.Giáo dục khoa cử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống văn hóa cư dân ba làng an (quảng ngãi) truyền thống và hiện đại (Trang 68)

Ở Ba Làng An trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, do chính sách “ngu dân” để cai trị của thực dân Pháp, việc học tập của người dân trong xã rất hạn chế, phần đơng gia đình vì nghèo đói nên khơng thể cho con em đi học. Trên 90% dân số trong xã bị mù chữ. Tuy vậy, nhân dân xã Bình Châu có truyền thống hiếu học, đã có nhiều người học giỏi, đỗ đạt cao như các cụ Trần Kỳ Phong, Nguyễn Diễn, Trần Kỳ Sum, Trần Trung Trực…Ở Bình Châu có trường làng Châu Me (trường đồng ấu dự bị có các lớp 1, 2) nổi tiếng tồn huyện, là nơi theo học của nhiều chiến sĩ cách mạng và nhiều nhà lãnh đạo phong trào cách mạng của tỉnh, huyện sau này.

Đầu năm 1965, tỉnh Quảng Ngãi đã thành lập Tiểu ban Giáo dục thuộc Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy, 10 huyện trong tình lần lượt thành lập bộ phận phụ trách giáo dục. Những năm 1964-1965, phong trào xóa mù chữ và Bổ túc văn hóa tiếp tuc được nhân rộng. Giữa năm 1965 đã có 36 lớp học xóa mù chữ với hơn 1000 học viên ở các xã, thơn vùng giải phóng. Tồn vùng giải phóng trong tỉnh có 594 lớp Bổ túc văn hóa. Những năm này, hầu hết các xã vùng giải phóng đều đã có trường cấp I phổ thông gồm 146 lớp với khoảng 5.000 học sinh. Trường cấp II phổ thơng được mở ở hầu hết các huyện giải phóng ở đồng bằng, đầu tiên là Trường Phổ thông cấp II Mộ Đức (đặt tại xã Đức Phong), sau đó là các trường Phổ thông cấp II huyện Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Bình Sơn, Đức Phổ. Mỗi trường có từ 3 đến 7 lớp với khoảng từ 120 đến 200 học sinh.

Chương trình dạy học thời gian đầu vẫn thực hiện theo chương trình của những năm kháng chiến chống Pháp. Chương trình học được soạn theo chương trình 10 năm của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trong đó, phổ thơng cấp I là 4 năm,

phổ thông cấp II là 3 năm và phổ thông cấp III là 3 năm. Năm 1965 là năm thực sự đánh dấu một bước phát triển về quy mô, hệ thống trường lớp, về định hướng mục tiêu giáo dục, nội dung, chương trình, kế hoạch giáo dục, về tài liệu, sách giáo khoa, về quá trình xây dựng bộ máy quản lý giáo dục và xây dựng đội ngũ giáo viên.

Sau chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968, nhiều thanh niên có trình độ văn hố phổ thơng đệ nhất, đệ nhị cấp ở vùng tạm chiếm và vùng giải phóng xung phong tham gia kháng chiến. Trường Sư phạm đồng bằng được thành lập (đặt tại xã Sơn Cao, huyện Sơn Hà) và chiêu sinh khoá đầu tiên với 51 học viên. Tháng 12- 1969, huyện Trà Bồng và huyện Bình Sơn được cơng nhận hồn thành xố mù chữ, đặc biệt là huyện Bình Sơn được tặng thưởng Huân chương Giải phóng hạng Ba về việc hồn thành xóa nạn mù chữ. Nhiều xã ở các huyện Đức Phổ, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh cũng đã hồn thành xố mù chữ.

Từ 1970, khi vùng giải phóng được mở rộng, nhiều huyện như Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Đức Phổ đã có trường Bổ túc văn hoá tập trung. Tỉnh mở thêm Trường Bổ túc văn hố miền núi (1971), Trường Phổ thơng cấp II - III tại xã Phổ Nhơn, huyện Đức Phổ (1972).

Như vậy, có thể thấy ở thời kì trước, vùng đất Ba Làng An, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn là 1 vùng đất được tiếp nhận nền giáo dục từ rất sớm, từ đó những con người nơi đây cũng mang trong mình truyền thống hiếu học với những con người đỗ đạt cao trong khoa cử.

Tiểu kết chƣơng 2

Văn hóa Ba Làng An trước đây do sự ảnh hưởng từ văn hóa biển, xen lẫn là các hình thức tổ chức xã hội chủ yếu từ hộ gia đình, các dịng họ đã tạo nên bản sắc văn hóa làng quê Việt nói chung và của riêng Ba Làng An nói riêng. Thời kỳ này, cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần mang đậm nét của văn hóa làng truyền thống.

