triều Nguyễn có sắc thượng phong cho bà là "Hồng Nhân phổ tế linh ứng Thượng đẳng thần”. Chính vì thế mà việc thờ cúng bà chúa Ngọc được người dân ở làng An Vĩnh gắn với nhiều niềm tin. Gia đình tơi là người trơng coi đền bà ở xóm này, việc thờ cúng hàng tháng chúng tôi đều cúng bái thường xuyên. Những năm gần đây thì thường vào ngày mùng 9 tháng 1 âm lịch thì cả xã sẽ tổ chức cúng chung tại tất cả các miếu thờ. Nhân dân địa phương trong xã, của các làng lân cận tề tựu về đây cùng có chung mục đích chiêm bái, thỉnh nguyện Thiên Ya Na phù trợ được an lành, cuộc sống mưu

sinh, lao động trên biển của họ được thuận buồm, xi gió và đánh bắt được nhiều tơm cá tại ngư trường lớn Hồng Sa, Trường Sa.”

Ơng Nguyễn Văn Tuấn, Phó chủ tịch xã Bình Châu, phụ trách mảng văn hóa cho biết “Tại thơn An Hải có rất nhiều đền thờ nữ thần Thiên Y Na. Trên địa

bàn xã Bình Châu có rất nhiều miếu thờ nữ thần. Đây là tín ngưỡng văn hóa được người dân thôn An Hải rất chú trọng. Bởi người Kinh chúng ta thường lấy việc thờ cúng tổ tiên làm trọng và thờ cúng tổ tiên ba đời. Bên cạnh việc thờ cúng tổ tiên, người Kinh còn thờ bà Đen, bà Chúa Xứ, bà Ngũ Hành, bà Chúa Ngọc, các vị Thánh Mẫu... Và do có sự giao lưu văn hóa cộng đồng nên các vị nữ thần hầu như được thờ phụng. Nếu như người Chăm thờ Bà Po Inư Nưgar thì sang đến người Kinh đã trở thành Thiên Y A Na Thánh Mẫu với nhân dạng thân thế và thần tích phù hợp trong tâm thức người dân Việt.

Tín ngưỡng thờ mẫu có nguồn cội từ xa xưa được các cư dân lưu giữ như một dịng chảy văn hóa sâu rộng. Hầu khắp các làng ở Sơn Tịnh, nơi nào cũng có điện thờ Mẫu hoặc gian thờ Mẫu.”

Trên địa bàn Ba Làng An tín ngưỡng thờ nữ thần Thiên Y Na được thờ cúng ở nhiều điểm tại các xóm. Tuy nhiên việc thờ cúng này khơng được phía cấp chính quyền xã ủng hộ. Việc người dân được phép tự do tín ngưỡng tại xã Tịnh Kỳ và Sơn Tịnh. Nhưng so với việc thờ cúng cá Ơng thì tín ngưỡng thờ nữ thần của người dân mang tính tự phát

Những năm gần đây tại thôn An Vĩnh và thôn An Kỳ, chi bộ thôn thường tổ chức người dân làm lễ thờ cúng gộp các tín ngưỡng như tín ngưỡng thờ cúng nữ thần Thiên Y Na, tín ngưỡng thờ cúng âm hồn… tổ chức cúng vào ngày mùng 9 tháng 1 âm lịch hàng năm. Cầu cho các làng bình an, mưa thuận gió hịa và kinh tế phát triển.

Thờ cúng âm hồn

Đây là tín ngưỡng phổ biến của người Việt, với cư dân Ba Làng An thì người dân cũng thờ cúng các âm hồn thường xuyên. Thờ cúng âm hồn là một phong tục được duy trì xuyên suốt các giai đoạn lịch sử phát triển của người dân các thôn An Vĩnh, An Hải và An Kỳ.

Với nghi lễ thờ cúng hàng năm được tổ chức tại các thơn An Vĩnh, An Kỳ và An Hải, xã có những chỉ đạo hết sức quy củ và trang nghiêm. Những năm gần đây thường được tổ chức vào ngày mùng 9 tháng giêng âm lịch. Tùy từng thơn, việc thờ cúng có những nét riêng, nhưng tựu trung lại vẫn mang một mẫu số chung, đó là giá trị nhân văn sâu sắc được thể hiện qua một hình thức tín ngưỡng dân gian của cư dân vùng ven biển của các làng An Vĩnh, An Kỳ và An Hải. Việc thờ cúng âm hồn của cư dân Ba Làng An thường ở hai khía cạnh gia đình và làng xóm.

“Nếu gọi thần Nam Hải ứng cứu cũng hết sức hy hữu, không phải lúc nào khấn nguyện thần cũng có mặt để cứu giúp. Trước biển cả mênh mông, con người trở nên vô cùng nhỏ bé, với những tai nạn, hiểm nguy ln rình rập, nhất là vào mùa mưa bão. Riêng từ cửa biển Sa Cần xã Bình Thạnh huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi chạy dọc theo bờ biển ra đến vùng biển huyện Núi Thành của tỉnh Quảng Nam, hằng năm, ít nhất cũng có trên 10 thi thể của ngư dân dạt vào, không biết tên tuổi, không rõ lai lịch. Lúc này, bà con ngư dân vùng đó đứng ra lo ma chay, chôn cất và thờ cúng hàng năm tại nghĩa tự. Đó cũng chính là biểu hiện tính cách của người Việt: trọng tình cảm, có tấm lịng u thương, xót xa cho những số phận hẩm hiu của con người.” [65]

Trình tế tự ở các nghĩa tự, nghĩa trủng của cư dân Ba Làng An thường giống với các trình tế của cư dân các tỉnh Quảng Ngãi nói chung.

Nghi lễ cúng tế của tín ngưỡng thờ cúng âm hồn trong thời kì hiện đại vẫn được thực hiện giống với các bước trong giai đoạn truyền thống trước kia

Tính chất tương đồng trong nghi lễ thờ cúng âm hồn của cư dân An Vĩnh, An Kỳ và An Hải cho đến ngày nay đa phần đều trải qua các bước như trên. Nhưng việc thờ cúng làm lễ lớn, tập trung tồn thể người dân thì thường vào đầu năm. Và ngày nay có sự tham gia chỉ đạo của lãnh đạo xã, lãnh đạo thôn. Đời sống tín ngưỡng của người dân được tự do phát triển nhưng trên một khuôn khổ, thống nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống văn hóa cư dân ba làng an (quảng ngãi) truyền thống và hiện đại (Trang 76 - 81)