Một số hoạt động tôn giáokhác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống văn hóa cư dân ba làng an (quảng ngãi) truyền thống và hiện đại (Trang 82 - 86)

3.2 .Đời sống văn hóa tinh thần

3.2.2 .Tín ngưỡng trong gia đình

3.2.3. Một số hoạt động tôn giáokhác

Đời sống tôn giáo trên địa bàn Ba Làng An khá phong phú, những chủ yếu người dân vẫn theo đạo Phật là chủ yếu. Một số rất ít trong số đó theo Đạo Cơng giáo. Theo thống kê hiện nay, tại Ba Làng An số lượng tín đồ theo đạo Thiên Chúa khoảng 16 người thuộc về 4 gia đình thơn An Hải, chiếm 1 tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số dân ở đây.

Vì số lượng người theo đạo Thiên Chúa tại đây ít chỉ với 4 gia đình nên tại đây người dân chưa có nhà thờ nào của đạo Thiên Chúa.

Việc sinh hoạt tín ngưỡng của những tín đồ đạo Thiên Chúa tại Ba Làng An thì họ thường tập trung tại một gia đình trong số 4 gia đình theo đạo tại đây. Họ sinh hoạt theo đúng quy định của đạo Thiên Chúa với đầy đủ các nghi thức và nghi lễ.

Thời điểm tháng 4 hằng năm bắt đầu Mùa Chay có khi thường sớm hơn khoảng cuối tháng Giêng, đầu tháng Hai âm lịch. Đây là lễ kỷ niệm ngôi hai Thiên chúa sống lại sau 3 ngày bị đóng đinh vào thập giá vì chuộc tội cho thiên hại. Sau khi chết Chúa Giêsu đã sống lại, sự kiện này được đề cập trong thuật ngữ Cơ Đốc là sự phục sinh của Chúa Giêsu, trở thành ngày lễ quan trọng của người Công giáo được cử hành vào các Chủ nhật phục sinh. 4 gia đình này tụ tập cùng bàn bạc và làm các nghi lễ theo đúng quy định. Đơi khi họ có mời một số bà con hàng xóm tham gia vào các lễ hội như lễ Giáng sinh. Lễ Giáng sinh của đạo Thiên Chúa thu hút đông người xem tại Ba Làng An.

Bởi Lễ Giáng sinh được coi là một ngày hội lớn của văn hóa phương Tây, kể từ khi du nhập sang Việt Nam, nó cũng đã trở thành một ngày lễ được nhiều người quan tâm, nhất là giới trẻ. Đây không chỉ là một ngày có ý nghĩa trọng đại với những người theo Cơng giáo mà cịn là dịp để nhiều người có thể qy quần bên nhau và trao tặng nhau những món quà đầy thân thương.

Theo truyền thuyết dân gian, Lễ Giáng Sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel hay Christmas là một ngày lễ kỷ niệm Chúa Giê-su sinh ra đời, theo phần lớn các tín hữu Kitơ giáo.

Họ tin là Chúa Giêsu được sinh tại Bethlehem thuộc xứ Judea nước Do Thái (ngày nay là 1 thành phố của Palestine), lúc bấy giờ thuộc Đế quốc La Mã, khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2.

Ngày lễ được cử hành chính thức vào ngày 25/12 tại nhà của một trong bốn gia đình nhưng thường được tổ chức từ tối ngày 24/12 bởi theo lịch Do Thái, thời điểm tính bắt đầu một ngày là lúc hồng hơn chứ khơng phải nửa đêm.

Lễ chính thức ngày 25 tháng 12 được gọi là "lễ chính ngày", cịn lễ đêm 24/12 gọi là "lễ vọng" và thường thu hút nhiều người tham dự hơn.

Nhưng dần dần, theo thời gian và qua các báo đài, các tin tức về lễ hội của phương Tây, người dân tại Ba Làng An dù ít người nhưng họ vẫn tổ chức lễ Giáng sinh đầy đủ tại gia đình. Kết quả là bây giờ, lễ Giáng sinh được xem là một ngày lễ mang lại nhiều niềm vui cho người dân tại thôn An Hải.

Lễ Giáng sinh là của những người theo đạo Thiên Chúa giáo, nhằm kỷ niệm ngày sinh ra của người lãnh đạo tơn giáo mình, người mà họ cho là Thiên Chúa xuống thế làm người.

Nhưng đánh giá chung thì trong tiềm thức của người dân tại Ba Làng An thì mọi người thường hướng tới đạo Phật tuy nhiên ở đây cũng khơng có ngơi chùa nào lớn và khơng có các sư sãi sống tại đây. Tại thôn An Hải, điện thờ Phật giản dị trong một ngôi nhà mái tôn. Nơi đây được thờ cúng bởi các cụ già hướng mình theo đạo Phật.