Khơng gian Ba Làng An tuy nhỏ nhưng có khá nhiều nhà thờ họ, có những nhà thờ họ rất cổ. Với nhiều dịng họ trong một làng nhưng khơng có sự cạnh tranh nhau mà giữa các họ ln có sự đồn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Đời sống

văn hóa tinh thần của người dân trong làng mang đặc trưng văn hóa Việt với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình, dịng họ và việc hương hỏa. Ngồi ra cịn được thể hiện đa dạng qua lễ hội, các phong tục, tập quán của làng.

Từ những giá trị lịch sử với những bậc tiền hiền khai hoang trên đảo Lý Sơn. Cư dân Ba Làng An tham gia vào Đội Hồng Sa để gìn giữ biển đảo của đất nước. Rồi đến lễ hội Khao lề thế lính Hồng Sa trước đây đã từng tồn tại nhưng do chiến tranh và đời sống kinh tế người dân còn hạn chế nên lễ hội bị mai một.

Nhưng có thể khẳng định rằng, đời sống cư dân Ba Làng An truyền thống rất giàu những giá trị văn hóa quý báu. Đó là lớp cư dân văn hóa biển giàu giá trị truyền thống về ăn, mặc, ở… cũng như những giá trị về văn hóa, lễ hội.

CHƢƠNG 3: ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƢ DÂN BA LÀNG AN HIỆN ĐẠI 3.1. Văn hóa vật chất

Kết cấu tổ chức cư dân của Ba Làng An, thường được thiết lập trên một khu đất gần trục lộ giao thông hay như trên một quả đồi bằng phẳng, gần con đường cái quan (đường lớn), gồm có một số dịng họ tụ tập sinh sống với nhau thành từng xóm. Vài xóm họp lại thành làng, cịn gọi là thơn.

Tổ chức cộng đồng dân cư của làng Việt cơ bản mang tính khép kín. Cơ cấu làng tại đây được hình thành với nhiều xóm, ngõ. Tổ chức làng có nhiều dạng. Làng theo huyết thống gia đình, dịng họ, làng theo … Trải qua bao đời, lối sống, sự cố kết trong sinh hoạt và trong sản xuất đã dần hình thành ý thức tổ chức cộng đồng xã hội trong các làng. Những làng thường tổ chức không gian sống phù hợp với công việc. Đối với những làng thuần ngư nghiệp thì đa số tổ chức không gian sống từ đường làng, ngõ xóm… tất cả đều thông ra biển để thuận tiện cho việc đánh bắt sản xuất. Tất cả mọi thứ từ việc ra thuyền, phơi lưới hay thu hoạch cá thì đều để ra đồng sao cho gần nhất… Còn đối với những người dân làm nơng nghiệp thì những chức năng thu hoạch lúa cũng là những ngôi nhà gần cánh đồng. Bởi chính đặc điểm về các chức năng đó người ta tổ chức khơng gian sống sao cho phù hợp nhất.

Người đứng đầu làng tại Ba Làng An hiện nay là các ơng bí thư chi bộ thơn, sau đó là các ơng xóm trưởng, đội trưởng và cuối cùng là những cư dân. Từ đường lớn vào làng thì các cổng làng được xây dựng kiên cố bằng bê tơng và có khắc chữ thơn làng lên đầu cổng.

Hiện nay, tại Ba Làng An có cổng vào làng của thơn An Hải, di tích cổng làng của thôn An Vĩnh chỉ cịn cột cổng cịn sót lại sau cuộc chiến tranh chống Mỹ năm 1975, thơn An Kỳ hiện nay chưa có cổng làng. Vì trong thời gian chiến tranh trước đây thì xã An Vĩnh bao gồm cả thôn An Vĩnh, An Kỳ. Trong đó cổng làng An Vĩnh chung với cổng làng An Kỳ lấy tên cổng là cổng An Vĩnh.

Đường xá đi lại giữa các làng được đổ bê tơng tuy nhiên thì cịn một vài đường trong các xóm vẫn là những con đường đất cát. Hoặc những con đường được rải sỏi đá để ra khỏi làng cho người dân đi đánh bắt kinh tế biển.

Nhà văn hóa tại các làng Ba Làng An luôn được nhấn mạnh như một phần khơng thể thiếu trong hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở, giữ vai trò quan trọng trong việc phổ biến, nâng cao tri thức, thỏa mãn nhu cầu văn hóa của người dân tại đây. Nhà văn hóa là điểm sinh hoạt, thể dục thể thao, một số trang thiết bị được xây dựng tại đây để người dân rèn luyện sức khỏe. Nội dung hoạt động của các nhà văn hóa và cơng tác quản lý, vận hành thiết chế tại Ba Làng An rất sơi nổi. Đối với thơn An Vĩnh, thì nhà văn hóa nơi đây được coi trọng và là một nơi mà người dân rất yêu thích trong sinh hoạt hàng ngày. Thường những hoạt động tập thể thu hút nhiều người là vào các giờ xế chiều, khi một số người dân xung quanh đến đây để tập thể dục như đánh bóng chuyền, tập tạ.

