3.2 .Đời sống văn hóa tinh thần
3.2.2 .Tín ngưỡng trong gia đình
4.2. Mối quan hệ văn hóa cƣ dân Ba làng An với đảo Lý Sơn
4.2.2. Mối liên hệ văn hóa giữa cư dân Ba Làng An với đảo Lý Sơn
4.2.2.1. Qúa trình di dân của cư dân Ba Làng An ra đảo Lý Sơn và cơ cấu tổ chức làng, vạn trên đảo Lý Sơn.
Quá trình di dân
Theo một số tài liệu lịch sử cho thấy đã có 3 lớp di dân của người Việt vùng Bắc bộ vào cư trú ở vùng đất tỉnh Quảng Ngãi, đó là:
Lớp di dân thời Hồ vào các châu Thăng Hoa và Tư Nghĩa năm 1402, trận tấn công của Hồ Quý Ly đã ép vua Chăm là Ba Đích Lai cắt đất để đổi lấy sự rút quân của Đại Việt.
Lớp di dân sau cuộc bình Chiêm đại thắng của vua Lê Thánh Tôn vào năm 1471.
Lớp di dân khi Nguyễn Hoàng vào Nam xây dựng thế lực cát cứ, bình định mở mang vùng đất phương Nam vào năm 1558.
Đây là 3 cuộc di dân chính do Nhà nước tổ chức, ngoài ra hẳn đã có những di cư tụ do của nơng dân miền Bắc ở thời Trần hay thời loạn lạc Nam Bắc triều. Nhìn chung cơng cuộc khẩn hoang ở Quảng Ngãi từ thời nhà Hồ đến cuối thế kỷ XVI đã dần đi vào ổn định. Và cũng đã có những lớp di dân từ Quảng Ngãi tiến sâu hơn vào vùng đất phía Nam để khai phá. Đồng thời từ đất liền ven biển, những người dân Việt đã đi thuyền ra đảo chiếm lĩnh khai khẩn vùng đất đảo Lý Sơn. Theo gia phả các dịng họ trên đảo Lý Sơn thì đã có 15 vị tiền hiền của các dòng họ, từ hai làng An Hải và An Vĩnh (vùng cửa Sa Kỳ thuộc phủ Bình Sơn) đi thuyền ra đảo khai khẩn lập làng.
Trong cuốn “Non nước xứ Quảng” của Phạm Trung Việt đã nêu thời điểm khai khẩn của người Việt trên đảo Lý Sơn là 1604, dưới triều vua Lê Kính Tơng. Tuy nhiên có 1 số gia phả dịng họ trên đảo thì thời điểm di cư của người Việt ra đảo sớm hơn trước đó một chút, theo PGS Diệp Đình Hoa có thể vào thời Hồ.
Người Việt khai khẩn đảo Lý Sơn lập nên 2 làng, đó là An Vĩnh và An Hải.Về mặt hành chính thời các chúa Nguyễn gọi là phường, cách gọi này tồn tại cho đến thời triều Nguyễn. Làng An Vĩnh có 7 dịng họ khai khẩn sớm gồm Phạm Văn, Phạm Quang, Võ Văn, Lê, Nguyễn, Võ Xuân, Đặng được gọi là 7 vị tiền hiền. Tuy nhiên sau này vì lý do nào dó mà ở đình làng đã khơng có ngơi vị tiền hiền của họ Đặng, mà chỉ còn lục tộc tiền hiền. Làng An Hải nằm ở phía Đơng đảo là nơi khai khẩn lập làng của các dịng họ Nguyễn, Dương, Trương, Trần, Võ, Nguyễn Đình, Nguyễn Văn, Lê. Sau đó cũng như An Vĩnh, làng An Hải khơng có ngơi vị tiền hiền của họ Lê, đến nay đình làng Lý Hải chỉ cịn thờ 7 dòng tộc tiền hiền.
