Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống văn hóa cư dân ba làng an (quảng ngãi) truyền thống và hiện đại (Trang 105 - 107)

3.2 .Đời sống văn hóa tinh thần

3.2.2 .Tín ngưỡng trong gia đình

4.3. Những mặt hạn chế và giải pháp góp phần bảo tồn và phát triển văn

4.3.1. Những mặt hạn chế

Đời sống văn hóa của cư dân Ba làng An với những đặc điểm nổi bật trong cả đời sống sinh hoạt và đời sống văn hóa tâm linh, mang những nét văn hóa truyền thống từ xa xưa và vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay. Tuy

nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, những đổi mới và xu hướng văn hóa có nhiều thay đổi đã tác động không nhỏ tới đời sống văn hóa của người dân nơi đây, vì thế nó cũng tạo ra những mặt hạn chế trong công tác xây dựng đời sống văn hóa.

Thứ nhất là đời sống tinh thần ở một bộ phận dân cư còn nghèo nàn, văn hóa chưa thẩm thấu sâu và vững chắc vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội. Các biểu hiện văn hóa thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục, tệ nạn xã hội…có chiều hướng gia tăng, chưa phát huy đúng mức những giá trị văn hóa truyền thống và đức tính tốt đẹp của người Quảng ngãi, chưa khắc phục thật sự hiệu quả tính hẹp hịi, khắt khe, cố chấp, cứng nhắc, thiếu hợp tác, ý thức chấp hành kỷ luật lao động trong một bộ phận cán bộ và nhân dân. Đó là những nhân tố gây cản trở và ít nhiều làm chậm tiến trình đổi mới, hội nhập và phát triển của vùng đất Ba làng An, cũng như của toàn tỉnh Quảng Ngãi.

Thứ hai là so với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và những thành tựu đạt được trên lĩnh vực kinh tế thì những kết quả đạt được trong lĩnh vực văn hóa của Ba làng An chưa tương xứng và chưa bền vững. Đời sống văn hóa cịn đơn điệu, một số hủ tục, mê tín, dị đoan, thói quen xấu chưa được loại bỏ hoàn toàn. Ý thức của nhân dân trong việc giữ gìn, bảo vệ cảnh quan, mơi trường và các giá trị văn hóa truyền thống chưa cao. Một số di tích văn hóa, lịch sử bị lấn chiếm diện tích đất.

Thứ ba là chưa phát huy cao văn hóa với du lịch, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch cịn yếu kém, sản phẩm văn hóa, du lịch nghèo nàn chưa đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài tỉnh, cũng như du khách nước ngoài. Hoạt động giao lưu hợp tác quốc tế về văn hóa chưa nhiều.

Thứ tư là hệ thống thiết chế văn hóa phục vụ người lao động chưa được đầu tư thỏa đáng, nhất là tại các Khu Công nghiệp và Khu Kinh tế. Nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến đời sống văn hóa tinh thần của người lao động; mơi trường văn hóa ở nơi làm việc và nơi sinh sống của người lao động chưa được quan tâm xây dựng và phát triển.

Thứ năm là các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động văn hóa cịn ít, trên địa bàn chưa có cơng trình văn hóa lớn như khu vui chơi giải trí, dịch vụ văn hóa cao cấp để phục vụ nhu cầu giải trí ngày càng cao của nhân dân và du khách đến tham quan, du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống văn hóa cư dân ba làng an (quảng ngãi) truyền thống và hiện đại (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)