Điểm nổi bật trong đời sống văn hóa Ba Làng An hiện nay chính là văn hóa kinh tế biển do các làng An Vĩnh, An Kỳ, An Hải đều nằm ngay sát rìa biển với cửa biển lớn như Sa Kỳ. Một cảng biển có vị trí chiến lược quan trọng và đẹp như. Mở ra bước phát triển cho đời sống cư dân Ba Làng An đặc biệt là thôn An Hải. Ngày nay không chỉ khai thác nguồn lợi về hải sản biển mà cư dân Ba Làng An cũng hướng tới sự phát triển kinh tế từ dịch vụ du lịch từ những vẻ đẹp hoang sơ của các làng như An Hải, Anh Vĩnh. Phát triển trên cơ sở khai thác tổng hợp nguồn lợi kinh tế biển.

“Chợ cách hóa nên non nước thế Đũa giơ rồi rủ gió trăng ngâm

Mời ơng điếu tẩu Sa Kỳ tới Rót chén n hà để dưỡng tâm

Cịn mấy câu say đây của thi sỹ tài hoa Phạm Thiên Thư, tác giả Ngày xưa Hồng thị, đưa em tìm động hoa vàng, vẽ nên bức tranh sinh động của một eo biển đẹp như mơ:

Biển cát vàng bên biển nước xanh Đồi cao cao trắng xếp mây thành Dã tràng giăng đón trùng dương lại

Thơn An Hải, An Vĩnh, vườn Đình, xóm Câu, ghềnh Cả…Ở đó khơng chỉ có những khối đá nhẵn lì, những hạt cát long lanh. Lời sóng rì rầm nhắc nhở: Mấy trăm năm trước, thủa ban sơ của Đội Hồng Sa, chính của biển này, những chàng trai quả cảm của các làng chài An Vĩnh, An Hải đã lên thuyền ra giữ đảo xa, đem cây bàng quả vuông, cây mù u, cây nhãn ra trồng lên Bãi Cát Vàng!.”

[34, tr.30]

Đẩy mạnh hoạt động khai thác kinh tế biển đảo là nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược của cư dân Ba Làng An, của các xã Bình Châu huyện Bình Sơn và xã Tịnh Kỳ thuộc thành phố Quảng Ngãi. Không chỉ là nguồn lợi về khai thác thủy, hải sản, đó cịn là tiềm năng về du lịch, tổng hợp trong việc khai thác kinh tế biển.

“Nơi đây nổi bật với các di chỉ tàu cổ đắm ở vùng biển của Ba Làng An,

thuộc Bình Châu, huyện Bình Sơn và xã Tịnh Kỳ của thành phố Quảng Ngãi. Các chuyên gia nhận xét rằng, hiếm nơi nào lại có mật độ tàu cổ đắm dày đặc như ở vùng biển Bình Châu. Trên thế giới, ngoại trừ khu vực Tam giác quỷ Bermudar ở Đại Tây Dương là nghĩa địa tàu đắm lớn nhất, cho đến nay vẫn chưa phát hiện nơi nào có mật độ tàu đắm nhiều như ở vùng biển Bình Châu, tỉnh Quảng Ngãi. Cùng với đó vùng biển Bình Châu được đánh giá là di sản địa chất hiếm hoi trên thế giới, bởi nơi đây có nhiều di tích miệng núi lửa, có chỗ rộng tới 30m2; cùng với rạn san hô cộng sinh dày đặc trên đảo đá trầm tích...” [11]

Việc khai thác tổng hợp nguồn lợi thủy hải sản tại Ba Làng An được áp dụng các phương tiện đánh bắt hiện đại, góp phần đảm bảo an tồn tính mạng và tài sản trong quá trình bám biển dài ngày, cũng như bảo quản hải sản được tốt cho các ngư dân.

Người dân tại Ba Làng An đánh bắt hải sản theo 4 mùa là Xuân, Hạ, Thu, Đơng trong đó mùa Xuân, mùa Hạ và mùa Thu là 3 mùa mà cư dân các làng An Vĩnh, An Kỳ, An Hải ra khơi nhiều ngày. Theo đó, người dân sẽ ra khơi đánh cá trong khoảng 30 ngày tại ngư trường lớn Hoàng Sa, Trường Sa. Cá đánh bắt được theo mùa thường là cá chuồn, cá nục, cá cơm, ruốc… Việc khai thác tổng hợp phát triển kinh tế biển với những văn hóa truyền thống của người dân như

làm mắm cá nục, cá cơm… tạo thành những thương hiệu mắm có vị thế và kết hợp cả quảng bá du lịch tại Ba Làng An.

