Phong tục tập quán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống văn hóa cư dân ba làng an (quảng ngãi) truyền thống và hiện đại (Trang 64 - 68)

2.1 .3.Ở

2.2.1 .Tín Ngưỡng

2.2.2. Phong tục tập quán

2.2.2.1.Sinh đẻ

Ngày xưa, người đàn bà có chồng mà khơng con thì bị xem như có lỗi với gia đình, dịng họ, nên phải lo chữa bệnh, phải thực hiện các nghi thức cầu tự ở đình, chùa, miếu... Nếu khơng sinh đẻ được, thì người vợ phải đứng ra cưới vợ bé cho chồng để có con nối dõi.

Khi mang thai đứa bé, bà mẹ phải thực hiện thai giáo, phải kiêng cữ nhiều điều, không được làm nặng nhọc, khơng ăn uống những thức ăn có hại, khơng được nói lời thơ tục, phải "giữ mồm giữ miệng", không được "đạp phải lỗ chân trâu", phải ăn trứng gà, uống nước dừa để sinh con có da dẻ hồng hào. Sau khi sinh, nhau đứa trẻ phải chơn cẩn thận ở góc nhà, góc vườn, khơng để ngấm nước (người ta tin rằng nếu để nhau ngấm nước đứa trẻ sau này sẽ bị ghẻ lở, mụn nhọt).[10, tr27]

Trước nhà thường treo một nhánh dứa và cục than để làng xóm biết, người ngồi gia đình khơng được vào nhà khi nhà đó đang có sản phụ trong thời gian ở cữ. Sản phụ phải nằm ở buồng kín trong suốt thời gian ở cữ và cịn kéo dài đến khi đứa trẻ đầy tháng, không đụng chạm vào nước lạnh, phải nằm than lửa, phải xoa nghệ khắp người, ăn các loại thức ăn mặn, như cá bống kho tiêu, mắm cái kho muối tiêu, không được ăn các thứ thức ăn loãng, như cháo, canh..; thức uống là nước vỏ dền, hoặc là vằng/dằng (nên mới có câu: "Mẹ sinh mang nặng đẻ đau/Ăn cay uống đắng biết bao ân tình").

Cữ con trai là 7 ngày, cữ con gái là 9 ngày. Vào ngày đầy cữ, gia đình phải lo cúng đầy cữ, còn gọi là cúng mụ (12 bà mụ). Nhiều gia đình, sau khi sinh con cịn cúng gia tiên, cúng thổ cơng, cúng ở đình làng (nếu là con trai). Vào ngày đầy tháng, gia đình cũng làm lễ cúng gia tiên, thổ cơng, mời bạn bè, hai bên cha mẹ đến ăn mừng; những người đến thăm đều tặng quà cho bà mẹ và đứa trẻ. Vào ngày giáp năm làm lễ thôi nôi. Lễ thôi nôi thường làm nghi thức "thí nhi" (thử trẻ) và đặt tên cho trẻ (có nơi lễ đặt tên được thực hiện cùng lúc với lễ ra cữ, hoặc lễ đầy năm). Tên con không được trùng với tên của ơng bà và những người thân thích hai bên nội, ngoại, tên phải theo sở nguyện của cha mẹ, ông bà.

Nếu cha mẹ hiếm muộn con cái mà thấy con sinh ra hay ốm đau thì làm lễ bán khoán, gửi tên tuổi con cho thần, phật, đến 12, 13 tuổi thì làm lễ chuộc về. Khi cho con đi đâu xa phải quẹt nhọ nồi trên trán để tránh điều khơng hay. Khi con hay khóc đêm, ngủ thường giật mình, thì lấy dao, rựa đặt ở đầu giường. Khi đứa trẻ nấc cụt thì lấy lá trầu dán vào trán. Khi hay đái dầm thì lấy con nhện đốt tán bột cho em bé uống, lấy tơm tít luộc cho em bé ăn (ở vùng biển)...

Trên đây là những phong tục tập quán trong việc sinh đẻ của cư dân Ba làng An truyền thống, đến nay nhiều quan niệm, phong tục tập quán vẫn được lưu giữ, nhưng cũng có nhiều quan niệm bị bỏ hoặc thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội, cũng như điều kiện phát triển ngày nay.

