3.2 .Đời sống văn hóa tinh thần
3.2.2 .Tín ngưỡng trong gia đình
4.1. Một số đặc trƣng nổi bật
4.1.2. Sự đan xen của các lớp dân cư Chămpa Việt
Vùng biển Ba Làng An là nơi người Chămpa cổ sinh sống đông đảo từ trước thế kỷ XV, hiện nay còn để lại nhiều dấu tích qua các hiện vật như hệ thống tượng đá, các đồ dùng trong sinh hoạt sản xuất, đời sống, các giếng Chăm dọc biển và hệ thống các thành lũy. Hệ thống phòng thành Cổ Lũy là hệ thống
phòng thành kiên cố của người Chawmpa cổ được xây dựng từ thế kỷ IX, X. Tại thành Châu Sa các nhà khảo cổ phát hiện ra những dấu vết cư trú của người Chăm khá đơng đúc. Ở đây có một trung tâm sản xuất gốm (Bàu Khế), một khu sản xuất đồ thờ tự (Núi Chồi) và nhiều di vật khác. Và cũng từ những phát hiện khảo cổ, các nhà nghiên cứu cũng đã chứng minh, Quảng Ngãi không đơn thuần là khu đệm giữa hai đầu kinh đơ Sinhapura, Indrapura (Quảng Nam) và Vajaya (Bình Định).
Người Việt đến định cư ở mảnh đất, từ thời Lê Thánh Tông, thời các chúa Nguyễn tiếp theo, hoặc trước đó, vào thời nhà Hồ, cũng bắt đầu bằng việc đi dọc biển và rồi xây dựng làng xóm dọc theo những vùng quanh ven biển, số đông trong những người di cư có nguồn gốc là nơng dân lam lũ trên những cánh đồng bạc màu vùng Thanh- Nghệ.
Làng Việt ở vùng ven biển Ba Làng An nói riêng và tỉnh Quảng Ngãi nói chung, là làng Việt +Chăm, mà trong đó yếu tố Việt là cốt lõi. Dấu vết Chăm có thể tìm thấy trong phương thức sản xuất, trong tổ chức đời sống, trong tiếng nói và cả trên phương diện văn hóa. [54, tr. 82]
Về phương thức sinh sống, người Việt vốn có phương thức sản xuất đa dạng, dù là sống bên cạnh biển. Họ không chỉ đơn thuần đánh bắt cá, chế biến hải sản, làm muối, mà cịn trồng trọt, chăn ni, bn bán…Khi đã đặt vào thế “đứng trước biển” họ cũng dễ dàng thích nghi với mơi trường biển, nhưng không quên gốc gác của người làm ruộng lúa nước. Không chỉ làm nơng nghiệp, người Ba làng An cịn giỏi nghề đánh cá, tiêu biểu là người làng An Vĩnh. Một bộ phận lớn cư dân làng An Vĩnh đã chuyên tâm với nghề biển và làm những nghề nghiệp càng ngày càng gắn bó với biển hơn. Cho nên, có thể nói với cách tổ chức sản xuất này, người ven biển Quảng Ngãi cũng có nét tương đồng với cư dân ven biển từ Nghệ Tĩnh vào Nam, đó là truyền thống biển ngày càng đậm nét hơn, các làng ngư nghiệp “cũng thuần nhất hơn, việc khai thác thủy sản chiếm tỉ lệ cao hơn so với nơng nghiệp”. Hay nói một cách khác, ở vùng này “yếu tố biển” vượt trội hơn “yếu tố nơng nghiệp”. Ngồi mơi trường biển có nhiều thuận lợi hơn ở vùng Bắc bộ như đã nói ở trước, để có sự vượt trội đó cịn là nhờ họ
cùng sống chung với người Chăm rồi kế thừa truyền thống biển của người Chăm, tiêu biểu như việc kế thừa cách sử dụng và sản xuất chiếc ghe bầu, đó là làng An Vĩnh. Chính sự vượt trội “yếu tố biển” sẽ ảnh hưởng lớn đến di sản văn hóa dân gian, bởi chúng sẽ tạo ra sự vượt trội “yếu tố biển” trong các loại hình văn hóa, tín ngưỡng, phong tục…Và cũng nhờ yếu tố biển này càng đậm nét trong đời sống sinh hoạt, sản xuất mà cư dân ven biển Quảng Ngãi đã dần dần vươn ra biển lớn.
Trong quá trình hội nhập và sáng tạo, cư dân ven biển còn gặp gỡ, tiếp xúc với văn hóa Chăm, văn hóa Hoa và các yếu tố văn hóa khác, để rồi vốn văn hóa văn nghệ dân gian ở vùng đất này có những nét riêng, không kém phần phong phú, đa dạng, nhưng khơng hề xa rời cội nguồn văn hóa Việt. Hay nói một cách khác, nhờ đi dọc biển, nhờ môi trường biển-môi trường mang đậm dấu ân văn hóa Chăm-mà cội nguồn văn hóa Đơng Nam Á của người Việt được đánh thức và để rồi trên nền tảng văn hóa Việt là cốt lõi, người Việt ở vùng đất này được đón nhận các yếu tố văn hóa khác.