Cơ cấu tổ chức làng:
Thời chúa Nguyễn, chính quyền phong kiến địa phương ở Lý Sơn đã có lý trưởng và ngũ hương quản lý thu thuế, dịch. Song song tồn tại với chính quyền nhà nước là thiết chế tự quản của làng được cơ cấu theo mơ hình làng cổ truyền của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Làng trên đảo Lý Sơn bao gồm hai dạng: làng nông nghiệp và làng chài (gọi là vạn), gắn liền với hai hoạt động kinh tế khác nhau đó là kinh tế nông nghiệp trồng hoa màu và kinh tế ngư nghiệp khai thác biển. Mặc dù trong không gian biển đảo song làng nơng nghiệp vẫn đóng vai trị chủ đạo, truyền thống đó vẫn tồn tại cho đến hiện nay.Vai trị của ơng cả, người đứng đầu trong làng nông nghiệp vượt trội hơn hẳn so với vai trò chủ vạn, người đứng đầu làng chài. Vạn phụ thuộc vào làng, vị trí vạn thấp kém hơn vị trí làng. Chính quyền lý trưởng và ngũ hương cũng phải tham gia cùng ông cả làng trong việc tế tự thần linh ở đình làng [78, tr.54].
Tổ chức vạn:
“Vạn” nghĩa là bầy ghe ở bến nước. Các chủ ghe thuyền hộ hợp nhất lại với nhau thành làng chài có bến nước riêng, có tên gọi riêng. Vạn là đơn vị cư trú của người làm nghề chài lưới, chuyên hoạt động trên sông biển, chịu sự quản lý hộ khẩu của chính quyền thơng qua trùm vạn. Tại Lý Sơn có 2 vạn, vạn Vĩnh Thạnh ở phía tây đảo thuộc địa bàn của xã Lý Vĩnh. Vạn Vĩnh Thạnh có các bến đậu ghe như bến Ngồi, bến Đình, bến Đá, Vạn An Sơn sau đổi thành An Phú ở về phía đơng đảo thuộc địa bàn Lý Hải. Bến ghe neo đậu của vạn là bến Đình.
Mối quan hệ giữa làng và vạn:
Làng và vạn ở Lý Sơn có quan hệ gắn bó khăng khít gần như khơng có sự phân biệt sâu sắc như các làng, vạn khác ở vùng ven biển Bắc bộ và Trung bộ.
Về sự phân tầng xã hội, làng có vị trí cao hơn vạn, vạn phải lệ thuộc và tuân theo một số quy định của làng. Chẳng hạn khi vạn chuẩn bị tế lễ ở các lăng thờ cá Ơng thì phải trình báo cho ơng cả làng biết và đích thân chủ vạn đến mời ông cả làng đến dự buổi cúng tế.
Mối quan hệ giữa làng và vạn ở hai xã Lý Vĩnh và Lý Hải có mức độ khác nhau, phản ánh nguồn gốc hình thành khối cộng đồng dân cư ở đảo Lý Sơn. Vấn
đề này đến nay còn phản ánh rõ nét trong sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng. Tại xã Lý Hải có sự phân biệt giữa làng và vạn tương đối rõ. Làng chiếm ưu thế nổi trội. Lý Hải là làng nông nghiệp cổ của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ lưu giữ nguyên vẹn về hình thức lẫn nội dung. Ngược lại ở Lý Vĩnh ranh giới phân định giữa làng và vạn dường như bị xóa nhịa, ở đây vạn chiếm ưu thế nổi trội trong sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng.
Từ góc độ văn hóa và lịch sử phán ảnh Cù Lao Ré trong buổi đầu khai khẩn đảo đã có hai nhóm cư dân thuần nơng và thuần biển cư trú ở phía Đơng và phía Tây đảo, từ đó thiết lập nên làng và vạn, có mối quan hệ gắn bó tương hợp sản sinh dạng văn hóa đa sắc vừa mang tính khn mẫu văn hóa làng của người Việt đồng bằng Bắc bộ vừa mang đậm tính chất biển và hải đảo của những cát lái vạn chài.[ 78, tr.56].
4.2.2.3. Những nét văn hóa tương đồng
Nói đến Quảng Ngãi, hầu hết mọi người đều nghĩ ngay đến Lý Sơn, nhưng cịn một “địa chỉ đỏ” khác, có liên hệ hữu cơ với hịn đảo tiền tiêu của Tổ Quốc ấy đó là Mũi Ba Làng An.
Trạm đèn Ba Làng An (thôn Phú Quý, Bình Châu, Bình Sơn) ở mỏm ngoài cùng của mũi Ba Làng An. Ngọn hải đăng nơi đây luôn chớp sáng dẫn lối tàu thuyền ra vào cảng Sa Kỳ. Nhìn từ Tịnh Kỳ, Ba Làng An là mũi đất được tạo nên từ những trầm tích của nham thạch đổ tràn thoải dần theo hướng biển. Từ đây có thể nhìn thấy đảo Lý Sơn.
