Gia đình và dịng họ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống văn hóa cư dân ba làng an (quảng ngãi) truyền thống và hiện đại (Trang 35 - 40)

1.2 .Vị trí địa lý và lịch sử hình thành

1.4. Đời sống xã hội

1.4.2. Gia đình và dịng họ

Gia đình là một đơn vị kinh tế, một đơn vị xã hội, nhưng nó khơng tồn tại độc lập mà luôn luôn tồn tại phụ thuộc vào làng. Cộng đồng làng vừa là tập hợp của các gia đình vừa là nhu cầu tồn tại và phát triển của mỗi gia đình nơng dân. [50,tr.124].

Gia đình truyền thống trong làng xã của người Việt thường là các gia đình hạt nhân gồm một vợ một chồng và những đứa con chưa trưởng thành nhưng

nhìn chung các triều đại phong kiến vẫn thường khuyến khích các gia đình có nhiều thế hệ cùng sinh sống.

Ở Quảng Ngãi nói chung và Ba làng An nói riêng, hầu hết các gia đình người Việt ở đây đều theo kiểu tiểu gia đình phụ quyền, chung sống 3 thế hệ, bao gồm: ông bà - cha mẹ - con cái. Cũng có khi là 4 thế hệ: ông bà cố - ông bà - cha mẹ - con cái, nhưng trường hợp này không phổ biến, bởi lớp ơng bà cố cịn sống rất hiếm.

Từ năm 1945 trở về trước, người vợ trong gia đình gần như phụ thuộc hoàn tồn vào người chồng. Đàn ơng ln giữ vai trị người chủ gia đình, quyết định mọi cơng việc trong gia đình, độc quyền tham gia các hoạt động xã hội, người đàn bà chỉ gánh vác những việc nội trợ, chợ búa... Tình trạng ấy có nhiều ngun nhân, trong đó có dấu ấn trọng nam khinh nữ của Khổng giáo. Người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống cũng như trong các hoạt động xã hội. Hiện nay, việc đối xử giữa nam - nữ, vợ - chồng có nhiều đổi khác. Người phụ nữ dần được đối xử bình đẳng với nam giới, tuy cũng cịn nhiều nơi, nhiều gia đình, người phụ nữ vẫn chưa thật sự được coi trọng.

Trong thời phong kiến, người đàn ông được quyền lấy nhiều vợ (chế độ đa thê). Vợ lớn nhất gọi là vợ cả, hoặc là chính thất; vợ tiếp theo gọi là vợ lẽ, vợ thứ. Người nào có con thì người con gọi người mẹ sinh ra mình là mẹ đẻ, cịn gọi là mẹ hay má. Nếu mẹ đẻ chết, cha lấy vợ khác, thì người ta gọi người vợ thứ, vợ lẽ đó là mẹ ghẻ hoặc dì ghẻ. Con của người vợ lớn cũng gọi người vợ thứ của cha là mẹ hay dì, mợ…

Về họ hàng nhà nội, cách xưng hô của người Quảng Ngãi cũng như của cư dân Ba Làng An gần giống như cách xưng hơ của người Việt ở phía Bắc. Bác là anh ruột hay anh họ của cha; chú, cô là em ruột hay em họ của cha. Vợ của bác được gọi là bác gái; vợ của chú được gọi là thím; chồng của cơ được gọi là dượng. Nhưng ở đây, trong vai vế họ hàng nhà nội, có một sự khác biệt nhỏ so với người Việt ở phía Bắc. Ở phía Bắc, chị ruột, anh rể của cha vẫn được gọi là bác, trong khi ở Quảng Ngãi và phía Nam nói chung, chị ruột của cha cũng gọi là cô, và dĩ nhiên chồng của cô cũng được gọi là dượng.

Về họ hàng nhà ngoại, cách xưng hô của người Quảng Ngãi cũng có khác chút ít so với người Việt ở phía Bắc. Ở phía Bắc, anh ruột, anh họ mẹ, chị ruột, chị họ mẹ đều được gọi là bác, nhưng ở Quảng Ngãi, anh ruột, anh họ mẹ, em trai mẹ đều gọi là cậu; chị ruột, chị họ mẹ, em gái mẹ đều gọi là dì. Vợ của cậu gọi là mợ, chồng của dì gọi là dượng.