2.2.2.2. Hôn nhân

Ngày trước, việc cưới hỏi phải theo đúng tập tục được quy định trong hương ước của làng. Nhiều bản hương ước còn lại cho biết, con gái phải 15 tuổi trở lên mới được lấy chồng, con trai phải 18 tuổi trở lên mới được lấy vợ, từ lúc đi làm lễ hỏi đến khi cưới không được quá 6 tháng. Các bản hương ước cũng định rõ, nhà gái không được yêu sách nhà trai trong sính lễ; các thứ "hành trang" như xe ngựa, xiểng, đưa đón dâu... cũng tùy vào sự thỏa thuận của hai bên, và phải báo cho Hương bộ biết, phải khai giá thú và nạp lệ cho làng. Nếu cưới con gái làng khác thì phải tuân theo quy định về hôn lễ của làng nhà gái.

Trong hôn nhân, ngày trước người ta hay tìm chỗ "môn đăng, hộ đối". Cũng có trường hợp việc hơn nhân được đính ước khi con cịn nằm trong bụng mẹ, nhưng trường hợp này không nhiều. Vợ chồng thường hơn kém nhau chừng vài ba tuổi.

Trước đây, để tiến hành chuyện hôn nhân phải qua các nghi lễ: lễ nạp thái, lễ vấn danh, lễ nạp cát, lễ nạp tệ, lễ thỉnh kỳ và lễ thân nghinh. Khi gia đình nhà gái đồng ý thì tiến hành làm ngay lễ sơ vấn (dạm hỏi). Lễ sơ vấn phải có người làm "mai dong" (thường là người phụ nữ có uy tín trong làng). Ngày nay lễ sơ vấn (hay vấn danh) cũng đã lược bỏ, việc nhờ mối lái cũng ít dần, mà thường là tiến hành một lễ thức trước lễ cưới, đó là lễ hỏi. Lễ hỏi (hay nạp tệ, đính hơn) là lễ thức chính thức cơng nhận con dâu, con rể. Họ nhà trai mang lễ vật đến họ

nhà gái (trầu cau, rượu, chè, bánh trái, bông tai, nhẫn cưới...) để làm lễ hỏi vợ cho con, cháu, và đôi bên cùng chọn "ngày lành tháng tốt" để tổ chức lễ cưới.

Thời gian tổ chức lễ cưới tùy thuộc vào hai gia đình và cịn tùy thuộc vào "ngày giờ tốt". Vào ngày cưới, họ nhà trai thường là 6 - 8 cặp, mặc các bộ lễ phục (ngày xưa nam mặc áo dài, quần trắng, khăn đóng, nữ mặc áo dài, quần đen hoặc màu), tay cầm dù, đeo nhiều loại trang sức; ngày nay nam thường quần áo véttông, nữ mặc quần áo dài, mang theo sính lễ đến nhà gái. Giờ xuất hành, giờ nhập gia (nhà gái) phải chọn đúng giờ tốt.

Theo các nghi thức truyền thống thì để đón họ nhà trai, hoặc rước dâu về cịn có đốt pháo, nay có nơi dùng bong bóng châm cho nổ để thay pháo. Lễ vật được bày biện lên bàn thờ tổ tiên có sự chứng kiến của họ hàng hai bên, rồi hai họ làm lễ trước bàn thờ nhà gái, kính cáo tổ tiên, trao nhẫn cưới, chụp ảnh, quay phim kỷ niệm... Đại diện nhà gái nói lời gửi gắm con gái, đại diện nhà trai đáp từ, hai bên nhận dâu, nhận rể, rồi bước vào tiệc cưới. Đúng giờ tốt làm lễ đưa dâu. Bên nhà gái cũng có 6 - 8 cặp nam nữ đưa dâu đến nhà trai. Tại đây họ cũng làm lễ tại bàn thờ gia tiên nhà trai, kính cáo tổ tiên biết là trong gia đình từ lúc này trở đi đã có thành viên mới. Nhà gái thường làm lễ "nhóm họ" vào ngày trước khi làm lễ đưa dâu, nhà trai chiêu đãi họ hàng sau khi rước dâu về.

Tiếp đó là lễ tơ hồng, tạ ơn nguyệt lão xe duyên cho vợ chồng trăm năm hạnh phúc. Xong lễ cưới, chiều hơm đó hoặc ba ngày sau vợ chồng đưa nhau về nhà bên vợ làm lễ “phản bái” để cảm ơn cha mẹ vợ có cơng sinh thành ni dạy người con gái và tổ chức lễ cưới.