Cái tên Ba Tân Gân có từ thời Pháp. Cịn Ba Làng An là tên người dân địa phương gọi chung cho mũi đất này được hình thành từ ba ngơi làng cùng tên An, gồm: An Hải (Bình Châu), An Vĩnh, An Kỳ (Sơn Tịnh).Theo nhà nghiên cứu Lê Hồng Khánh: Cư dân vùng Ba Làng An đã khai phá và hình thành nên lớp cư dân Việt đầu tiên trên đảo Lý Sơn.
Các tài liệu chính sử ghi nhận, chậm nhất từ thế kỷ 16, người dân đất liền phát hiện và khai phá, sinh sống, lập nghiệp trên hòn đảo này. Để từ đây, họ vươn ra những vùng biển xa. Từ mũi Ba Làng An, người dân vượt biển ra đảo Lý Sơn lập nghiệp, biến đảo hoang thành một nơi đông đúc dân cư. Khi ra đảo, họ lấy tên của ba địa danh An Vĩnh, An Hải, An Kỳ đặt tên cho ba ngôi làng
trên đảo, sau này trở thành ba xã trực thuộc huyện đảo Lý Sơn bây giờ. Sau này, trải qua bao biển thiên của thời gian, tên làng An Kỳ đổi thành An Bình, là xã An Bình bây giờ.
Nghe cái tên Ba Làng An khiến chúng ta liên tưởng đến hai xã An Vĩnh và An Hải trên đảo Lý Sơn. Vùng đất Ba Làng An với đảo tiền tiêu Lý Sơn có sự gắn bó chặt chẽ khơng chỉ bây giờ mà từ xa xưa. Theo tiến sĩ Đồn Ngọc Khơi - PGĐ Bảo tàng tổng hợp tỉnh, tại khu vực Ba Làng An và trên đảo Lý Sơn phát hiện rất nhiều hiện vật giá trị có niên đại cách đây 2.500 năm thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh. Điều này cho thấy cư dân Sa Huỳnh đã vượt biển ra đảo Lý Sơn sinh sống từ hàng nghìn năm trước và ln mang khát vọng chinh phục biển cả, vươn ra những vùng biển xa xôi nhất của Tổ quốc. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc lịch sử ghi nhận người Việt đã đặt chân lên các đảo trên quần đảo Hoàng Sa sớm nhất và khẳng định chủ quyền.
Những tiền nhân trên mảnh đất Ba Làng An xưa đã vươn ra khơi xa, lập làng, lập ấp trên đảo Lý Sơn và vươn ra những hải đảo trên biển Đông. Theo những nguồn sử liệu cho thấy, những dòng họ ở đây đã định cư ở khu vực này từ thế kỷ 15. Những thế kỷ tiếp sau, những dân chài lão luyện ở xứ Ba Làng An cùng với cư dân Lý Sơn là những người đã được điều động và tự nguyện để thực hiện sứ mệnh lịch sử đối với những đảo thiêng nơi địa đầu của Tổ quốc.
Những nét văn hóa đặc trưng hay những cơng trình kiến trúc tiêu biểu của mũi Ba làng An với đảo Lý Sơn vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay, tiêu biểu đó là cơng trình kiến trúc đình An Vĩnh.
Đình An Vĩnh trên đảo Lý Sơn là một trong những ngơi đình có từ lâu đời nhất ở tỉnh Quảng Ngãi. Không chỉ là nơi bảo tồn các hoạt động văn hóa phi vật thể liên quan đến lễ Khao lề thế lính Hồng Sa cũng như các lễ hội truyền thống của người dân trên đảo Lý Sơn, đây còn là nơi khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc Việt Nam. Đình Làng An Vĩnh được xây dựng từ thế kỷ 18, trải qua biết bao chiến tranh và thiên tai đến nay đình làng này đã được Nhà nước đầu tư trùng tu, tôn tạo phục hồi nguyên trạng. Đây cũng là di tích có giá trị lịch
sử to lớn, chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chính quyền, người dân và đặc biệt là các thế hệ của 13 dòng họ trên huyện đảo Lý Sơn đã hết lịng gìn giữ, bảo vệ ngơi đình. Đây cũng là nơi được 13 dòng họ trên huyện đảo Lý Sơn tổ chức Lễ khao lề thế lính Hồng Sa vào nhằm ngày 16/3 âm lịch hàng năm.
