Đời sống văn hóa cư dân đảo Lý Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống văn hóa cư dân ba làng an (quảng ngãi) truyền thống và hiện đại (Trang 92 - 99)

3.2 .Đời sống văn hóa tinh thần

3.2.2 .Tín ngưỡng trong gia đình

4.2. Mối quan hệ văn hóa cƣ dân Ba làng An với đảo Lý Sơn

4.2.1. Đời sống văn hóa cư dân đảo Lý Sơn

Lịch sử hình thành

Lý Sơn trước đây được gọi là cù lao Ré mà theo cách lý giải của dân gian là “cù lao có nhiều cây Ré”. Là huyện đảo duy nhất của Quãng Ngãi, nằm về phía Đơng Bắc, cách đất liền 15 hải lý.

Cư dân Việt đến khai khẩn làng mạc trên đảo vào khoảng cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII. Họ là những ngư dân vùng An Hải, Sa Kỳ của huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh. Trong buổi đầu ấy, người Việt trong công cuộc khai phá lập làng đã gặp khơng ít khó khăn về thời tiết, khí hậu và nạn giặc Tàu Ơ. Đến nay, một số di tích cịn lưu lại đã phản ánh sự chống chọi kiên cường với giặc Tàu Ô để bảo vệ đảo của người dân Lý Sơn: miếu Nàng Roi, chùa Hang, sự tích đánh giặc Tàu Ơ của ơng Nguyễn Văn Tuất,…

Lịch sử đảo Lý Sơn còn gắn liền với các khối cộng đồng cư dân khác đã sinh sống trên đảo từ hàng nghìn năm trước. Ba lớp cư dân Sa Huỳnh – Chăm pa – Việt đã gắn bó chặt chẽ với sự hình thành và phát triển của đảo Lý Sơn. Họ đã bảo vệ chủ quyền hòn đảo và để lại nhiều di sản văn hóa vơ cùng giá trị đến nay vẫn được bảo tồn và phát huy.

Vào những năm đầu thập kỷ 90, các thế lực thù địch ngoài nước và bọn phản động trong nước tập trung đánh phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta quyết liệt. Trong bối cảnh đó Đảng và Chính Phủ ta nghiêm túc phân tích và đánh giá đầy đủ vị trí chiến lược quan trọng của Đảo Lý Sơn trên vùng biển Việt Nam và chủ trương tách Lý Sơn ra khỏi huyện Bình Sơn để thành lập một huyện mới thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Ngày 01/01/1993 huyện Đảo Lý Sơn chính thức được thành lập theo Quyết Định số 337/HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Chính Phủ). [78, tr.17].

Có thể nói rằng, tồn cảnh đảo Lý Sơn là một thắng cảnh thiên nhiên độc đáo với năm ngọn núi nhô cao giữa một vùng trời biển bao la mà những ngày đẹp trời từ ngọn núi Nam Châm (ngọn núi cao nhất nằm ở ven biển, thuộc khu vực Dung Quất) có thể nhìn thấy khá rõ. Trên đỉnh ngọn núi là những thảm rừng, gần dưới chân là nhà cửa, đường sá và những cánh đồng hành tỏi xanh tươi bốn mùa.

Đời sống văn hóa vật chất của cư dân đảo Lý Sơn

Kiến trúc

Lý Sơn là một đảo n bình giữa biển, nơi đây có điều kiện khí hậu, sinh thái tốt, do vậy các di tích kiến trúc cổ được bảo tồn chu đáo và còn tương đối nguyên vẹn. Kiến trúc cổ trên đảo Lý Sơn rất phong phú về số lượng và đa dạng về loại hình được chia thành hai nhóm cơ bản là nhóm kiến trúc tơn giáo tín ngưỡng sinh hoạt cộng đồng và nhóm kiến trúc nhà ở gia đình.

Kiến trúc tơn giáo tín ngưỡng sinh hoạt cộng đồng: Bao gồm các loại hình đình, miếu, lăng, chùa được sử dụng trong mục đích tín ngưỡng, đời sống tâm linh của cộng đồng cư dân trên đảo. Ở từng loại hình có các chức năng riêng biệt khác nhau trong sự thờ phụng.