Như vậy qua đây có thể thấy những nét truyền thống và độc đáo trong việc hôn nhân của cư dân Ba làng An, tuy nhiên cũng có những quan điểm cịn cổ hủ và lạc hậu mà sau nay đã được bỏ đi hoặc thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh ngày nay.

2.2.2.3. Tang ma

Xưa kia, người già thường chuẩn bị cho mình quan tài, đồ liệm, lúa gạo, sinh phần, chia gia tài cho con cháu để chủ động phòng chờ việc từ trần của mình khỏi đột ngột cho con cháu. Trước đây, khi một người chết, gia đình và họ

hàng phải thực hiện đầy đủ các nghi lễ theo "Thọ Mai gia lễ" và theo những điều quy định trong hương ước.

Một trong những nghi thức trong việc tang ma đó là tìm sinh khí, tức khiêng người chết đặt xuống đất với hy vọng nhờ sinh khí dưới đất mà người chết sẽ hồi sinh; chiêu hô, tức hô to để gọi người chết 3 lần; lập tang chủ và chủ phụ (thường con cả làm tang chủ); nhờ người làm hộ lễ, tức nhờ người chỉ dẫn tang gia trong việc làm lễ tang, xem ngày giờ nhập quan, động quan...; mộc dục, tức là nghi thức tắm gội cho người chết; phạn hàm, tức lấy gạo nếp, tiền bỏ vào miệng người chết rồi phủ mặt lại; nhập quan là đặt người chết vào quan tài sau khi việc khâm liệm hoàn tất (trước đây còn làm lễ phạt mộc, tức chém vào áo quan 3 nhát để trừ tà ma); lễ thành phục là lễ bắt đầu và chính thức trong tang lễ, con cháu phải mặc áo tang quỳ lạy trước linh cữu (nhiều đám tang rước thầy tăng tham gia lễ này, nhất là trong tang lễ các gia đình theo đạo Phật). Sau lễ thành phục mới đến lễ viếng. Có nhiều lễ tang linh cữu được quàn tại nhà riêng hoặc nhà tang lễ đến 4 - 5 ngày (vì khơng được ngày tốt để chơn mà theo quy định hiện nay thì chỉ khơng q 48 giờ).

Khi đã đúng ngày giờ làm lễ phát dẫn, tức lễ đưa đám, người ta làm lễ động quan. Sau khi quan tài dịch chuyển người ta đập bể một cái trả bằng đất với quan niệm xua quỷ trừ tà còn lẩn quất trong nhà. Họ hàng, thân quyến, bằng hữu thân thiết đều đi đưa tang, gọi là tống tang. Khi đưa linh cữu ra huyệt mộ, thường là phải khiêng, có khi hàng chục cây số. Ngày trước trong lễ tống tang, con trai trưởng phải chống gậy trúc (tang cha), hay gậy vông (tang mẹ). Nếu đi tới là tang cha, nếu đi lui là tang mẹ (cha đưa, mẹ đón).[10, tr30]

Lễ mai táng được thực hiện xong là đến lễ ngu tế (4), gồm có sơ ngu (ngày thứ 1), tái ngu (ngày thứ 2), tam ngu (ngày thứ 3). Mục đích làm lễ tế ngu là làm cho hồn phách người chết được yên ổn phía bên kia thế giới. Sau 3 ngày làm lễ mở cửa mả, 49 ngày làm lễ chung thất. Nhiều gia đình cịn làm chay trong lễ chung thất, cầu mong cho linh hồn người chết được siêu thoát. 100 ngày làm lễ tốt khốc (thơi khóc).

Một năm sau, làm lễ tiểu tường, là lễ giỗ đầu đúng vào ngày người chết năm trước (theo âm lịch). Trong ngày giỗ đầu, con cháu có thể bỏ bớt các loại xô

gai trong tang phục, đặc biệt là con, cháu gái. Hai năm sau làm lễ đại tường, là giỗ hết, giỗ đoạn tang. Ba năm sau làm lễ trừ phục, con trai, vợ hoặc chồng người chết làm lễ mãn tang (tuy gọi là 3 năm, nhưng thực chất chỉ 24 tháng là mãn tang/mãn khó). Bắt đầu sau lễ thức này, hàng năm vào trước 1 ngày người chết (ba năm trước) người ta làm giỗ (tức là giỗ vào ngày người chết cịn sống trước đó). Đây là điểm khác biệt so với nhiều địa phương khác.[ 79, phần IV, tr.37]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống văn hóa cư dân ba làng an (quảng ngãi) truyền thống và hiện đại (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)