Với vị thế sát biển và việc áp dụng khai thác tổng hợp hiệu quả kinh tế biển. Đời sống cư dân Ba Làng An hiện nay đang có những thay đổi nhanh chóng. Cuộc sống người dân có nhiều khởi sắc, những bữa ăn ngày càng được cải thiện, thốt khỏi tình trạng đói nghèo. Dự tính tháng 4 năm 2019, thì làng An Vĩnh, An Kỳ cùng với xã Tịnh Kỳ, thành phố Quảng Ngãi sẽ đón bằng đạt chuẩn nông thôn mới.

Đơi với kiến trúc nhà ở, đình làng, dịng họ thì tại Ba Làng An vẫn giữ kiến trúc cổ truyền Việt Nam đa phần sử dụng kết cấu khung gỗ kết hợp với các vật liệu bổ trợ khác như gạch, đá, ngói, đất, rơm, tre… Trong thể loại kiến trúc này, thực sự khơng có sự khác biệt nhiều về kết cấu của các thể loại cơng trình. Điều đáng nói, là cho đến giai đoạn hiện nay thì nhà cửa tại Ba Làng An vẫn rất giản dị. Những mái nhà ngói đã được tu bổ nhưng khoảng cách từ trần nhà xuống nền nhà rất thấp vì người dân cho rằng như thế sẽ tránh được một phần thiệt hại do gió bão. Đa phần nhà dân tại Ba Làng An là nhà gạch mái Ngói đơi khi vẫn cịn những nhà có một hai phịng đất và một số nhà khá giả hơn thì xây nhà mái bằng.

Khác với nhà ngói ở miền Bắc thường những nhà ở đây rất nhỏ vì sự hạn chế kinh tế của gia đình. Cơ bản khung xà nhà được làm bằng gỗ (cột, dầm, vì kèo), tường thì là tường gạch. Nhà có các cột để chống đỡ nhà và để phân chỗ ngủ cho bố mẹ, con trai, con gái, khách. Trong nhà có bàn thờ thường được làm lõm vào ở giữa những bức tường.

Truyện dân gian dẫn về nguồn gốc của nhà sàn từ hình tượng con rùa; mái nhà là mai rùa, tượng trưng cho trời mang yếu tố dương; sàn là bụng – phẳng, tượng trưng cho đất -âm, cột là chân…. Do âm dương hồ hợp mà ngơi nhà ấm cúng và hạnh phúc.

Từ nét kiến trúc đặc trưng của các gia đình Ba Làng An là nhà mái ngói nhỏ thấp thì ngày nay khi đời sống người dân tại đây đang phát triển thì những

ngơi nhà mái ngói đang dần được thay thế. Đặc biệt là những nhà gần đường lớn, đường liên thơn, liên xã thì được xây dựng bê tơng hóa khang trang.

Thơng thường thiết kế nhà và nhà thờ dòng họ, đền tại Ba Làng An thường được chia thành 3 gian. Nếu là nhà thì sẽ là gian chính là chính diện ở giữa và gian phụ là các gian bên cạnh nhà. Còn đối với nhà thờ, dịng họ thì chính giữa là được thiết kế để thờ những thần linh có vị thế to nhất. Sau đó là hai bên được xếp theo vai trò, thứ bậc lần lượt từ trái sang phải. Từ chính diện sang hai cánh gà ở hai bên.

Hướng nhà thì đa phần là hướng Đông Nam, tùy từng vị thế như nhà hướng ra đường lớn hoặc khoảnh đất có vị trí lệch thì các ngơi nhà mới quay các hướng khác, sao cho phù hợp nhất.

Nhìn chung thì đời sống văn hóa vật chất của cư dân Ba Làng An vẫn còn nhiều những hạn chế so với đời sống cư dân các vùng đồng bằng. Nhà cửa, kiến trúc dịng học, gia đình… cịn nhiều những hạn chế bởi người dân khu này cịn nghèo khó. Đang trong thời kỳ phát triển. Hiện nay, khi Nhà nước chú trọng tới vai trò của biển đảo, kết hợp quảng bá hình ảnh du lịch của đảo Lý Sơn. Thì lượng khách du lịch là nguồn lực thúc đẩy cuộc sống cư dân tại Ba Làng An phát triển. Từ năm 2015 thì người dân nơi đây đang có những thay đổi nhanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống văn hóa cư dân ba làng an (quảng ngãi) truyền thống và hiện đại (Trang 68)