Bộ máy hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống văn hóa cư dân ba làng an (quảng ngãi) truyền thống và hiện đại (Trang 40 - 44)

1.2 .Vị trí địa lý và lịch sử hình thành

1.4. Đời sống xã hội

1.4.3. Bộ máy hành chính

Bộ máy quản lý hành chính các cấp ở Việt Nam ra đời và phát triển từ rất sớm. Đến trước thời kỳ cận đại, hệ thống này đã được hoàn thiện từ trung ương trở xuống đến các cấp địa phương. Trong hệ thống đó, làng là đơn vị cấp cơ sở. Bộ máy quản lý làng xã được tự quyết trong rất nhiều việc như mức thuế khoá dân phải nộp, điều dân đinh thực hiện các công việc lao dịch, binh dịch; phân bổ tiền công quỹ; tiến hành các loại thờ cúng và nghi lễ của làng xã, và đặc biệt là quản lý và phân phối ruộng đất công làng xã. Thực ra tất cả những nội dung này đều được quy định trong luật pháp của nhà nước, nhưng trên thực tế các làng đều tiến hành theo phong tục riêng của mình. Điều quan trọng là việc tiến hành theo “lệ” nhưng vẫn tồn tại cùng sự đồng tình của dân làng, cho nên đối với người dân, làng xã như một quốc gia thu nhỏ và có tầm quan trọng đơi khi cịn hơn quốc gia.

Đời nhà Hồ đất Bình Sơn mang tên là huyện Trì Bình trong châu Tư, thuộc lộ Thăng Hoa. Đến đời nhà Lê, huyện Bình Sơn mang tên là huyện Bình Dương, sau đổi thành huyện Bình Sơn thuộc phủ Tư Nghĩa. Đến đời vua Đồng Khánh huyện Bình Sơn có 6 tổng với 158 xã, thơn, trại, phường, ấp, vạn, ty.Đến năm 1890, các làng, xã, ấp phía nam tách ra thành lập châu Sơn Tịnh, huyện Bình Sơn đổi gọi là phủ Bình Sơn. Phủ Bình Sơn có 5 tổng Bình Điền, Bình Hà, Bình Thượng, Bình Trung, Lý Sơn, với 84 làng.[79,phần V, tr. 19].

Trước Cách mạng tháng Tám, dưới chế độ thực dân phong kiến, cư dân Bình Châu đã phải chịu sự đè nén, bóc lột tận xương tủy của các thế lực xâm lược và tay sai. Để cai trị nhân dân, điều hành cơng việc trong xã phục vụ cho lợi ích của mình, chính quyền thực dân phong kiến đã thiết lập tại các thơn (xã cũ) ở Bình Châu bộ máy hành chính.

Đứng đầu chính quyền xã là lý trưởng, phó lý trưởng và ngũ hương (hương hộ chuyên trách công tác hộ tịch; hương kiểm lo an ninh trật tự, hương mục làm nhiệm vụ quản lý đường giao thông; hương dịch chuyên điều hành lao động phục dịch, đi xâu, làm cơng ích; hương bổn phụ trách tài chính. Để quản lý địa phương, giữ gìn trật tự thơn xóm, xã có hương ước quy định việc đi lại, ăn ở,

hội họp, ngôi thứ, tế lễ…Trong hương ước đó có một số điều khoản tích cực góp phần giữ gìn gia phong, đạo đức, tình làng nghĩa xóm…nhiều quy định trong hương ước cịn có tác dụng tích cực đến cả đời sống xã hội sau này.

Tuy nhiên, một số điều khoản trong hương ước vẫn hạn chế, cực đoan, đặc biệt là các quy định xử phạt đối với phụ nữ, các quy định phân biệt đối xử thứ bậc giữa các thành phần trong xã hội. Nhiều phần tử trong bộ máy cai trị thôn, xã lúc trước đã lợi dụng những điều tiêu cực trong hương ước để ràng buộc quyền lợi của nhân dân lao động, biển thủ của công, định mức không công bằng trong sản xuất, lao động và chế độ thưởng phạt, chia rẽ các dịng họ, gây ra nhiều sự bất bình trong đời sống của đồng bào.

Ngoài bộ máy hương lý, ở xã cịn có hội đồng kỳ mục (gồm các chánh, phó tổng, lý trưởng trước đây) có vai trị giúp đỡ bộ máy đương chức trong việc xây dựng đình chùa, trường học, đường giao thơng, tham gia xử lý các vụ việc làm mất an ninh trật tự, các vụ kiện cáo ở địa phương.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, phủ Bình Sơn lấy tên là phủ Nguyễn Tự Tân, một thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp, hy sinh vì nước năm 1885. Đến tháng 6.1946, phủ Nguyễn Tự Tân đổi gọi là huyện Bình Sơn. Sau khi cắt phần đất phía tây giao cho huyện Trà Bồng, huyện Bình Sơn hợp nhất các làng xã nhỏ thành 19 xã lớn đều lấy chữ Bình làm đầu: Bình Khương, Bình Lâm, Bình Chương, Bình Minh, Bình Trung, Bình Thới, Bình Lập, Bình Dương, Bình Tân, Bình Phú, Bình Thạnh, Bình Hiệp, Bình Thanh, Bình Hịa, Bình Châu, Bình Trị, Bình Hải, Bình Đơng, và xã hải đảo Lý Sơn. Năm 1952, xã Bình Lâm nhập về huyện Trà Bồng. Sau mấy lần nhập xã, chia xã, đến năm 1954, huyện Bình Sơn có 25 xã.