Theo những tài liệu lịch sử, cách đây khoảng 3 đến 4 thế kỷ trước, các chúa Nguyễn đã bắt đầu ý thức đến nguồn tài nguyên vô tận, cũng như sớm xác lập chủ quyền lãnh thổ trên vùng biển Đơng của Tổ quốc. Theo đó, hàng năm có 70 binh phu đã từ mảnh đất Lý Sơn, chủ yếu là người ở An Vĩnh vâng lệnh Vua ban giong thuyền ra tận Hoàng Sa, Trường Sa cắm mốc, bảo vệ và khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Mỗi lần ra đi, dân làng lại tổ chức Lễ khao lề thế lính và tế lính Hồng Sa. Từ đó, nghi lễ này đã sống cùng cộng đồng dân cư Lý Sơn như niềm tự hào của người dân đất đảo. Lễ khao lề thế lính Hồng Sa là dịp để tưởng nhớ, tri ân các bậc tiền nhân - những người đã giong thuyền ra Hoàng Sa, Trường Sa cắm mốc, bảo vệ và khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc từ hàng trăm năm trước. Lễ khao lề thế lính Hồng Sa là một trong những minh chứng rõ ràng khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên Biển Đông.
Lễ hội không chỉ là mơi trường cộng cảm gắn kết cộng đồng mà nó cịn là nơi để nhiều giá trị văn hóa được bảo lưu và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cùng với lễ hội khác trên đảo Lý Sơn, lễ hội khao lề thế lính Hồng Sa đã góp phần khơng nhỏ vào đời sống văn hóa xã hội, đời sống tâm linh của con người nơi đây. Đặc trưng làm nên điểm khác biệt của lễ hội khao lề thế lính Hồng Sa với các lễ hội khác đó là lễ hội được nâng thành biểu tượng minh chứng cho lòng yêu nước, ý thức về chủ quyền lãnh thổ ở đảo Hồng Sa của ơng cha từ thuở xưa
Đi qua thời gian, cư dân ở Lý Sơn đang tiếp tục gìn giữ và phát huy những giá trị của Lễ khao lề thế lính Hồng Sa, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống văn hóa lịch sử và thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn
của dân tộc. Đình làng An Vĩnh là nơi bảo tồn các hoạt động văn hóa phi vật thể liên quan đến lễ Khao lề thế lính Hồng Sa cũng như các lễ hội truyền thống của người dân trên đảo Lý Sơn. Đình làng An Vĩnh đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trao Bằng di tích Quốc gia và Bằng cơng nhận lễ Khao lề thế lính Hồng Sa là di sản phi vật thể cho huyện đảo Lý Sơn. Điều đó đã trở thành niềm tự hào đối với người dân, người con đất đảo.
Hiện nay, trên đảo Lý Sơn có khá nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn nhưng khi tới đây du khách không thể bỏ qua điểm đến hấp dẫn như Đình làng An Vĩnh. Đình làng An Vĩnh tọa lạc ngay cảng biển Lý Sơn, nằm cách đất liền khoảng 15 hải lý (khoảng gần 30 km). Mặt tiền của đình làng An Vĩnh hướng về đất liền. Khn viên của đình rộng khoảng 2.000 m2, trong đó, khoảng 1.000 m2 là sân đình. Hàng năm, cứ vào tháng 3 âm lịch hàng năm, tại đình làng An Vĩnh, nhân dân trong vùng lại nơ nức tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, tâm linh như: Lễ tế Xuân Thu nhị kỳ vào các ngày 20/2 và 20/8 (âm lịch); Lễ giỗ lục tộc tiền hiền vào ngày 16/7 (âm lịch); lễ Khao tế cầu siêu vong hồn lính Hồng Sa vào ngày 16/3 (âm lịch). Ngồi ra, đây cịn là nơi diễn ra lễ hoa đăng, lễ nhật yết, lễ đua thuyền tứ linh, các hội hè dân gian…
Đình làng An Vĩnh ngày càng thu hút đông đảo khách du lịch mọi miền cả nước đến tham quan và tìm hiểu về văn hóa, lịch sử chủ quyền biển đảo Việt Nam. Đây khơng chỉ là nơi hun đúc tinh thần, tín ngưỡng cho người dân trên đảo Lý Sơn, mà cịn là một di tích lịch sử có giá trị trong việc minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa, về ý chí bảo vệ độc lập chủ quyền của Tổ quốc Việt Nam.