Tại địa bàn Ba Làng An khơng có các tín đồ nào theo Đạo Hồi hay đạo Cao Đài. Người dân ở thôn An Vĩnh, An Kỳ khoảng 7000 hộ dân với khoảng 3000 hộ dân ở thôn An Hải đều hướng theo việc thờ cúng đạo Phật.

Tiểu kết chƣơng 3

Đời sống văn hóa cư dân Ba Làng An thời kỳ hiện đại có nhiều thay đổi. Bởi công cuộc thay đổi để xây dựng đất nước từ mùa Xuân năm 1975. Qúa trình xây dựng đó bắt đầu bằng đổi mới tư duy, trong đó có tư duy về giá trị - tức là nhận thức lại sự đánh giá của xã hội đối với nội dung giá trị trong một số lĩnh vực tư tưởng, chính trị, kinh tế, văn hố… trước những thay đổi cơ bản của đất nước, của tỉnh Quảng Ngãi, của cư dân Ba Làng An. Đặc biệt từ khi kinh tế thị trường phát triển đã công phá một cách mạnh mẽ vào cách đánh giá giá trị con người theo các tiêu chí văn hố truyền thống. Lối suy nghĩ tiểu nơng tồn tại hàng nghìn năm, kiểu tư duy của nền kinh tế hiện vật… đang được thay thế bằng kiểu tư duy thông thống, năng động của thời kỳ hội nhập tồn cầu. Hiệu quả kinh tế và ý thức đem lại nhiều của cải cho cá nhân và xã hội giờ đây không chỉ là thay

đổi văn hóa về chí kinh tế có những chuyển biến mạnh, mà những thay đổi ở các khía cạnh xã hội, đạo đức, thẩm mỹ, quy cách trong nghi lễ cũng được giản đơn.

Điểm đặc biệt của đời sống văn hóa thời hiện đại tại Ba Làng An chính là sự thay đổi về văn hóa sản xuất. Bằng việc áp dụng các phương pháp kỹ thuật trong thời kỳ hiện đại và hội nhập quốc tế. Những phương pháp sản xuất mới thúc thúc đẩy sự tiến bộ về đời sống kinh tế của người dân tại đây.

Những tín ngưỡng văn hóa tâm linh từ xa xưa vẫn được lưu giữ tại Ba Làng An như tín ngưỡng thờ Cá Ơng, tín ngưỡng thờ cúng âm hồn hay tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên… Nhưng những thủ tục về ma chay, cưới hỏi thì người dân hướng tới sự đơn giản hơn so với trước kia.

Sự chuyển đổi từ cơ cấu xã hội truyền thống sang cơ cấu xã hội hiện đại, đa dạng hơn. Cùng với cải cách, mở cửa, con người Ba Làng An đang dần dần được giải phóng khỏi sự hạn chế để đạt được những thành quả từ sự phấn đấu của mình để tự xác định vị trí trong xã hội rộng mở.

Đời sống văn hóa sản xuất áp dụng nhiều những thành tự khoa học kỹ thuật. Chính vì thế đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Ba Làng An những năm gần đây chú ý thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ du lịch để thu hút khách và các dịch vụ kèm theo. Bởi đây là nơi đón nhận những lượng khách lớn từ đất liền ra đảo Lý Sơn.

Hiện chưa có thống kê cụ thể nào về số dân hay thống kê về các tín đồ tôn giáo tại Ba Làng An. Theo Phan Khánh Lâm, Bí thư xã Tịnh Kỳ, Tp. Quảng Ngãi thì “

Hiện nay vùng đất Ba Làng An có diện tích khoảng 500 ha đất với khoảng 2260 hộ dân. Trong đó người dân làng An Kỳ có khoảng 900 hộ dân, làng An Vĩnh là 830 hộ dân. Diện tích đất tại hai làng An Kỳ và An Vĩnh khoảng 300 ha. Còn làng An Hải có khoảng 530 hộ dân với diện tích khoảng 200 ha đất.”

Đời sống kinh tế của cư dân Ba Làng An nhìn chung cịn nhiều những khó khăn. Tuy nhiên tại đây cư dân Ba Làng An phát triển nhanh bởi cảng biển Sa Kỳ là nơi có nhiều khách du lịch. Các bữa ăn, trang phục, nhà cửa đang có sự thay đổi vì bởi sự phát triển từ ngành dịch vụ.

CHƢƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CƢ DÂN BA LÀNG AN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống văn hóa cư dân ba làng an (quảng ngãi) truyền thống và hiện đại (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)