Thời chính quyền Sài Gịn kiểm sốt, đổi tên huyện Bình Sơn thành quận Bình Sơn và đặt lại tên cho 25 xã cũng lấy chữ Bình làm đầu: xã Bình Khương đổi thành xã Bình Phiên, xã Bình An đổi là xã Bình Thượng, xã Bình Minh đổi là xã Bình Tuy, xã Bình Mỹ đổi là xã Bình Tuyến, xã Bình Nguyên đổi là xã Bình Thắng, xã Bình Trung đổi là xã Bình Thành, xã Bình Chương đổi là xã Bình Khánh, xã Bình Thạnh đổi là xã Bình Sa, xã Bình Chánh đổi là xã Bình

Nghĩa, xã Bình Dương đổi là xã Bình Thủy, xã Bình Thới đổi là xã Bình Vân, xã Bình Long đổi là xã Bình Phương, xã Bình Hiệp đổi là xã Bình Liên, xã Bình Thuận, Bình Đơng nhập chung và đổi là xã Bình Giang, xã Bình Trị đổi là xã Bình Thơng, xã Bình Phước đổi là xã Bình Lãnh, xã Bình Thanh đổi là xã Bình Hồng, xã Bình Hải đổi là xã Bình Thiện, xã Bình Hịa đổi là xã Bình Kỳ, xã Bình Phú đổi là xã Bình Ân, xã Bình Tân đổi là xã Bình Nam, xã Bình Châu đổi là xã Bình Đức, xã Bình Vĩnh đổi là xã Lý Vĩnh, xã Bình Yến đổi là xã Lý Hải. Các cấp bộ Đảng và từ 1964 có chính quyền cách mạng, ta vẫn gọi là huyện Bình Sơn và tên các xã có từ thời kháng chiến chống Pháp.

Để tiện việc chỉ đạo tổ chức kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trong những năm 1961 - 1965 và 1970 - 1975, Tỉnh ủy Quảng Ngãi quyết định nhập các xã phía đơng Quốc lộ 1 của huyện Bình Sơn cùng các xã phía đơng huyện Sơn Tịnh lập thành huyện Đông Sơn trực thuộc tỉnh, các xã phía tây vẫn gọi là huyện Bình Sơn. Sau ngày giải phóng 1975 đất nước thống nhất, huyện Bình Sơn và các xã chính thức trở về tên cũ đã có trong kháng chiến chống Pháp. Đến năm 1993, hai xã đảo Bình Vĩnh, Bình Yến tách khỏi huyện Bình Sơn lập thành huyện Lý Sơn trực thuộc tỉnh. Từ đó đến năm 2004, một số xã chia thành hai đơn vị. Huyện Bình Sơn hiện có 1 thị trấn và 24 xã với 99 thôn, tổ dân phố.[79, phần V, tr. 20]

Tiểu kết chƣơng 1

Trước khi đi vào nội dung nghiên cứu về đời sống văn hóa, tác giả luận văn đã khái quát những nét tiêu biểu nhất về Ba Làng An. Đây là ba có vị trí địa lý nhơ ra biển tạo thành nơi gần nhất đến đảo Lý Sơn và ra đảo Hoàng Sa. Từ sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nhân dân trong vùng đổi tên gọi Ba Tân Gân trước đây thực dân Pháp hay gọi đổi thành Ba Làng An (An Hải, An Kỳ, An Vĩnh). Trải qua nhiều thời kỳ phát triển đến trước tháng 4 năm 1975, đời sống cư dân Ba Làng An có nhiều thay đổi từ kinh tế, văn hóa, giáo dục, giao thông… Lịch sử phát triển của cư dân Ba Làng An gắn liền với sự phát triển của tỉnh Quảng Ngãi.

Với vị trí địa lý giáp biển, cư dân giàu truyền thống kinh tế biển. Ba Làng An được biết đến là vùng đất có bề dày truyền thống cách mạng với những trang sử vẻ vang, hào hùng, gắn liền với chiều dài lịch sử dân tộc đồng thời đây cũng là nơi có nhiều nét văn hóa đặc sắc. Các đặc điểm về tự nhiên-dân cư, điều kiện phát triển kinh tế và các đặc điểm văn hóa- xã hội đã hình thành nên những nét đặc trưng trong đời sống văn hóa của địa phương nơi đây.

Qua nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính cũng như q trình xác nhập vào các đơn vị hành chính khác nhau. Cư dân Ba Làng An vẫn được đánh giá là những cư dân tiên phong trong hoạt động khai thác kinh tế biển đảo. Chính những kinh nghiệm quý báu từ đời sống văn hóa biển của cư dân tại đây, là cái nơi của đội Hồng Sa. Những con người đầu tiên đặt nền móng cho sự khai thác và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Việt Nam.

CHƢƠNG 2: ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƢ DÂN BA LÀNG AN TRUYỀN THỐNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống văn hóa cư dân ba làng an (quảng ngãi) truyền thống và hiện đại (Trang 40 - 44)