Kiến trúc đình làng: Đình làng là sản phẩm văn hóa của người Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, theo chân những người nông dân” Nam tiến” trong các thế kỉ XV, XVI, XVII. Ngày nay ở Quảng Ngãi hầu như các đình đều bị phá hủy trong thời gian chiến tranh. Thuở xưa trên đảo Lý Sơn có hai ngơi đình làng là đình làng Lý Hải và đình Lý Vĩnh. Đình Lý Vĩnh bị thực dân Pháp tàn phá khi chúng chiếm đóng đảo Lý Sơn, nên hiện nay chỉ cịn lại duy nhất đình làng Lý Hải.

Kiến trúc đình, miếu: Đây là những cơng trình mang tính chất tín ngưỡng để thờ các vị thần linh, thành hoàng và các vị nhân thần có cơng với dân tộc với nước. Ở Lý Sơn người ta thường nói nơm na có 24 tịa dinh miếu, tức xã Lý Hải có 12 dinh miếu và Lý Vĩnh cũng có 12 dinh miếu, tuy nhiên thực tế còn nhiều hơn.

Kiến trúc chùa: Chùa cổ trên đảo Lý Sơn có phong cách kiến trúc khá đặc biệt, đó là kiểu chùa xây dựng trong hang đá tự vào vách núi nên dân gian gọi nôm na là chùa Hang. Đảo Lý Sơn có đến hai chùa Hang. Một chùa nằm dưới chân núi Thới Lơi thuộc xã Lý Hải tục gọi là chùa Hang, tên chữ Hán là “ Thiên Khổng thạch tự” ( chùa đá trời xây)

Kiến trúc nhà ở: qua khảo sát hệ thống nhà ở cổ trên đảo Lý Sơn thống kê được khoảng 19 ngôi nhà rường làm bằng gỗ to lớn, chắc chắn, còn giữ nguyên kết cấu kiến trúc cũ cùng các chi tiết chạm khắc gỗ. Trên cơ sở đặc trung của kết cấu kiến trúc, nhà ở của đảo Lý Sơn thời xưa được chia theo ba loại: nhà tranh tre, nhà rường và nhà đắp.

Ẩm thực

Món ăn hải sản: Người dân đảo bao đời sống gắn với biển cả nên trong cuộc sống sinh hoạt ẩm thực của họ hầu như phần lớn là các món hải sản. Khác với đất liền họ có cách chế biến món ăn theo khẩu vị riêng.

Món ăn truyền thống chế biến từ bột ngũ cốc: cây nông nghiệp truyền thống của đảo Lý Sơn xưa là các loại rau củ như bắp, đậu phộng, khoai lang, mì ở vùng chân núi.

Hoạt động kinh tế truyền thống

Nơng nghiệp trồng trọt: Nhìn chung, trên đảo Lý Sơn từ bao đời nay đã hình thành nền văn hóa nơng nghiệp đất khô, chuyên trồng các loại cây như bắp, khoai lang, đậu phộng và đặc biệt là hành, tỏi. Nông cụ làm đất truyền thống là cuốc bàn, cuốc đĩa, bừa kéo.

Khai thác thủy sản: Lý Sơn là hịn đảo có truyền thống khai thác cá và các loại nhuyễn thể từ lâu đời. Từ thời tiền sơ sử cư dân trên đảo sinh sống chủ yếu bằng hoạt động khai thác biển. Tại các điểm di tích cư trú trên đảo của người

tiền sử, các nhà khảo cổ học tìm thấy rất nhiều xương cá và vỏ ốc đã phản ánh truyền thống khai thác biển của người dân đảo Lý Sơn.