Đặc biệt trong quan hệ gia đình, người ta ln coi trọng nếp nhà, hay cịn gọi là gia phong. Ơng bà, cha mẹ ln răn dạy con cháu là phải giữ "gia phong". Bên cạnh đó, các gia đình ở Ba Làng An cịn ln coi trọng sự học, hay nói cách khác có truyền thống hiếu học. Trong gia đình cha mẹ ln khun bảo, nhắc nhở con cái phải luôn cố gắng học tập. Ngày trước, người ta ln quan niệm dù có đói khổ đến cỡ nào cũng gắng cho con học được ít "chữ thánh hiền". Ngày nay, truyền thống hiếu học vẫn tiếp tục được giữ vững trong mọi gia đình.

Hai làng An Vĩnh, An Hải ở hai bên bờ Bắc, bờ Nam cửa biển Sa Kỳ vốn có quan hệ mật thiết với nhau và từ đầu thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XVII đã cùng nhau tiến ra “khai chiếm” đảo Lý Sơn, theo gia phả họ Phạm Văn ở xã Lý Vĩnh huyện Lý Sơn cho biết thời điểm cụ thể là năm Hoằng Định thứ 9 (1609). Lục tộc (6 họ: Phạm Văn, Phạm Quang, Võ Xuân, Võ Văn, Lê và Nguyễn) của làng An Vĩnh (huyện Sơn Tịnh) lập ra phường An Vĩnh là khu vực xã Lý Vĩnh, Lý Sơn hiện nay; còn Thất tộc (7 họ: Nguyễn, Trương, Dương, Nguyễn, Nguyễn, Trần, Võ) của làng An Hải (huyện Bình Sơn) lập ra phường An Hải là khu vực xã Lý Hải, Lý Sơn hiện nay. Tuy đã là các phường riêng, nhưng cho đến trước năm 1804, các phường An Vĩnh, An Hải vẫn còn phụ thuộc vào đất liền và chịu chung các nghĩa vụ ở làng quê gốc ở vùng cửa biển Sa Kỳ. Truyền thuyết cho hay, ngày xưa mỗi lần trong đất liền có việc, chỉ cần gióng trống là người ngoài đảo Lý Sơn kéo nhau về làng đầy đủ. Tuy trên đảo, ranh giới hai phường An Vĩnh, An Hải là khá rõ ràng, nhưng trên thực tế dân cư hai phường có quan hệ gắn bó với nhau. Họ Phạm Văn ở phường An Hải có nguồn gốc với họ Phạm Văn ở phường An Vĩnh. Gia phả và tài liệu truyền miệng cho hay, cụ tổ dòng họ là Phạm Văn Nhiên vốn là người đi lính Hồng Sa trở về và chuyển sang lập nghiệp ở An Hải. Con cháu cụ theo truyền thồng của dịng họ vẫn tiếp

tục đi ra Hồng Sa. Họ Mai ở An Hải lại không phải từ vùng cửa biển Sa Kỳ ra mà từ vùng Gia Định đến phường An Hải vào cuối đời Lê Mạt. Khoảng thời vua Gia Long (1802-1820), trong họ co nhiều người tham gia đội Hoàng Sa như Mai Văn Chang, Mai Văn Lịn,…Tuy thế trong thực tế, người tham gia đội Hồng Sa trước sau vẫn chủ yếu là người xã An Vĩnh trong đất liền và phường An Vĩnh ngoài hải đảo và ngay cả đến lúc đã chia tách thành các đơn vị hành chính độc lập thì họ vẫn gắn bó máu thịt với nhau trong sứ mệnh thiêng liêng là bảo vệ chủ quyền biển đảo. [49, tr.159].

Ở xã Bình Châu từ bao đời nay các dịng họ trong xã vẫn giữ một phong tục rất đẹp mỗi khi cận Tết, đó là chạp họ. Ngày chạp được định vào những ngày khác nhau theo truyền thống của dòng họ nhưng thường vào tháng Chạp, cận kề Tết Nguyên đán. Ngày chạp họ được tổ chức rất trang trọng và vẫn giữ nhiều nét truyền thống từ lâu đời.