Di tích kiến trúc đặc biệt

Chùa Hang: chùa Hang (còn gọi là Thiên Khổng Thạch tự) thuộc thôn

Đồng Hộ, xã Lý Hải, nằm ở phía Đơng Bắc đảo Lý Sơn, dưới chân núi Thới Lới, trên bờ biển đẹp có nhiều hang động như Hang Dơi, Hang Câu, Giếng Tiền, cổng tò vò.Theo gia phả họ Trần, xã Lý Sơn, lưu truyền ông Trần Châu, Trần Tiềm tụ tập trong chùa Hang. Gốc của họ Trần là ở làng An Hải trong đất liền (tức xã Bình Châu, huyện Bình Sơn ngày nay) và họ Trần cũng là 1 trong 7 họ tiền hiền lập ra An Hải xưa.

Dinh thờ Thiên Y A Na: tín ngưỡng thờ thần Mẹ xứ sở Pô Inưnaga của

Champa đã được người Việt dung hịa với tục thờ Mẫu vốn có của mình.Qua khảo sát, hiện nay ở Lý Sơn tồn tại 3 dinh có thờ tượng Thiên Ya Na (bà Chúa Ngọc). Đây là nơi tập trung nhiều lễ tế Bà và nhiều hoạt động tín ngưỡng tâm linh khác.

Âm Linh tự: là nơi thờ chiến sỹ trận vong, để tưởng nhớ tới những người

lính đã hy sinh để bảo vệ đảo Hoàng Sa. Đến nay, dù đã có sự tu bổ những nét xưa của kiến trúc của Âm Linh tự vẫn cịn. Đây chính là minh chứng chứng minh trong lịch sử trước đây quần đảo Hoàng Sa là của quốc gia Việt Nam.

Lăng Đông Hải: là đền thờ cá Ơng nằm ở đội 14, thơn Đơng, xã Lý Hải.

Đền thờ nằm sát bờ biển, mặt quay về hướng Đơng ra biển. Lăng thờ cá Ơng phản ánh tín ngưỡng đặc trưng của cư dân biển. Ở biển khơi, những con thuyền khi gặp giông tố được cá voi, cá heo cứu đưa vào bờ, do vậy những lồi cá này được thần thánh hóa thành Cá Ơng (gọi là ông Lớn, ông Nhỏ) và được tôn thờ. Đây là đặc trưng tín ngưỡng của cư dân làm nghề đi biển.

Đời sống văn hóa tinh thần của cư dân đảo Lý Sơn

Phong tục

Phong tục là thế ứng xử thích hợp của một cộng đồng người trải qua một thời gian đúc kết thành những quy ước nhất định trong cuộc sống. Trên đảo Lý Sơn, người Việt khai cư lập làng cư trú theo dịng họ. Mỗi làng xã là 1 cơng xã

láng giềng với sự cộng cư của nhiều dong họ cùng nương tựa vào nhau để sinh tồn. Đây cũng chính là cơ sở để bảo tồn các giá trị thuần phong mỹ tục tín ngưỡng trên đảo Lý Sơn.

Phong tục trong sinh hoạt cộng đồng:

Phong tục trong ngày Tết nguyên đán:

Cũng như các vùng đất khác trên đất nước, đối với Lý Sơn, Tết nguyên đán là Tết quan trọng nhất trong năm, thể hiện ở chỗ tất cả mọi người đều háo hức đón Tết với niềm hi vọng về 1 năm mới tốt đẹp. Ở Lý Sơn khi sắp đến Tết nguyên đán ở các đình, miếu, nhà tộc họ và mỗi gia đình đều dựng 1 cây nêu trước sân. Thời gian dựng đối với đình, miếu, nhà tộc họ vào ngày 24 tháng Chạp, cịn ở gia đình vào ngày 30 tháng Chạp. Đến ngày mùng tháng Giêng tất cả các cây nêu ở gia đình đều được hạ. Riêng ở 1 số lăng, miếu, đình, chùa, có khi kéo dài đến rằm tháng Giêng.

Bắt đầu từ ngày 30 Tết, mọi nhà đều chuẩn bị đày đủ lễ vật và quét dọn, trang trí bàn thờ gia tiên để cúng mời ông bà về ăn Tết cùng con cháu. Trong những ngày Tết, tại các lăng của xóm và đình làng liên tục diễn ra các lễ tế tạ ơn thần linh đã phù trợ cho xóm làng và cầu mong sự thịnh vượng trong năm mới cho dân làng, đặc biệt là xin ngày giờ xuất hành đầu năm.Trong những ngày Tết nguyên đán có tục rước sắc thần. Các sắc thần được bảo quản tại nhà riêng của ông cả làng, nhưng vào ngày Tết nguyên đán được đưa về đình làng để cúng tế. Vì vậy, ở Lý Sơn dịp Tết ngun đán cịn có tục rước các đạo sắc từ nhà cả làng về đình làng vào ngày mùng 3 Tết.[10, tr 36]

Trong ngày Tết, ở các gia đình có tục xơng nhà. Đây là 1 nghi thức cầu mong mang lại may mắn, phúc lộc cho gia đình. Có khi sau giao thừa, hoặc mồng một Tết, gia đình thường chọn trước 1 người, sao cho người ấy phải tương sinh tương hợp với con giáp mà năm mới định danh, từ ngoài nhà bước vào đầu tiên để cho năm mới chủ gia đình được mạnh khỏe và làm ăn gặp nhiều may mắn. Ngày Tết người ta thường đi thăm hỏi nhau, từ những người thân trong gia tộc nội, ngoại và bè bạn, láng giếng đến thầy học và những người có quan hệ làm ăn để chúc tụng nhau trong năm mới và củng cố mối quan hệ thân tộc, xóm làng, bằng

hữu. Ngoài ra trong những ngày Tết người dân Lý Sơn còn đến các chùa chiền, lăng miếu để thăm viếng và lễ Tết, xem như là việc tri ân với thánh thần, cầu mong cho bản thân, gia đình, gia tộc hưởng 1 năm mới an khang, hạnh phúc.

Phong tục trong tế đình:

Lễ tế được tổ chức từ ngày 19 đến ngày 20/2 và ngày 20/8 âm lịch hàng năm, gồm 2 lễ chính: Lễ nhập yết: thường được tổ chức vào đầu giờ đêm ngày 19/2. Các vật phẩm tế lễ trong lễ nhập yết chỉ là bàn trầu, rượu và hoa quả. Lễ tế chính: được bắt đầu vào buổi sáng, ông cả làng giữ vai trò chủ tế, lý trưởng, hương bộ giữ vị trí bồi tế, huơng dịch, chấp sự lo lễ vật cúng thần, hương bổn lo việc chi tiêu cho lễ tế. Có thể nói rằng khơng gian đình làng là 1 xã hội thu nhỏ, có sự phân vị rất rạch ròi, điều này được thể hiện rõ nét ở lế tế đình của đình làng Lý Hải.

Phong tục trong sinh hoạt gia đình, họ tộc:

Thờ cúng tổ tiên:

Tổ tiên ở trong tâm thức của mỗi người dân Lý Sơn, dù làm gì ở đâu họ vẫn quan niệm tổ tiên ơng bà q cố ln bên mình để phù trợ cho mình.Vì vậy việc thờ cúng tổ tiên được người dân Lý Sơn coi trọng và tổ chức cúng tế nhiều lần trong năm. Trong mỗi dịng họ đều có nhà thờ riêng gọi là nhà thờ tộc, là nơi thờ phụng ơng tổ của dịng họ. Nhà thờ tộc ở Lý Sơn, là nơi thờ cúng riêng nhưng có tộc là nhà lưu truyền nhiều đời của ơng trưởng tộc.Mỗi gia đình đều có bàn thờ ông bà tổ tiên từ ông cố, ông nội đến cha mẹ. Bàn thờ được đặt nơi trang trọng nhất trong nhà.

Sinh đẻ:

Khi mang thai người phụ nữ phải kiêng cữ, có mục đích để sinh nở dễ dàng, như không ăn cua sợ để ngang, khơng ăn quả dính đơi sợ đẻ sinh đơi…Đến ngày sinh nhưng chưa sinh, người chồng lén tìm một chuồng bị hoặc chuồng trâu, tháo cổng chuồng và thả trâu, bò trong chuồng, quan niệm là vợ sẽ đẻ nhanh, và còn rất nhiều những phong tục dân nhân khác nữa.