Trước ngày diễn ra chạp họ chính thức, có những buổi họp để bà con trong họ cùng bàn bạc, thống nhất chi phí, phân cơng các công việc cần thiết. Ơng Nguyễn Nhứt, 72 tuổi, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, chia sẻ: Con cháu trong dòng họ tùy tâm và điều kiện kinh tế, có nhiều đóng góp nhiều, có ít đóng ít, trước để nhang khói cho ơng bà tổ tiên. Sau cùng, dịng họ có dịp gặp gỡ để nhìn lại một năm trơi qua. Kinh phí cịn dư thì cịn tích lũy cho lần chạp họ năm sau, ủng hộ hội khuyến học, hỗ trợ người trong họ lúc ốm đau, ngặt nghèo hoặc nâng cấp nhà thờ...

Vào ngày diễn ra Chạp họ, bác trưởng họ sẽ phân cơng làm ba nhóm. Một nhóm đàn ơng, thanh niên trai tráng mang cuốc xẻng, hương, hoa quả xuống khu vực mộ tổ và người đã mất trong họ để tảo mộ, dọn dẹp, dâng hương khấn vái. Đây là dịp để ơng trưởng họ giải thích một cách dễ hiểu cho các con cháu mới lớn về nguồn cội của ơng bà tổ tiên trong dịng họ để con cháu biết nguồn gốc của mình từ đâu.

Một nhóm đàn ơng khác thì ở nhà dọn dẹp, sửa soạn trầu, rượu, bày biện mâm cúng. Cịn phụ nữ trong họ, theo sự phân cơng từ trước sẽ lo đi chợ, bếp núc, nấu nướng để lo phần lễ cho tổ tiên.

Khi đã phân công công việc cụ thể cho từng nhóm người xong, thì sẽ tiến hành đến phần lễ. Tuần tự theo thứ bậc trong họ, những người có “vai vế” mặc trên mình bộ trang phục truyền thống, ông trưởng họ sẽ mặc bộ áo dài màu đen và là người đọc bài văn tế, cùng với những người có vai vế trong họ sẽ mặc những bộ áo dài màu đỏ hoặc vàng, đội khăn xếp ngồi bên cạnh ông trưởng họ để cùng làm lễ tế, đồng thời cùng với đại diện từng nhà thắp nén nhang, lịng thành khấn vái mời ơng bà tổ tiên về dự với con cháu.

Mâm cúng tổ tiên gồm có hương, hoa tươi, đèn nến cùng với hoa quả và đồ ăn mặn do những người phụ nữ trong họ nấu để dâng lên tổ tiên. Nhịp sống hiện đại, ở các làng quê bây giờ các ngày giỗ, cúng thường thuê người nấu nướng, bày biện khơng khác gì đám cưới. Thế nhưng, các bậc trưởng bối trong các dịng họ ở đây vẫn quyết định giữ gìn truyền thống tốt đẹp, giản dị nhất đó là tự tay làm mọi việc. Điều này thể hiện lịng thành kính của con cháu đối với ơng bà tổ tiên trong dịng họ.

Sau lễ cúng, việc họp họ được tiến hành. Giữa khơng khí đầm ấm và thiêng liêng, mọi người cùng nhau ôn lại những truyền thống gia đình, dịng họ, nhắc nhau gìn giữ nếp nhà, những điều thiêng liêng, tốt đẹp vốn có từ xưa để con cháu sau này luôn ghi nhớ và thực hiện cho tốt.

Bác trưởng họ cũng sẵn dịp tổng kết tình hình trong năm qua của dịng họ. Mọi người cùng trò chuyện rơm rả và đóng góp để xây dựng dịng họ ngày càng vững mạnh, đem lại phồn vinh cho con cháu.

Với quan niệm "Uống nước nhớ nguồn", “Lá rụng về cội”, có thể nói, lễ chạp họ hằng năm đã mang lại những nét văn hóa đẹp từ xưa đến nay. Mỗi năm một dịp, con cháu ở quê nhà hay đi làm ăn xa cũng đều về làng tham gia chạp họ để thăm viếng, tảo mộ, tưởng nhớ tổ tiên; được gặp gỡ, tâm sự, ơn lại truyền thống gia đình, dịng họ.Đây cũng là dịp để người trẻ trong họ cùng tìm hiểu gốc gác, nguồn cội, hứa trước tổ tiên sẽ phấn đấu nhiều hơn nữa để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của dòng họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống văn hóa cư dân ba làng an (quảng ngãi) truyền thống và hiện đại (Trang 35 - 40)