Hôn nhân:

Hôn nhân là chuyện quan trọng của đời người, khi trai gái đến tuổi 16-17 tuổi, cha mẹ nhà trai nhờ người “mai mối” tìm vợ cho con. Những gia đình quen

biết nhau thường hẹn ước thơng gia lúc con cịn nhỏ, đến tuổi trai gái trưởng thành hai gia đình thơng gia lúc con cịn nhỏ, đến tuổi trai gái trưởng thành hai gia đình thống nhất dựng vợ gả chồng cho con.

Tín ngƣỡng

Tín ngưỡng là những niềm tin của con người vào thế lực siêu nhiên có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của bản thân trong hiện tại. Sự ngưỡng vọng của con người đối với các thế lực siêu nhiên nhằm mong muốn đem lại những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Tín ngưỡng thờ nữ thần: Người dân vùng đồng bằng Băc bộ di cư khai

khẩn lập làng ở trên đảo Cù Lao Ré trong khoảng cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVII, mang theo tín ngưỡng đa thần của làng quê nông nghiệp lâu đời, đặc trưng với tục thờ Mẫu đem hòa nhập với tín ngưỡng đa thần của người Chăm bản địa để hình thành nên loại hình tín ngưỡng dân gian đặc sắc của vùng hải đảo. Nhìn chung tín ngưỡng dân gian thuộc về làng kinh tế nơng nghiệp là tín ngưỡng cơ bản ở Lý Sơn và có thể chia làm 2 loại: Tín ngưỡng thờ Nữ Thần, thờ Tam phủ và các thần trong nơng nghiệp.

Tín ngưỡng gắn với nghề khai thác biển: Tục thờ cá ông của những ngư

dân vùng duyên hải miền Trung Việt Nam đã có từ lâu đời. Tại Lý Sơn có 5 lăng thờ cá Ông gồm 1 lăng của vạn An Phú, 4 lăng của vạn Vĩnh Thạnh. Tế cá Ông là nhiệm vụ chung của hai vạn này, chi phí cho lễ tế do ngư dân vạn đóng góp.

Tục thờ thủy thần: Các lăng thờ thủy thần, thần nước được lập ở Hòn Bé

và Đồng Hộ do chủ làng đứng ra tế tự. Vạn cũng tham dự lễ tế và đóng góp. Thực tế ở Lý Sơn, tại 2 điểm thờ thủy thần trên việc cúng tế đều do ngư dân làm nghề khai thác các sản vật biển ở các bãi gành, vùng biển, hay đánh cá xung quanh đảo bằng các loại thuyền nhỏ đảm nhận.

Tế Âm hồn: Hàng năm vào ngày 13/3 âm lịch, vào tiết Thanh minh, vạn

làm lễ tế ở lăng Âm hồn, nơi thờ các thuyền nhân đánh cá tử nạn trên biển.[10, tr 37]

Trải qua quá trình khai phá và định cư, nhân dân Lý Sơn đã tiếp thu vốn văn hóa bản địa sẵn có để hình thành nên những tập tục sinh hoạt văn hóa riêng mang đậm truyền thống nhân dân sâu sắc. Lễ hội là một loại hình đặc biệt của văn hóa phi vật thể, nó như một thứ văn hóa tiềm ẩn trong sâu thẳm tâm hồn nhân dân.Sự hình thành và tồn tại ở Lý Sơn xuất phát từ thực tiễn của đời sống sinh hoạt của người dân ở 1 hòn đảo cách xa đất liền, sự giao tiếp với bên ngoài rất hạn chế nên yếu tố văn hóa của người Việt xưa cịn lưu giữ khá nguyên vẹn trong các nghi thức tế lễ đồng thời họ cũng biết sáng tạo nên những sinh hoạt lễ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống văn hóa cư dân ba làng an (quảng ngãi) truyền thống và hiện đại (Trang 92 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)